[Funland] Thư ngỏ của 1 doanh nhân, đọc xong thấy buồn.

hoanglambinh

Xe hơi
Biển số
OF-20772
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
146
Động cơ
500,157 Mã lực
Em đọc trên mạng thấy hay copy lên off cho các cụ cùng đọc. Đọc xong thấy buồn, cứ tình trạng này ko biết bao nhiêu năm nữa xứ thiên đường mới tới được thiên đường.
Bài viết hơi dài chắc chỉ dành cho các cụ có tính kiên nhẫn và có thời gian mới đọc hết được.

THƯ NGỎ CỦA MỘT DOANH NHÂN

Anh Tạ Quyết Thắng, Tổng giám đốc Công ty Sơn Trường, người mà năm vừa qua đã tặng nhân dân Hải Phòng cây cầu bắc qua sông Tam Bạc, trị giá gần 100 tỷ đồng vừa Mail cho tôi. Đó là thư ngỏ của anh gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn *********. Đoc, thấy buồn, nản và chán. Người ta cao giọng chém gió tại các diễn đàn; người ta hô khẩu hiệu tại nhiều hội nghị; người ta cười nụ hứa hẹn trong những cuộc gặp gỡ…Nhưng sự thật có phải vậy? Chính quyền ( tồn tại bằng thuế của dân) sinh ra là để phục vụ các Doanh nghiệp, các doanh nhân, tạo điều kiến để họ phát triển, đặng cùng đưa đất nước tiến lên. Nhưng đã không phải vậy. Bằng cơ chế lạc hậu và nhiều thủ tục lằng nhằng, rối như mớ bòng bong do họ đẻ ra, với quan niệm hành là chính. Cơ chế, thủ tục không phải từ trên trời rơi xuống, mà do con người bày ra, vậy cớ sao cứ để mãi sự bùng nhùng vô lý đó tồn tại?... Đọc thư ngỏ của anh Tạ Quyết Thắng, thấy sự cả tin ngây thơ của mình vào những đại ngôn đâu đó bị cười diễu. Tôi xin đưa lá thư này lên FB để mọi người đọc và cùng suy nhẫm. ĐK

THƯ NGỎ
Kính gửi: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn *********
của doanh nhân Tạ Quyết Thắng


