Cụ phán chuẩn rồi ạ, em chỉ bổ xung thêm để các cụ tham khảo:Trường hợp tương tự của Cụ, muốn giải quyết phải căn cứ hồ sơ cụ thể
Tuy nhiên, về nguyên tắc, em tạm tóm tắt như sau:
1/ Nội dung vụ việc
Bố Mẹ chết có 1 cái nhà (và có thể có cả đất xung quanh)
Nhà đất lúc đó chưa có sổ
Có 3 con A B C
Sau đó, B tiếp tục ở nhà đó (sau đây gọi là nhà)
Đến 2015, B làm sổ
A,C ký giấy đồng ý để B toàn bộ nhà
Sổ (GCNQSDD, QSHN) cấp cho vc B
VC B đem cắm bank vay tiền
Bễ nợ, Bank bán phát mại
Z mua, chưa xong thủ tục ra sổ tên Z
A và C kiện thừa kế
2/ Các khả năng tranh chấp
2.1 Việc khai nhận thừa kế khi làm thủ tục cấp sổ năm 2015 có sơ hở, trái pháp luật dẫn đến việc cấp Sổ không đủ căn cứ (Nhưng vì lý do nào đó vẫn cấp sổ, có thể do làm thiếu quy trình, có thể do hạn chế chuyên môn của cơ quan quản lý, có thể bla bla ...)
2.2 A và C chứng minh được sự đóng góp và phần quyền tài sản của mình trong căn nhà:
Có thể hồ sơ gốc của nhà đất là cấp cho Hộ gia đình, có thể là A, C chung tiền/chi tiền cho Bố Mẹ mua thêm, mở rộng, xây mới, tôn tạo ...
2.3 A và/hoặc C chứng minh được Bố Mẹ có di chúc riêng hợp pháp cho mình
.......
3/ Bank và Z
Về nguyên tắc
3.1 Bank khi cho vay sẽ căn cứ theo Sổ
Sổ cấp cho VC B (cá nhân) nên Bank cấp tín dụng nhận tài sản bảo đảm là đúng PL
3.2 Bank khi xử lý tài sản bảo đảm do B không trả được nợ đúng quy định PL
3.3 Z mua tài sản theo phương thức xử lý tài sản bảo đảm (đấu giá từ Bank or mua thỏa thuận với B với sự tham gia của Bank)
4/ Phương án
Như ở trên em đã nói, những vụ việc này phải căn cứ hồ sơ cụ thể, căn cứ theo vị trí bảo vệ cho bên nào thì Lsu sẽ tư vấn chiến đấu theo hướng đó
Từ vị trí của Z thì:
4.1 Nếu các tranh chấp xảy ra trong mục 2, mà A, C chứng minh được, thắng kiện thì Tòa sẽ phán quyết các giao dịch của B vô hiệu
Dẫn đến, Z sẽ là bên thứ 3 Ngay Tình bị thiệt hại
Lúc này, Z không sang tên được sổ, B sẽ phải bồi thường cho Z
Việc của Z là yêu cầu B bồi thường hoặc khởi kiện yêu cầu B bồi thường
4.2 Nếu có vi phạm, làm trái trong các nội dung ở mục 4, thì giao dịch cũng vô hiệu, nếu 4.1 và 4.2 thì Z có khả năng được là Bên 3 Ngay tình nếu chứng minh được
Nếu 4.3 thì Z không ngay tình - mất trắng
5. Hậu quả cho Z
Dù là thế nào, Z đã rơi vào tình trạng rất dở hơi
Kể cả là Thứ 3 NT thì đòi được B hay Bank cũng còn mướt
Trên đây là nguyên tắc sơ bộ, vụ việc sẽ phải căn cứ theo hồ sơ cụ thể
Cụ thớt và các cụ mợ tham khảo ạ
1. Cụ z không sai, việc của cụ z chỉ là chuẩn bị đủ tiền để thanh toán theo đúng hợp đồng
2. Bank cũng không sai khi cho vay
3. Bên B/A/C (bên bán ts) chắc chắn có vấn đề trong thỏa thuận, khai nhận thừa kế, chia chác....
Hướng xử lý:
1. Ra tòa: bác hợp đồng mua bán, tiền về người mua, nhà về người bán. Trường hợp này z thiệt, mất thời gian chưa kể chưa chắc đã đòi được tiền ngay
2. Thỏa thuận với bên bán (đầy đủ các anh/chị/em). Trường hợp này chắc chắn mất thêm tiền
3. Nhây nếu có tý xã hội. Cứ ở, cứ kiện....cứ các kiểu vì mình đúng. Trường hợp này thần kinh bằng thép, xác định trong thời gian dài không mua bán, sang tên, cho thuê hoặc cầm cố thế chấp được
Tóm lại: tình huống này z dở hơi toàn tập, chắc chắn mất thêm tiền. Tùy thuộc vào nhu cầu của z để xử lý (mua để ở, đầu tư....)