Po kẹo chính thức bị bỏ rơi
Chính quyền Ukraine buộc phải tuân thủ thoả thuận Minsk
(Tin tức 24h) - Quốc hội Ukraine ngày 16/7 đã thông qua một dự luật nhằm trao cho hai khu vực ly khai Lugansk và Donestk ở miền Đông quyền tự trị lớn hơn.
Đây là bước đi đầu tiên hướng tới việc đáp ứng những yêu cầu của thỏa thuận ngừng bắn về quy chế theo mô hình “cộng hòa nhân dân” của lực lượng ly khai.
Tổng thống Petro Poroshenko đã đệ trình dự luật trên lên Quốc hội Ukraine sau khi chịu sức ép từ các nhà lãnh đạo phương Tây về việc trao cho các khu vực ở miền Đông một số quyền tự trị như một phần của thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được tại thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng 2/2015.
Nếu các tòa án quyết định luật trên là phù hợp với hiến pháp, sẽ cần ít nhất 300 trong số 450 nghị sỹ quốc hội (bỏ phiếu) ủng hộ cho dự luật trong phiên họp cuối cùng của quốc hội. Kỳ họp tới của Quốc hội Ukraine sẽ diễn ra vào mùa Thu năm nay.
Binh sĩ Ukraine tại miền Đông
Trước đó, ngày 10/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande hối thúc Tổng thống Poroshenko phải đảm bảo quyền tự quản cho vùng lãnh thổ đang đòi độc lập ở miền Đông nước này trong hiến pháp sửa đổi.
Văn phòng của Tổng thống Pháp khẳng định ông Hollande và bà Merkel đều coi việc đưa quy chế đặc biệt của những khu vực nói trên vào hiến pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ngụ ý đến việc thực thi thực tế thỏa thuận Minsk tiến tới chấm dứt xung đột vũ trang kéo dài hơn một năm qua tại Ukraine.
Theo thỏa thuận ngừng bắn đạt được tại Minsk, Belarus, giữa tháng 2 vừa qua, các bên liên quan đã đưa ra thỏa thuận cho phép các tỉnh Lugansk và Donetsk có quyền tự trị trong 3 năm. Tuy nhiên, ngày 8/7, trong dự thảo hiến pháp được Tổng thống Poroshenko đệ trình lên Quốc hội không đề cập đến quy chế dài hạn, mà chỉ là phân cấp chính quyền trung ương, đồng thời trao quyền tự quản tạm thời ba năm cho các vùng trên.
Việc Ukraine thông qua dự luật trao thêm quyền tự trị cho miền Đông bất chấp những tuyên bố cứng rắn trước đó cho thấy chính quyền của Tổng thống Poroshenko đang chịu sức ép lớn từ phương Tây. Với tình thế như hiện nay, có lẽ đã đến lúc ông Poroshenko nhận ra rằng, lựa chọn duy nhất đẻ đạt được một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột tại Ukraine là tuân thủ thoả thuận Minsk.
Thái độ hợp tác của Ukraine cũng đem lại tín hiệu tích cực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của quốc gia này. Theo báo Tin Kinh tế Đức (DWN), vào ngày 23/7 tới, Ukraine sẽ ký với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) thỏa thuận đón nhận khoản tín dụng tiếp theo trị giá trên 400 triệu euro nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tại các địa phương ở Ukraine. Khoản tiền này sẽ giúp Ukraine nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, sưởi ấm, đèn chiếu sáng đường phố và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà.
Cùng với đó, ngày 16/7, Bộ trưởng Tài chính Ukraine và các chủ nợ tuyên bố cuộc đàm phán tái cơ cấu nợ của Ukraine diễn ra hôm 15/7 đã đạt được tiến triển trong nhiều vấn đề quan trọng, các bên nhất trí thu hẹp bất đồng.
Tuyên bố cho biết, các bên đã dự kiến ý tổ chức thêm các cuộc họp bổ sung vào tuần tới với mục tiêu hoàn thành các điều kiện về hoạt động nợ của Ukraine "ngay khi có thể".