Sự cố điện có nhiều dạng,
Thực sự đúng nghĩa của từ này là do lượng điện sử dụng cao hơn công suất của trạm biến thế, áp nó tự nhẩy. Cái sự cố này thì chỉ cần người sở điện ra đóng lại áp là có điện lại, nhưng nếu lượng điện vẫn không giảm thì áp lại nhảy. Chắc họ sẽ đóng lại 2 hay 3 lần gì đó rồi để chờ các gia đình tự cắt bớt thiết bị (mà để đóng lại thì không chỉ cần mỗi thời gian người sở điện đóng, mà còn phải cần thời gian cho các thiết bị trong trạm biến thế nguội bớt nữa)!
Sự cố thứ 2 là mưa gió, sấm sét đe dọa an toàn của lưới điện (và cư dân), họ cắt điện, hết sấm sét sẽ đóng lại. Tụi em trên Thái Nguyên bị nhiều, nhưng bây giờ thì chẳng cần sở điện cắt, mà cứ thấy sấm sét là hội trên XN tự động cắt điện lưới, nổ máy phát dự phòng. Tụi em đã làm chống sét đủ các kiểu, nhưng trên ấy nhiều sét, nhất là sét lan truyền đã phá hỏng rất nhiều thứ. Từ hồi cắt điện lưới khi có nguy cơ là hết.
Và còn cả điều tiết điện của sở điện nữa. Khi lượng điện tiêu thụ của cả 1 vùng, hay cả miền lớn thì họ sẽ cắt bớt điện ở nhiều khu vực để giảm tải. Chắc họ sẽ không cắt cả vùng rộng lớn đâu, mà cắt tỉa mỗi nơi 1 ít. Điện mất như dạng sự cố đầu. Bị cắt điện như thế này thì vùng nông thôn, càng xa càng bị nhiều, ở các thành phố lớn thì ngoại thành bị nhiều hơn nội thành và ở HN thì nội thành các quận cũ rất hãn hữu và trong 4 quân cũ thì chắc 3Đ là nơi bị cắt cuối cùng, khi tất cả các nơi khác đã cắt rồi mà tải vẫn lớn hơn khả năng cung cấp.
Ngay ở trong 1 vùng, 1 địa phương vẫn có những hộ dùng điện được ưu tiên hơn các hộ khác nếu họ có đường điện tách rời khỏi lưới chung của địa phương!!!