- Biển số
- OF-198175
- Ngày cấp bằng
- 11/6/13
- Số km
- 25
- Động cơ
- 325,200 Mã lực
Chiếc xe tăng đồ chơi M60 được từng người trong nhóm chơi mô hình quân sự ở Hà Nội soi kỹ từng mấu nối, vết trám. Gật gù khen nước sơn đẹp, nhưng một số thành viên vẫn khuyên chủ nhân nên làm bẩn hoặc gỉ sét.
Mỗi thành viên sở hữu vài trăm mô hình. Trong ảnh là chiếc Sukhoi 27, tỉ lệ 1/72 của thành viên Sakaifan. Ảnh: Sakaifan/mohinh.net. Nhận lại chiếc xe, anh Tuấn (thành viên diễn đàn mohinh.net) mãn nguyện khi thành quả mấy ngày hì hụi lắp ráp được bạn bè có cùng đam mê đón nhận. Tháo rời phần ụ súng phía trên của chiếc tăng M60, anh vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm sơn, trám và lắp ráp xe tăng. Cuộc tranh luận về các loại máy bay, xe tăng, tàu thủy và tính năng chiến đấu cùng kỹ thuật lắp ghép khiến buổi offline của nhóm thêm sôi nổi.
Cuối mỗi tuần, người chơi mô hình nhựa quân sự ở Hà Nội lại tìm đến nhau để khoe tác phẩm, mách nhau chỗ mua phụ tùng chất lượng và chia sẻ kinh nghiệm. Thành viên của nhóm phần lớn là người đã đi làm nhưng cũng có cả học sinh, sinh viên. Không giống như ở TP HCM với số người chơi đông đảo, tại Hà Nội không nhiều người tham gia thú vui này.
Nhiều năm chơi mô hình nhựa quân sự, anh Tùng, admin diễn đàn mohinhvn.org khu vực phía Bắc, cho hay niềm đam mê với môn chơi này bắt nguồn từ sau lần bố anh mua tặng bộ đồ lắp ghép. Năm 1993 sang Nga học, anh bắt đầu sưu tầm rồi tự mày mò cách ráp. Về nước, anh mang theo vài chục bộ mô hình. Mãi tới năm 2008, anh Tùng tham gia diễn đàn và học hỏi thêm nhiều kỹ thuật khó.
Admin một diễn đàn chơi mô hình thừa nhận, thú chơi này khá tốn thời gian, tiền bạc. Trong ảnh là mô hình chiếc tăng Tamiya Panzer II của Sakaifan. Ảnh: Sakaifan/mohinhvn.org. Theo anh Tùng, mô hình tĩnh (mô hình nhựa lắp ráp quân sự và dân sự) gồm máy bay và phương tiện mặt đất như ôtô, pháo, xe tăng, tàu bè, lính (figure). Mô hình quân sự chủ yếu được các hãng sản xuất theo tỷ lệ 1/144, 1/72, 1/48, 1/32, 1/24 cho máy bay; 1/72, 1/35, 1/16 với vũ khí mặt đất và lính, còn tàu thuyền là 1/350, 1/700. Mỗi bộ kít có từ vài trăm đến hơn nghìn chi tiết.
Với giới chơi mô hình, máy bơm (dùng để tạo khí đẩy sơn từ súng sơn ra ngoài) được xem là dụng cụ quan trọng nhất. Ngoài ra còn có súng sơn, sơn, keo dán, putty (dùng để trám khe hở), compound (dùng đánh bóng), khoan tay, kìm cắt, dũa, dao (dùng cho mỹ thuật hoặc y tế), kẹp, nhíp (gắp các chi tiết nhỏ hoặc decal) và giấy nhám....
Kỹ thuật cơ bản của môn chơi mô hình quân sự nhựa gồm có lắp ráp, trám trét, mài dũa, sơn, washing (đưa mầu vào các khe góc để làm nổi bật các hình khối trên mô hình), dán decal và làm cũ. Các bước cơ bản đều đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mẩn, cẩn thận của người chơi.
Trong các kỹ thuật trên, làm cũ được coi là khó nhất vì mô hình nhìn có thật và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử hay không đều phụ thuộc vào công đoạn này. Để biến máy bay, xe tăng trở nên cũ, bẩn, người chơi sử dụng màu vẽ, kỹ thuật tạo ra vết bùn bắn trên xe, những chi tiết gỉ sét, vết móp méo mó và cả vết rách lộ lò xo bên trong. Thông thường, kỹ thuật cũ, gỉ thường được người chơi làm trên xe tăng, pháo, ít áp dụng với máy bay.