Quốc hội vừa bầu ông là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin chúc mừng ông!
Lịch sử cầm quyền của ************* Việt Nam chưa lần nào có Tổng Bí thư lại là Chủ tịch nước, nhưng đây cũng là hợp lòng dân. Chưa có bao giờ cuộc sống của gần 100 triệu dân lại đặt nặng lên vai một người như bây giờ.
Quyết tâm của Chủ tịch nước trong lời tuyên thệ và những trăn trở... được thể hiện trong 2 câu Kiều làm lòng dân rất mong đợi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi nhậm chức đã tuyên thệ với Đảng Cộng hòa ông sẽ làm một số việc để nước Mỹ:
1. Bình an trở lại
2. Vinh quang trở lại
3. Vĩ đại trở lại
Một trong số việc ông làm ngay là cải cách thủ tục hành chính. Ông cho rằng thủ tục hành chính rườm rà của Mỹ như hiện nay là kẻ thù giết chết lao động lớn nhất và nước Mỹ mỗi năm tổn thất hàng nghỉn tỷ USD về việc làm.
Một doanh nhân người Hồng Kông nói với ông K. nguyên phó giám đốc Sở Giao thông công chính tỉnh Quảng Ninh tại Móng Cái tháng 10/2010 “Ở Việt Nam nếu thủ tục hành chính mà như Hồng Kông thì sẽ giàu hơn Hồng Kông và ngược lại ở Hồng Kông mà thủ tục hành chính như Việt Nam thì sẽ nghèo hơn Việt Nam”.
Rõ ràng thủ tục hành chính sẽ quyết định giàu nghèo cho mỗi quốc gia. Vậy ở Việt Nam thủ tục hành chính hiện nay như thế nào? Xin ông hãy đọc hết 10 sự việc có thật mà chúng tôi kể dưới đây:
1. 10 năm của một hành trình cấp sổ đỏ: Năm 2008, chúng tôi tiếp cận một dự án nuôi tôm công nghệ cao của UBND huyện Cát Hải tại xã Phù Long. Dự án này đã được triển khai nhiều năm nhưng không có vốn nên phải để dở dang. Công ty chúng tôi đã bỏ 170 tỷ đồng để đầu tư một khu nuôi tôm công nghệ cao có quy mô lớn nhất miền Bắc nhưng phải mất 10 năm vật lộn với bao nhiêu thủ tục đến ngày 03/8/2018 mới được cấp sổ đỏ. Nếu dự án này sử dụng vốn nguồn vốn ngân hàng thì công ty chúng tôi sẽ bị phá sản.
2. Đã trả tiền thuê đất 01 lần, nhà máy đã sản xuất được 2 năm mà chưa được cấp sổ đỏ: Năm 2016, chúng tôi mua lại một lô đất 17ha của Công ty CP Kim khí Hải Phòng để xây dựng nhà máy bê tông (dự án này Công ty Kim Khí được giao đất và trả tiền giải phóng mặt bằng từ năm 2009 nhưng vì thiếu vốn nên không triển khai được). Đến tháng 11/2016, chúng tôi đưa nhà máy vào sản xuất, dự án có tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng. Từ đó đến nay chúng tôi đã nộp cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng và ngày 25/7/2018 chúng tôi đã hoàn tất việc trả tiền thuê đất 1 lần cho 50 năm, nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa được cấp sổ đỏ nên không thể tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng.
3. 11 năm mới được cấp bìa đỏ nhưng không được sử dụng vì quy hoạch đã bị thay đổi: Ngày 31/5/2004, UBND thành phố đã có quyết định số 1534/QĐ-UB về việc cho phép Công ty TNHH Sơn Trường thuê đất để xây dựng Nhà máy bê tông đúc sẵn tại phường Quán Toan, quận Hồng Bàng. Chúng tôi đã tiến hành giải phóng mặt bằng trong vòng 03 tháng, nhưng mãi đến ngày 07/7/2015 chúng tôi mới nhận được bìa đỏ. Nhưng chỉ sau đó 08 tháng dự án đã bị hủy bỏ bởi quy hoạch của thành phố “đã thay đổi” theo quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 07/3/2016 nên chúng tôi không thể xin được giấy phép xây dựng. Hàng năm, chúng tôi vẫn phải nộp tiền thuê đất. Hiện chúng tôi đã có kiến nghị rất nhiều lần nhưng UBND thành phố Hải Phòng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
4. Chuyển đổi quyền sử dụng đất từ tên cũ sang tên mới hơn 10 năm không xong, hàng năm vẫn phải nộp tiền thuê đất nhưng không được sử dụng: Dự án của chúng tôi tại phường Sở dầu đã có quyết định giao đất số 2461/QĐ-UB ngày 16/6/2002 cho Trạm tư nhân Vận tải Vật tư nông nghiệp để sử dụng về việc xây dựng cơ sở làm việc và bãi để xe ô tô. Nhưng Trạm tư nhân Vận tải Vật tư nông nghiệp đã đổi tên thành Công ty TNHH Sơn Trường và UBND thành phố đã có văn bản số 579/UBND-ĐC2 ngày 23/01/2015 đồng ý về mặt chủ trương cho phép Công ty TNHH Sơn Trường tiếp nhận chuyển giao; giao cho Sở TN&MT hướng dẫn các doanh nghiệp nhưng đến nay thủ tục chuyển đổi vẫn chưa xong, trong khi đó hàng năm công ty TNHH Sơn Trường vẫn phải nộp tiền thuê đất nhưng không được sử dụng.
5. 03 năm không xin được mỏ đá phải đóng cửa nhà máy: Ngày 27/2/2012 UBND tỉnh Quảng Bình có thông báo số 298/TB-VPUBND hoan nghênh Công ty Sơn Trường đầu tư nhà máy bê tông đúc sẵn tại tỉnh và khẳng định tỉnh sẽ cấp ngay mỏ đá và mỏ cát cho nhà máy. Căn cứ vào các quyết định của tỉnh Công ty Sơn Trường đã đầu tư một nhà máy bê tông với công suất 60.000 m3 bê tông/năm và tổng mức đầu tư 122,36 tỷ đồng và nhà máy đã đi vào sản xuất. Nhưng gần 3 năm việc cấp mỏ đá vẫn không xong trong khi chúng tôi đã tốn quá nhiều kinh phí và thời gian, nên nhà máy buộc phải ngừng sản xuất vì nếu phải mua đá theo giá thị trường thì giá thành sản xuất phải cao hơn là sản xuất cọc tại Hải Phòng vận chuyển vào Quảng Bình.
6. 03 năm chưa xin được giấy phép xây dựng: Đầu năm 2016, chúng tôi triển khai mở rộng sản xuất bê tông đúc sẵn ở giai đoạn 2, trên lô đất 12ha tại thị xã Sơn Tây mà chúng tôi đã có bìa đỏ từ năm 2008 và đã đầu tư giai đoạn 1. Giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng để sản xuất tấm Hollowcore, tấm tường bê tông và ống cống. Ngay từ đầu chúng tôi đã cố gắng làm tất cả các thủ tục cần thiết để xin giấy phép xây dựng vì không có giấy phép xây dựng thì chúng tôi không được ngân hàng cấp vốn tín dụng. Sau 8 tháng nhà máy đã đi vào sản xuất gần được 03 năm nhưng chúng tôi vẫn chưa xin được giấy phép. Rất nhiều ngân hàng muốn cấp vốn cho chúng tôi mà phải chịu bó tay.
7. Dự án đang được triển khai lại bị dừng để chờ quy hoạch: UBND thành phố Hải Phòng có văn bản số 645/UBNDNN ngày 15/02/2011 cho phép chúng tôi tiến hành lập dự án Nuôi tôm giống ở xã Xuân Đám huyện Cát Hải. Ngày 17/8/2011 UBND thành phố có thông báo số 265/TB-UBND đôn đốc chúng tôi phải huy động vốn để triển khai nhanh các thủ tục cần thiết. Chúng tôi đã bỏ ra 17,8 tỷ đồng để bồi thường giải phóng mặt bằng, thuê tư vấn thiết kế lập dự án. Sau khi các thủ tục đã được hoàn tất trình lên UBND thành phố phê duyệt ra quyết định thuê đất thì bị dừng lại để chờ điều chỉnh quy hoạch. Chúng tôi đã rất nhiều lần có ý kiến với UBND thành phố là chúng tôi phải chờ bao lâu và số tiền chúng tôi đã bỏ ra cho dự án này là 17,8 tỷ đồng sẽ được giải quyết như thế nào nhưng tới nay chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời cho các vấn đề nêu trên, số chi phí đã bỏ ra đó không biết trông vào ai?
8. Cây cầu xây tặng thành phố chỉ cần 50 ngày nhưng có quá nhiều thủ tục phức tạp: Quá trình lập hồ sơ và các thủ tục để xây dựng cầu nối qua sông Tam Bạc: Cây cầu này có chiều dài 140m, chiều rộng 26,4m bắc từ bến xe Tam Bạc sang khu dân cư của phường Hạ Lý với tổng số vốn theo dự toán là gàn 80 tỷ đồng là công ty chúng tôi xây dựng tặng thành phố Hải Phòng. Không kể thời gian của công ty tư vấn trường đại học Hàng Hải khảo sát và thiết kế, phải trải qua 17 lần họp cùng các văn bản khác với thời gian hơn 3 tháng. Ngày 20/3/2017 UBND thành phố họp lần cuối cùng để chốt ngày khởi công thì một vấn đề lớn được đặt ra là phải có giấy phép xây dựng theo điều 89 của luật Xây dựng 2014 nếu vậy cần ít nhất thời gian là 6 tháng nữa. Bởi vậy, ông phó chủ tịch Nguyễn Xuân Bình kết luận giao cho Sở Xây dựng làm nhanh giấy phép xây dựng và cầu vẫn được triển khai theo kế hoạch đã được thường vụ Thành ủy quyết định. Được biết tới nay Sở Xây dựng cũng chưa hoàn thành việc cấp phép xây dựng cho cây cầu này.
9. Gần 2 năm chưa xong thủ tục cho xây dựng một cây cầu được cho tặng: Đầu năm 2017, Công ty đã nhận lời với chủ tịch UBND huyện An Dương đầu tư xây dựng một cây cầu Hỗ Đông tặng nhân dân huyện An Dương. Cầu có chiều dài khoảng 70m và chiều rộng 12m. Công ty chúng tôi đề nghị UBND huyện sớm làm thủ tục thiết kế và cấp giấy phép xây dựng cho chúng tôi thi công, nhưng đã gần 2 năm mà UBND huyện cũng chưa làm xong các thủ tục cần thiết trong khi tại các cuộc họp hội đồng nhân dân cử tri của hai bên đầu cầu có kiến nghị rất nhiều và bức xúc.
10. 30 ngày xây xong trường học nhưng thủ tục đưa vào sử dụng thì không thể xong trước 300 ngày: Ngày 28/8/2018 công ty chúng tôi khánh thành 12 phòng học 3 tầng tặng cho trường Tiểu học Nam Sơn. Ngôi trường khang trang chắc chắn và đẹp gấp nhiều lần các trường xây bằng vốn ngân sách, nhưng thủ tục để bàn giao và đưa vào sử dụng theo hướng dẫn của huyện An Dương có tới 23 mục thủ tục và để đáp ứng được các yêu cầu này chúng tôi cần phải có thời gian 300 ngày trong khi chúng tôi xây dựng trường chỉ có 30 ngày. Cũng may trường hợp này không cần phải xin cấp phép xây dựng chứ nếu phải có thì lại mất từ 6-12 tháng để xin cấp phép nữa.
Trong các dự án đầu tư thì tính pháp lý về đất đai và quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt, dây chuyền công nghệ đã được tính toán công phu từ các chuyên gia tư vấn thiết kế nên giấy phép xây dựng gần như không có ý nghĩa gì. Nhưng không hiểu tại sao người ta lại đưa ra một loạt các thủ tục để cấp phép xây dựng bỗng nhiên ngáng trở việc đầu tư như các nội dung mà tôi trình bày trên đây.
Thủ tục cấp phép đầu tư thật vô cùng nhiêu khê và vô lý nên hủy bỏ nhưng thủ tục để xin được thuê đất còn gian truân hơn nhiều.
Gần đây tôi đến chúc mừng một vị tân Phó chủ tịch tỉnh H, ông này còn trẻ lắm và là một người năng động luôn có tư duy nhạy cảm. Ông nói với tôi “14 năm trước khi đó em chỉ là một nhân viên Sở Tài nguyên và môi trường mà giúp anh có được lô đất để đầu tư nhà máy hồi đó chưa đầy 03 tháng, còn bây giờ mặc dù em ở chức vị một Phó chủ tịch tỉnh nếu giúp anh một việc như thế thì chưa chắc 03 năm đã xong”. Đúng vậy, nếu ở Hải Phòng mà cần một lô đất để đầu tư thì thủ tục không thể nhanh hơn 05 năm.
Đất nước muốn phát triển thì phải có đầu tư. Cần phải có đội ngũ doanh nhân có tâm huyết, nhưng thủ tục hành chính như hiện nay thì làm sao mà đầu tư được. Không đầu tư được thì người dân không có việc làm. Đội ngũ doanh nhân không thể phát triển mà còn mai một đi. Bởi vậy, hơn bất cứ lúc nào hết, mong Tổng bí thư và Chủ tịch nước hãy suy nghĩ tới việc này và bắt đầu đi từ việc này.
Song để cải cách thủ tục hành chính thì việc làm trước hết là tinh giản bộ máy. Vì bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả sẽ đẻ ra nhiều văn bản pháp quy không phù hợp, nhanh lạc hậu chính là cái gốc sinh ra thủ tục hành chính rườm rà như hiện nay.
Và thật dễ hiểu tại sao hàng năm chúng ta đều kêu gọi cải cách thủ tục hành chính nhưng gần như không có hiệu quả, thậm chí năm sau còn nặng nề hơn năm trước.
Trên thế giới có nhiều quốc gia gọn về thủ tục hành chính điển hình nhất là Israel. Quốc gia này có 07 triệu dân nhưng chỉ có chính quyền Trung ương mà không có địa phương. Ngành nông nghiệp chỉ có 3% dân số nhưng tự cung cấp đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu rất lớn. Không ai nghĩ rằng toàn bộ công chức trong nông nghiệp chỉ có 78 người (kể cả bộ trưởng).
Khi nghiên cứu về tình hình nông nghiệp của nước ta tiến sĩ Alan Phan người Mỹ gốc Việt nhận xét “ muốn nông nghiệp Việt Nam phát triển phải giảm biên chế cán bộ nông nghiệp và các cấp quản lý trung gian từ 70-80%”.
Vì vậy muốn cải cách thủ tục hành chính thì phải tinh giản bộ máy đồng thời với việc hủy bỏ sửa đổi các văn bản pháp quy đã lỗi thời.
Nghị quyết trung ương VI đã đề ra việc tinh giản bộ máy nhưng với mức độ quá mỏng manh nên không giải quyết được tận gốc các vấn đề.
Bởi vậy, rất mong Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hãy suy xét tới các vấn đề mà tôi trình bày trên đây để từng bước giúp cho đất nước phát triển và tạo cuộc sống hạnh phúc cho dân.
Kính chúc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mạnh khỏe!
Xin cảm ơn ông!
Hải Phòng, ngày 01 tháng 11 năm 2018
Tạ Quyết Thắng
Tổng giám đốc
Công ty TNHH Sơn Trường