Người chơi có thể chơi theo chủ đề (chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Việt Nam) hoặc chơi để tạo thành bộ sưu tập. Anh Tùng cho rằng, phong cách Out of box đơn giản, mô hình có gì ráp nấy, không mất thời gian độ chế, nhưng lại không đảm bảo mô hình giống thật. Bản thân mô hình do các hãng sản xuất đôi khi có nhiều chi tiết sai không đúng với thực tế. Phong cách này phù hợp với những người chơi với mục đích tạo thành bộ sưu tập.
Mô hình lính Mỹ năm 1944 của một thành viên trên diễn đàn. Ảnh: mohinh.net. Khác với Out of box, Scratch build cầu kỳ hơn vì đòi hỏi người chơi đầu tư cả về thời gian, kinh tế và kiến thức. "Phải khéo tay, có mắt thẩm mỹ và am hiểu rất kỹ về vật thật mà mình định thể hiện trên mô hình. Trong cả nghìn chi tiết trên vật thật phải phân biệt được cái nào tương ứng trên mô hình được làm đúng, cái nào làm sai... rồi từ đó mới đi đến quyết định độ chế. Chế như thế nào, bằng loại vật liệu gì cũng đòi hỏi người chơi phải tìm tòi suy nghĩ. Một mô hình mất 2-3 ngày cũng có thể mất vài tháng hoặc đến cả năm mới xong", anh Tùng nói.
Scratch build có nhiều mức độ, từ chỉ tự làm thêm và bổ sung một vài chi tiết mà mô hình không có đến mua các chi tiết/bộ phận để bổ sung/thay thế một phần hoặc toàn bộ mô hình có sẵn. Cùng là mô hình của vật thật nhưng các hãng có thể sản xuất ra mô hình có mức độ chính xác với vật thật khác nhau. Do đó, nhiều khi người chơi Scratch build lại cầu kỳ lựa chọn các phần được sản xuất chính xác trong 2-3 mô hình cùng một vật thật của các hãng khác nhau ghép lại để có được một mô hình chính xác nhất.
Các chi tiết dùng để chế độ được sản xuất có thể bằng kim loại hoặc nhựa đúc. Nhiều khi giá trị các chi tiết để chế độ này còn lớn hơn nhiều giá trị của mô hình được sử dụng. Đôi khi, người chơi không sử dụng decal cho kèm theo mô hình mà mua từ các hãng chuyên sản xuất decal để thay thế. Một số ít người chơi còn tự thiết kế và in lấy decal theo sở thích. Tại Hà Nội, người chơi thường đặt hàng qua mạng hoặc nhờ bạn bè trong Nam mua giúp. Giá mỗi bộ mô hình tùy thuộc vào tỷ lệ và hãng sản xuất.
Sa bàn tỉ lệ 1/35 tái hiện trận chiến cuối cùng trên cầu Sài Gòn năm 1975 chấm dứt chiến tranh Việt Nam của tác giả có nickname Sai Gon xua. Ảnh: Sai Gon xua/mohinh.net. Giới chơi mô hình quân sự cho rằng, đỉnh cao của môn chơi này là sa bàn. Anh Tuấn, admin diễn đàn mohinh.net, chia sẻ, sa bàn đòi hỏi người chơi am hiểu kỹ, con mắt thẩm mỹ cao và trình độ "cao thủ". Làm sa bàn phải tuân thủ chính xác khung cảnh lịch sử. Người chơi phải chọn vật liệu sao cho từ balô, bao cát, thùng phuy đến cây cỏ phải giống nhất.
Đối với dân chơi mô hình, kiêng kỵ nhất là để mô hình bám bụi sẽ khó vệ sinh, không bọc trong nylon khi vận chuyển và tránh để người khác cầm vào mô hình. Người ngoại đạo thường cầm vào điểm yếu của xe tăng, máy bay khiến mô hình dễ bị hỏng.
"Mô hình được người chơi nâng niu và có thể ngồi ngắm cả ngày. Có lần, nhóm cho mượn vài mô hình mang đi triển lãm, lúc nhận lại đã không còn nguyên vẹn do người mượn bọc trong túi bóng", anh Tuấn kể. Giữ gìn cẩn thận nhưng một thành viên của mohinhvn.org trong Nam tiếc "đứt ruột" vì chiếc Su27 bị con trai làm rơi từ trên tầng xuống đất vỡ tan.
Cuối mỗi tuần, người chơi mô hình nhựa quân sự ở Hà Nội lại tìm đến nhau để khoe tác phẩm, mách nhau chỗ mua phụ tùng chất lượng và chia sẻ kinh nghiệm. Thành viên của nhóm phần lớn là người đã đi làm nhưng cũng có cả học sinh, sinh viên. Không giống như ở TP HCM với số người chơi đông đảo, tại Hà Nội không nhiều người tham gia thú vui này.