Nguồn: FB
Thập bát trảm sớ thời hiện đại!
- thời cưỡi ngựa cụ này về trồng cây cảnh là chắc luôn -
 

Longp01

Xe tăng
Biển số
OF-479247
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
1,264
Động cơ
-3,893 Mã lực
Tuổi
50
Tối em đọc, về thôi cccm!
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Làm cho khốc hại chằng qua vì chẳng có gì cho bố chúng mày. Nhé!
 

Namsilver

Xe buýt
Biển số
OF-535307
Ngày cấp bằng
3/10/17
Số km
559
Động cơ
589,099 Mã lực
Thập bát trảm sớ thời hiện đại!
- thời cưỡi ngựa cụ này về trồng cây cảnh là chắc luôn -
Công ty tư nhân mà bác, thời nào cũng chịu cảnh vậy thôi, chẳng qua là sắp có kịch hay nên mới có cái trò này. Chỉ khổ dân.

Thôi 5g13p rồi, các bác xách ô về thôi, em cũng k nói phét nữa, em có cuốc chạy mới gọi rồi, tạm biệt các bác. :P
 

Phuco2007

Xe lăn
Biển số
OF-408915
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
10,270
Động cơ
336,282 Mã lực
Lại Phồng à, E vào đọc xem ló da nàm xao
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
8,568
Động cơ
533,450 Mã lực
Em thấy xứ thiên đường mà không có thủ tục HÀNH LÀ CHÍNH e rằng các đày tớ khó sống
 

dangduong

Xe điện
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
4,564
Động cơ
445,839 Mã lực
Cứ nghĩ đến cái bộ máy quan liêu hiện nay là có thể nghĩ đến hang Pác-bó.
Nói thế cho vui, nhưng bộ máy quan liêu cồng kềnh - bệnh thủ tục hành chính - bệnh giấy tờ - bệnh vô cảm....
Rất nhiều bệnh khác nữa của bộ máy nhà nước như tham ô, tham nhũng, bất lực, trên dưới bất nhất... Cũng bắt đầu từ bộ máy quan liêu.
Tác giả kiến nghị đã bắt đúng cái bệnh căn bản của bộ máy chính quyền địa phương và cả trung ương hiện nay.
Chúng ta không chỉ nuôi báo cô một lũ vô tích sự mà lũ ấy còn cản trở sự phát triển của đất nước.
Và mong là tâm thư này đến tay những người có chức năng chức trách và ông Trọng, và nếu họ có tâm và có tài giải quyết được vấn đề này thì đúng là hồng phúc cho dân tộc.
Cờ đến tay, không biết ông Trọng có biết có dám có đủ bản lĩnh để phất không.
Tôi hy vọng dù nhỏ thôi, 1% thôi, ông Trọng trở thành Pác Chung Hy của VN.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhuycu

Xe tải
Biển số
OF-61812
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
201
Động cơ
442,442 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc cái tâm thư này em thấy có vấn đề, ví dụ như: xd nhà máy BT nhưng được cấp mỏ cát, mỏ đá (thế này thì sướng quá), lại còn phải cấp nhanh (ô DN này khôn hết phần của thiên hạ rồi); xd cái cầu dài 140m có mấy chục ngày, thần gió ở đây chứ đâu!
 

ATNH

Xe buýt
Biển số
OF-380232
Ngày cấp bằng
30/8/15
Số km
745
Động cơ
253,149 Mã lực
Xin lỗi cho e nói thẳng, còn lâu ô ấy mới đọc, mà đọc cũng éo có gì thay đổi đâu. Lo vơ quyền diệt thủ đến bạc cả đầu, giờ thì lo giữ ghế thôi mặc xác chúng mày thôi
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
24,763
Động cơ
26,296 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Lâu mà các đầy tớ còn rảnh rỗi thế, làm nhanh chắc tuần đến cơ quan 1 buổi mất :D
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
24,763
Động cơ
26,296 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Bác DN chịu khó viết thư phết. Các cụ xem thêm...

http://m.enternews.vn/buc-thu-tam-huyet-cua-mot-doanh-nhan-gui-bi-thu-thanh-uy-hai-phong-133567.html

Doanh nhân Tạ Quyết Thắng viết gì trong thư gửi Bí thư Thành ủy Hải Phòng?
02/08/2018, 11:05

Ông Tạ Quyết Thắng là một doanh nhân được nhớ tới là người xây "cầu trăm tỉ" tặng người dân Hải Phòng. Ông vừa chuyển tới chúng tôi bức thư ngỏ tâm huyết ông gửi Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Kính gửi: Ông Lê Văn Thành – Bí thư Thành ủy TP Hải Phòng

Những ngày gần đây, người dân Hải Phòng vô cùng lo lắng về dự án nhà máy giấy của Trung Quốc đầu tư vào khu công nghiệp Đình Vũ. Song nhân dân đã rất nhanh chóng được thở phào nhẹ nhõm khi Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã tuyên bố lãnh đạo thành phố sẽ xem xét lại theo hướng không chấp nhận dự án này.

Theo tôi, đây là một sự sáng suốt khẳng định tâm và tầm của lãnh đạo thành phố đặc biệt là người đứng đầu. Chúng ta cần kiên quyết từ chối những dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường tương tự như vậy!

Nhân sự việc này, là một người đã từng có những quan hệ làm ăn lâu năm với Trung Quốc tôi xin cung cấp thêm một số thông tin để chia sẻ với lãnh đạo thành phố Hải Phòng.

Thứ nhất, cách đây 5 năm, Trung Quốc được liệt vào một trong số quốc gia có môi trường ô nhiễm nặng nề do quá trình phát triển nóng của nền kinh tế. Người dân Trung Quốc đã hoảng sợ, rất nhiều người có tiền đã chạy ra nước ngoài mua đất và sinh sống. Thậm chí họ còn nghĩ tới vào lúc nào đó phải bỏ tiền ra mua không khí sạch.

Nhưng chỉ sau mấy năm Trung Quốc đóng cửa hàng loạt các nhà máy ô nhiễm và tẩy chay việc sử dụng các loại than đá và các dự án gây ô nhiễm, đến nay môi trường của Trung Quốc đã trở nên sạch sẽ và ít bị ô nhiễm. Thành công này của Trung Quốc khiến chúng tôi khi trở lại Trung Quốc phải kinh ngạc. Thế giới cũng rất nể phục. Quả là một thành công vĩ đại mà khó có một quốc gia nào làm được.

Ở Việt Nam, do trình độ quản lý yếu kém về môi trường nên tất yếu hiện tượng ô nhiễm như Trung Quốc sẽ xảy ra trong tương lai gần. Nhưng liệu chúng ta có làm như Trung Quốc được không? Đáng tiếc, câu trả lời là không vì hầu hết các nhà máy ở Việt Nam là của nước ngoài. Nếu chúng ta đóng cửa các nhà máy này Chính phủ phải bỏ ra số tiền tương đương giá trị đầu tư đền bù cho họ thì chúng ra lấy tiền ở đâu ra?

Theo tôi, thành phố Hải Phòng nên đầu tư hệ thống quan trắc môi trường thật thường xuyên để dự đoán chính xác về diễn biến ô nhiễm không khí và nguồn nước của Hải Phòng, sớm cảnh báo nguy cơ ô nhiễm... để quyết định đầu tư các dự án được không và đầu tư như thế nào?


"Cây cầu trăm tỉ" trong ngày khánh thành.

Thứ hai, việc quản lý về môi trường của các ngành chức năng của Việt Nam rất yếu kém vì không hiểu biết nhiều về công nghệ và ấu trĩ về môi trường nên chủ yếu chỉ dựa vào hồ sơ ĐTM do chủ đầu tư gửi tới. Các nhà đầu tư nước ngoài họ rất hiểu Việt Nam nên khi làm hồ sơ ĐTM họ làm rất đẹp (như tập đoàn giấy Cửu Long Trung Quốc họ bảo là công nghệ 4.0 hiện đại nhất).

Có thể về hồ sơ thì họ nói như vậy để lọt qua các cơ quan quản lý nhưng đến khi làm thì ai biết được họ làm thế nào... Chúng ta đã có quá nhiều bài học nhãn tiền mà điển hình là Formusa ở Hà Tĩnh. Bởi vậy, không nên quá tin vào báo cáo ĐTM cho dù Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định và cấp phép.

Thứ ba, trong nhiều năm qua các nước phát triển trên thế giới đã ngừng và từng bước tẩy chay các ngành công nghệ gây nhiều ô nhiễm (công nghiệp bẩn) được tập trung vào một số lĩnh vực sau đây: Khai thác mỏ; Luyện kim – Xi măng – Nhiệt điện – Hóa chất (phân bón, sơn, giấy); Sửa chữa và đóng mới tàu biển; Lọc hóa dầu...

Đối chiếu với Hải Phòng thì chúng ta hội tụ gần đủ các ngành công nghiệp bẩn chỉ còn thiếu lọc hóa dầu nên Hải Phòng là một thành phố công nghiệp bẩn chứ không phải là thành phố công nghiệp xanh như chúng ta đang mong muốn.


Ngoài ra, thế giới còn liệt kê những ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng và nguồn nước sạch coi là công nghệ bẩn. (Sản xuất giấy là ngành sản sử dụng nước sạch lớn nhất, theo như số liệu của tiến sĩ Tô Văn Trường thì nhà máy giấy của Tập đoàn giấy Cửu Long Trung Quốc đầu tư vào Đình Vũ Hải Phòng mỗi ngày cần 30.000 m3 nước sạch – thật quá kinh khủng, không những nó tiêu hủy lượng nước sạch mà sau đó đẩy lượng nước bẩn tương đương ra cửa biển, uy hiếp 2 khu bãi tắm của du lịch Cát Bà và Đồ Sơn).