Nhiều năm chơi mô hình nhựa quân sự, anh Tùng, admin diễn đàn mohinhvn.org khu vực phía Bắc, cho hay niềm đam mê với môn chơi này bắt nguồn từ sau lần bố anh mua tặng bộ đồ lắp ghép. Năm 1993 sang Nga học, anh bắt đầu sưu tầm rồi tự mày mò cách ráp. Về nước, anh mang theo vài chục bộ mô hình. Mãi tới năm 2008, anh Tùng tham gia diễn đàn và học hỏi thêm nhiều kỹ thuật khó.
Với giới chơi mô hình, máy bơm (dùng để tạo khí đẩy sơn từ súng sơn ra ngoài) được xem là dụng cụ quan trọng nhất. Ngoài ra còn có súng sơn, sơn, keo dán, putty (dùng để trám khe hở), compound (dùng đánh bóng), khoan tay, kìm cắt, dũa, dao (dùng cho mỹ thuật hoặc y tế), kẹp, nhíp (gắp các chi tiết nhỏ hoặc decal) và giấy nhám....
Kỹ thuật cơ bản của môn chơi mô hình quân sự nhựa gồm có lắp ráp, trám trét, mài dũa, sơn, washing (đưa mầu vào các khe góc để làm nổi bật các hình khối trên mô hình), dán decal và làm cũ. Các bước cơ bản đều đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mẩn, cẩn thận của người chơi.
Trong các kỹ thuật trên, làm cũ được coi là khó nhất vì mô hình nhìn có thật và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử hay không đều phụ thuộc vào công đoạn này. Để biến máy bay, xe tăng trở nên cũ, bẩn, người chơi sử dụng màu vẽ, kỹ thuật tạo ra vết bùn bắn trên xe, những chi tiết gỉ sét, vết móp méo mó và cả vết rách lộ lò xo bên trong. Thông thường, kỹ thuật cũ, gỉ thường được người chơi làm trên xe tăng, pháo, ít áp dụng với máy bay.
Người chơi có thể chơi theo chủ đề (chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Việt Nam) hoặc chơi để tạo thành bộ sưu tập. Anh Tùng cho rằng, phong cách Out of box đơn giản, mô hình có gì ráp nấy, không mất thời gian độ chế, nhưng lại không đảm bảo mô hình giống thật. Bản thân mô hình do các hãng sản xuất đôi khi có nhiều chi tiết sai không đúng với thực tế. Phong cách này phù hợp với những người chơi với mục đích tạo thành bộ sưu tập.
Scratch build có nhiều mức độ, từ chỉ tự làm thêm và bổ sung một vài chi tiết mà mô hình không có đến mua các chi tiết/bộ phận để bổ sung/thay thế một phần hoặc toàn bộ mô hình có sẵn. Cùng là mô hình của vật thật nhưng các hãng có thể sản xuất ra mô hình có mức độ chính xác với vật thật khác nhau. Do đó, nhiều khi người chơi Scratch build lại cầu kỳ lựa chọn các phần được sản xuất chính xác trong 2-3 mô hình cùng một vật thật của các hãng khác nhau ghép lại để có được một mô hình chính xác nhất.
Các chi tiết dùng để chế độ được sản xuất có thể bằng kim loại hoặc nhựa đúc. Nhiều khi giá trị các chi tiết để chế độ này còn lớn hơn nhiều giá trị của mô hình được sử dụng. Đôi khi, người chơi không sử dụng decal cho kèm theo mô hình mà mua từ các hãng chuyên sản xuất decal để thay thế. Một số ít người chơi còn tự thiết kế và in lấy decal theo sở thích. Tại Hà Nội, người chơi thường đặt hàng qua mạng hoặc nhờ bạn bè trong Nam mua giúp. Giá mỗi bộ mô hình tùy thuộc vào tỷ lệ và hãng sản xuất.
Đối với dân chơi mô hình, kiêng kỵ nhất là để mô hình bám bụi sẽ khó vệ sinh, không bọc trong nylon khi vận chuyển và tránh để người khác cầm vào mô hình. Người ngoại đạo thường cầm vào điểm yếu của xe tăng, máy bay khiến mô hình dễ bị hỏng.
"Mô hình được người chơi nâng niu và có thể ngồi ngắm cả ngày. Có lần, nhóm cho mượn vài mô hình mang đi triển lãm, lúc nhận lại đã không còn nguyên vẹn do người mượn bọc trong túi bóng", anh Tuấn kể. Giữ gìn cẩn thận nhưng một thành viên của mohinhvn.org trong Nam tiếc "đứt ruột" vì chiếc Su27 bị con trai làm rơi từ trên tầng xuống đất vỡ tan.