Thứ tư, ngày 28/12/2008 là ngày khởi công khu công nghiệpThẩm Hải tại An Dương với quy mô 800 ha được coi là ngày kinh hoàng, là một cơn ác mộng của người dân Hải Phòng như tôi.

Ai cũng biết rằng chiến lược đóng cửa các nhà máy ô nhiễm ở Trung Quốc tất yếu các nhà máy phải di tản sang các nước lạc hậu như châu Phi. Và Việt Nam là mảnh đất lý tưởng vì địa lý tiếp giáp với Trung Quốc. Cũng may ông trời đã thương ... nên dự án này triển khai ì ạch và đến nay thu hẹp chỉ còn 200 ha.

Nếu chúng ta không có phương án quản lý chặt chẽ về môi trường thì chắc chắn 200 ha này sẽ là khu công nghiệp bẩn và nếu vậy nó sẽ làm hỏng ngay nguồn nước sạch chủ yếu đang cung cấp vào thành phố. Hai nhà máy nước An Dương và Vật Cách từ nguồn nước sạch Kim Thành Hải Dương đi qua khu công nghiệp này (trong đó nhà máy nước An Dương là 140.000m3/ngày và nhà máy nước Vật Cách là 37.000 m3/ngày nằm ngay sát khi công nghiệp, tổng chiếm 70,5% lượng nước sạch của 9 nhà máy nước trên thành phố với). Và nó còn ảnh hưởng gián tiếp tới nguồn nước từ sông Đa Độ cấp vào phía Nam thành phố.

Nếu tình hình trên xảy ra, lúc đó thành phố chỉ còn một nguồn nước duy nhất là sông Giá, Thủy Nguyên. Trong khi nguồn nước bị cạn kiệt và đe dọa ô nhiễm mà nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng cao thì chúng ta sẽ xử lý vấn đề này thế nào? Vấn đề này vô cùng nguy hiểm mà chúng ra lại chưa hề nghĩ tới.

Bởi vậy, nhân đây tôi muốn kiến nghị với thành phố phải thiết lập ngay một chế tài đặc biệt với khu công nghiệp An Dương về vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Song song với nó là thiết lập một số trạm quan trắc thường xuyên để cảnh báo kịp thời cho các chủ đầu tư xử lý sớm ngay từ đầu. Công bố các dự án nào được đầu tư và không được đầu tư.... Nếu không, khi họ đã đầu tư thì việc xử lý là cực kỳ phức tạp nếu không muốn nói là bế tắc.

Thứ năm, cất nhắc bổ nhiệm người đứng đầu quản lý các khu công nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường phải là những người có kiến thức và kinh nghiệm về môi trường. Kiên quyết lấy tiêu chuẩn bảo vệ môi trường là tiêu chuẩn đầu tiên và bắt buộc của mỗi dự án (vì khi môi trường bị phá hủy thì hiệu quả kinh tế sẽ chỉ là số không và số âm).

Phải có nhận thức nguồn nước sạch và bầu không khí sạch là nguồn tài nguyên quý hiếm nhất, nó sẽ cạn kiệt dần do quá trình khai thác và sử dụng bừa bãi của con người. Vì vậy, ngay từ bây giờ phải triệt để bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên này nếu không chính chúng ta tự tìm đến con đường chết.

Thứ sáu, hãy xem xét thận trọng với những dự án đầu tư đến từ Trung Quốc bởi vì nó kèm theo là vấn đề di cư (họ sử dụng lao động Việt Nam rất ít). Đây là vấn đề khá phức tạp. Trong nhiều trường hợp, cái được của chúng ta (nguồn thu ngân sách và việc làm) rất thấp nhưng cái mất thì vô cùng to lớn là môi trường bị ô nhiễm. Cùng với đó, việc quản lý xã hội cũng sẽ vô cùng phức tạp vì nó liên quan tới kiều dân Trung Quốc. Nhận thức này chúng ta phải thuộc lòng để có quyết định chính xác khi tiếp nhận các nhà đầu tư nước ngoài.

Kết luận, việc dừng việc tiếp nhận dự án sản xuất giấy ở Đình Vũ là một quyết định sáng suốt được dư luận cả nước và đặc biệt là người dân Hải Phòng hoan nghênh. Người dân Hải Phòng ngày càng vững tin vào sự lãnh đạo của Thành ủy Hải Phòng từ những quyết định như vậy. Hy vọng lòng tin này được giữ vững và ngày càng được củng cố.

Chúc Bí thư Thành ủy và tập thể Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng mạnh khỏe để lãnh đạo thành phố ngày càng phát triển bền vững!

Tạ Quyết Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sơn Trường

 

Phucyenxanh

Xe điện
Biển số
OF-206889
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
3,362
Động cơ
351,710 Mã lực
Nơi ở
Nhà của Sói
Thủ tục rườm rà đồng bào ai cũng biết, khả năng chỉ có lãnh đạo chưa đ Bc thui
 

Cokhongtien

Xe hơi
Biển số
OF-582685
Ngày cấp bằng
1/8/18
Số km
157
Động cơ
138,987 Mã lực
Bác DN chịu khó viết thư phết. Các cụ xem thêm...

http://m.enternews.vn/buc-thu-tam-huyet-cua-mot-doanh-nhan-gui-bi-thu-thanh-uy-hai-phong-133567.html

Doanh nhân Tạ Quyết Thắng viết gì trong thư gửi Bí thư Thành ủy Hải Phòng?
02/08/2018, 11:05

Ông Tạ Quyết Thắng là một doanh nhân được nhớ tới là người xây "cầu trăm tỉ" tặng người dân Hải Phòng. Ông vừa chuyển tới chúng tôi bức thư ngỏ tâm huyết ông gửi Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Kính gửi: Ông Lê Văn Thành – Bí thư Thành ủy TP Hải Phòng

Những ngày gần đây, người dân Hải Phòng vô cùng lo lắng về dự án nhà máy giấy của Trung Quốc đầu tư vào khu công nghiệp Đình Vũ. Song nhân dân đã rất nhanh chóng được thở phào nhẹ nhõm khi Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã tuyên bố lãnh đạo thành phố sẽ xem xét lại theo hướng không chấp nhận dự án này.

Theo tôi, đây là một sự sáng suốt khẳng định tâm và tầm của lãnh đạo thành phố đặc biệt là người đứng đầu. Chúng ta cần kiên quyết từ chối những dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường tương tự như vậy!

Nhân sự việc này, là một người đã từng có những quan hệ làm ăn lâu năm với Trung Quốc tôi xin cung cấp thêm một số thông tin để chia sẻ với lãnh đạo thành phố Hải Phòng.

Thứ nhất, cách đây 5 năm, Trung Quốc được liệt vào một trong số quốc gia có môi trường ô nhiễm nặng nề do quá trình phát triển nóng của nền kinh tế. Người dân Trung Quốc đã hoảng sợ, rất nhiều người có tiền đã chạy ra nước ngoài mua đất và sinh sống. Thậm chí họ còn nghĩ tới vào lúc nào đó phải bỏ tiền ra mua không khí sạch.

Nhưng chỉ sau mấy năm Trung Quốc đóng cửa hàng loạt các nhà máy ô nhiễm và tẩy chay việc sử dụng các loại than đá và các dự án gây ô nhiễm, đến nay môi trường của Trung Quốc đã trở nên sạch sẽ và ít bị ô nhiễm. Thành công này của Trung Quốc khiến chúng tôi khi trở lại Trung Quốc phải kinh ngạc. Thế giới cũng rất nể phục. Quả là một thành công vĩ đại mà khó có một quốc gia nào làm được.

Ở Việt Nam, do trình độ quản lý yếu kém về môi trường nên tất yếu hiện tượng ô nhiễm như Trung Quốc sẽ xảy ra trong tương lai gần. Nhưng liệu chúng ta có làm như Trung Quốc được không? Đáng tiếc, câu trả lời là không vì hầu hết các nhà máy ở Việt Nam là của nước ngoài. Nếu chúng ta đóng cửa các nhà máy này Chính phủ phải bỏ ra số tiền tương đương giá trị đầu tư đền bù cho họ thì chúng ra lấy tiền ở đâu ra?

Theo tôi, thành phố Hải Phòng nên đầu tư hệ thống quan trắc môi trường thật thường xuyên để dự đoán chính xác về diễn biến ô nhiễm không khí và nguồn nước của Hải Phòng, sớm cảnh báo nguy cơ ô nhiễm... để quyết định đầu tư các dự án được không và đầu tư như thế nào?


"Cây cầu trăm tỉ" trong ngày khánh thành.

Thứ hai, việc quản lý về môi trường của các ngành chức năng của Việt Nam rất yếu kém vì không hiểu biết nhiều về công nghệ và ấu trĩ về môi trường nên chủ yếu chỉ dựa vào hồ sơ ĐTM do chủ đầu tư gửi tới. Các nhà đầu tư nước ngoài họ rất hiểu Việt Nam nên khi làm hồ sơ ĐTM họ làm rất đẹp (như tập đoàn giấy Cửu Long Trung Quốc họ bảo là công nghệ 4.0 hiện đại nhất).

Có thể về hồ sơ thì họ nói như vậy để lọt qua các cơ quan quản lý nhưng đến khi làm thì ai biết được họ làm thế nào... Chúng ta đã có quá nhiều bài học nhãn tiền mà điển hình là Formusa ở Hà Tĩnh. Bởi vậy, không nên quá tin vào báo cáo ĐTM cho dù Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định và cấp phép.

Thứ ba, trong nhiều năm qua các nước phát triển trên thế giới đã ngừng và từng bước tẩy chay các ngành công nghệ gây nhiều ô nhiễm (công nghiệp bẩn) được tập trung vào một số lĩnh vực sau đây: Khai thác mỏ; Luyện kim – Xi măng – Nhiệt điện – Hóa chất (phân bón, sơn, giấy); Sửa chữa và đóng mới tàu biển; Lọc hóa dầu...

Đối chiếu với Hải Phòng thì chúng ta hội tụ gần đủ các ngành công nghiệp bẩn chỉ còn thiếu lọc hóa dầu nên Hải Phòng là một thành phố công nghiệp bẩn chứ không phải là thành phố công nghiệp xanh như chúng ta đang mong muốn.


Ngoài ra, thế giới còn liệt kê những ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng và nguồn nước sạch coi là công nghệ bẩn. (Sản xuất giấy là ngành sản sử dụng nước sạch lớn nhất, theo như số liệu của tiến sĩ Tô Văn Trường thì nhà máy giấy của Tập đoàn giấy Cửu Long Trung Quốc đầu tư vào Đình Vũ Hải Phòng mỗi ngày cần 30.000 m3 nước sạch – thật quá kinh khủng, không những nó tiêu hủy lượng nước sạch mà sau đó đẩy lượng nước bẩn tương đương ra cửa biển, uy hiếp 2 khu bãi tắm của du lịch Cát Bà và Đồ Sơn).

Thứ tư, ngày 28/12/2008 là ngày khởi công khu công nghiệpThẩm Hải tại An Dương với quy mô 800 ha được coi là ngày kinh hoàng, là một cơn ác mộng của người dân Hải Phòng như tôi.

Ai cũng biết rằng chiến lược đóng cửa các nhà máy ô nhiễm ở Trung Quốc tất yếu các nhà máy phải di tản sang các nước lạc hậu như châu Phi. Và Việt Nam là mảnh đất lý tưởng vì địa lý tiếp giáp với Trung Quốc. Cũng may ông trời đã thương ... nên dự án này triển khai ì ạch và đến nay thu hẹp chỉ còn 200 ha.

Nếu chúng ta không có phương án quản lý chặt chẽ về môi trường thì chắc chắn 200 ha này sẽ là khu công nghiệp bẩn và nếu vậy nó sẽ làm hỏng ngay nguồn nước sạch chủ yếu đang cung cấp vào thành phố. Hai nhà máy nước An Dương và Vật Cách từ nguồn nước sạch Kim Thành Hải Dương đi qua khu công nghiệp này (trong đó nhà máy nước An Dương là 140.000m3/ngày và nhà máy nước Vật Cách là 37.000 m3/ngày nằm ngay sát khi công nghiệp, tổng chiếm 70,5% lượng nước sạch của 9 nhà máy nước trên thành phố với). Và nó còn ảnh hưởng gián tiếp tới nguồn nước từ sông Đa Độ cấp vào phía Nam thành phố.

Nếu tình hình trên xảy ra, lúc đó thành phố chỉ còn một nguồn nước duy nhất là sông Giá, Thủy Nguyên. Trong khi nguồn nước bị cạn kiệt và đe dọa ô nhiễm mà nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng cao thì chúng ta sẽ xử lý vấn đề này thế nào? Vấn đề này vô cùng nguy hiểm mà chúng ra lại chưa hề nghĩ tới.

Bởi vậy, nhân đây tôi muốn kiến nghị với thành phố phải thiết lập ngay một chế tài đặc biệt với khu công nghiệp An Dương về vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Song song với nó là thiết lập một số trạm quan trắc thường xuyên để cảnh báo kịp thời cho các chủ đầu tư xử lý sớm ngay từ đầu. Công bố các dự án nào được đầu tư và không được đầu tư.... Nếu không, khi họ đã đầu tư thì việc xử lý là cực kỳ phức tạp nếu không muốn nói là bế tắc.

Thứ năm, cất nhắc bổ nhiệm người đứng đầu quản lý các khu công nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường phải là những người có kiến thức và kinh nghiệm về môi trường. Kiên quyết lấy tiêu chuẩn bảo vệ môi trường là tiêu chuẩn đầu tiên và bắt buộc của mỗi dự án (vì khi môi trường bị phá hủy thì hiệu quả kinh tế sẽ chỉ là số không và số âm).

Phải có nhận thức nguồn nước sạch và bầu không khí sạch là nguồn tài nguyên quý hiếm nhất, nó sẽ cạn kiệt dần do quá trình khai thác và sử dụng bừa bãi của con người. Vì vậy, ngay từ bây giờ phải triệt để bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên này nếu không chính chúng ta tự tìm đến con đường chết.

Thứ sáu, hãy xem xét thận trọng với những dự án đầu tư đến từ Trung Quốc bởi vì nó kèm theo là vấn đề di cư (họ sử dụng lao động Việt Nam rất ít). Đây là vấn đề khá phức tạp. Trong nhiều trường hợp, cái được của chúng ta (nguồn thu ngân sách và việc làm) rất thấp nhưng cái mất thì vô cùng to lớn là môi trường bị ô nhiễm. Cùng với đó, việc quản lý xã hội cũng sẽ vô cùng phức tạp vì nó liên quan tới kiều dân Trung Quốc. Nhận thức này chúng ta phải thuộc lòng để có quyết định chính xác khi tiếp nhận các nhà đầu tư nước ngoài.

Kết luận, việc dừng việc tiếp nhận dự án sản xuất giấy ở Đình Vũ là một quyết định sáng suốt được dư luận cả nước và đặc biệt là người dân Hải Phòng hoan nghênh. Người dân Hải Phòng ngày càng vững tin vào sự lãnh đạo của Thành ủy Hải Phòng từ những quyết định như vậy. Hy vọng lòng tin này được giữ vững và ngày càng được củng cố.

Chúc Bí thư Thành ủy và tập thể Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng mạnh khỏe để lãnh đạo thành phố ngày càng phát triển bền vững!

Tạ Quyết Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sơn Trường

Em nghĩ cụ đấy là một chủ doanh nghiệp có tâm.
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
17,189
Động cơ
1,134,782 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Chẳng ông doanh nhân tiền trăm tỷ mà đầu tư ngây thơ như vậy đâu. Toàn ông đầu có sỏi mà khóc buồn cười quá. Em chắc là đằng sau còn nhiều vấn đề. Chờ cụ dưới bóc phốt ạ.
 

Xe thả hình

Xe tăng
Biển số
OF-463630
Ngày cấp bằng
21/10/16
Số km
1,277
Động cơ
214,548 Mã lực
Ở Việt Nam nếu thủ tục hành chính mà như Hồng Kông thì sẽ giàu hơn Hồng Kông và ngược lại ở Hồng Kông mà thủ tục hành chính như Việt Nam thì sẽ nghèo hơn Việt Nam


Đọc thấy (:|
Quan: Thế là xứ Việt hơn HK rồi, mong gì nữa đây.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top