[Funland] Thú chơi của giới thượng lưu

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
3,728
Động cơ
515,841 Mã lực
Còn bức Mona Lisa của hsy sắp đc đấu giá lần 2 nữa..cũng đang hi vọng ;)
 

lhduong2002

Xe tăng
Biển số
OF-75296
Ngày cấp bằng
13/10/10
Số km
1,679
Động cơ
440,399 Mã lực
Nơi ở
Định công xã, Xóm trại thôn
86DA3AD9-8816-45F3-AD3A-6E5AB6161828.jpeg

E cũng có bức này vô giá 😁😁😁 vì là ko phải mua nên ko biết giá😂😂😂😂
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,308
Động cơ
74,789 Mã lực
Thời gian gần đây, trong giới sưu tập tranh xuất hiện một trào lưu xa xỉ, đó là việc các nhà sưu tập ẩn danh, bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để đưa những bức tranh lưu lạc của các hoạ sỹ người Việt nổi tiếng, từ nước ngoài về Việt Nam. Việc mua bán những bức tranh của hoạ sỹ Việt lên đến trên dưới triệu đô bắt đầu trở nên phổ biến.
Hôm nay, lúc 17h30, tại phiên đấu giá mang tên Beyond Legends: Modern Art Evening Sale của Sotheby’s Hong Kong, Tác phẩm 'Chân dung Quý cô Phương' của họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa với mức giá không tưởng.
1619171250223.png


3,1 triệu đô la, tương đương 73 tỉ đồng được trả cho một bức tranh Việt Nam, theo nguồn tin từ giới chuyên đấu giá nghệ thuật, thì người mua được bức tranh này là một nhà sưu tầm người Việt. Hi vọng một ngày không xa, bức tranh sẽ được xuất hiện tại Việt Nam.
---***---
3,1 triệu đôla: 'Chân dung cô Phương' - bức tranh Việt Nam chạm mức giá kỷ lục
Tác phẩm 'Chân dung cô Phương' của họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa với mức giá 3,1 triệu USD, phá kỷ lục cách đây hai năm của danh họa Lê Phổ. Đây là tác phẩm có giá công khai cao nhất của nền mỹ thuật Việt Nam.
Bức tranh xuất hiện trong phiên đấu giá mang tên Beyond Legends: Modern Art Evening Sale của Sotheby’s Hong Kong diễn ra lúc 17h30 ngày 18-4.
Ngay từ khi được nhà đấu giá Sotheby’s Hong Kong ước tính tác phẩm sẽ đạt mức giá từ 900.000 - 1,2 triệu USD, giới nghệ thuật Việt Nam đã rúng động bởi đây là bức tranh Việt có mức giá ước chừng cao nhất từ trước đến nay. Tín hiệu này cho thấy giá sẽ được đẩy lên rất cao, nếu tính thêm cả thuế phí thì bức tranh sẽ nhận về mức giá kỷ lục.
Cuộc rượt đuổi giá nghẹt thở
Đúng 18h28, bức tranh Chân dung cô Phương bắt đầu được bỏ giá với khởi điểm khá thấp, 500.000 USD.
Tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó đã khiến nhiều người choáng váng. Chỉ trong vòng 2 phút, mức giá được đẩy lên mức 1,9 triệu USD. Đây là mốc vượt qua bức tranh Khỏa thân của Lê Phổ năm 2019 (1,4 triệu USD). Điện thoại trong phòng đấu giá rung lên liên tục. Hầu hết người mua đều bỏ giá qua điện thoại.
5 phút sau, phòng đấu giá chỉ còn lại hai đối thủ. Giấu mặt qua chiếc điện thoại, hai bên giằng co từng chút một. 2 triệu USD. 2,1 triệu USD. Cuối cùng mốc 2,5 triệu USD bị xuyên thủng. Ngay mốc 2,573 triệu USD, người điều khiển đã gõ xuống chiếc búa chung cuộc. Sau khi tính thuế phí, mức giá cuối cùng cho bức tranh là 3,1 triệu USD.
Theo kinh nghiệm của nhà nghiên cứu Phạm Long, Chân dung cô Phương có thể do một nhà sưu tập Việt Nam mua. "Đây là một tác phẩm đẹp và hiếm hoi trong thời kỳ đầu của Mai Trung Thứ. Bức tranh có giá trị sưu tập hơn là giá trị đầu cơ. Vậy nên giới sưu tầm trong nước sẽ có hứng thú với tác phẩm này. Tôi hi vọng một ngày không xa, bức tranh sẽ được trưng bày tại Việt Nam".
90 năm xa cách
Họa sĩ Mai Trung Thứ (1906 - 1980) hay Mai Thứ, là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên (1925 - 1930) của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Hầu hết cuộc đời ông sống ở Pháp. Ông được xếp vào nhóm "Việt Nam tứ kiệt" ở châu Âu cùng 3 danh họa Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm.
Họa sĩ Mai Trung Thứ là người có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hình thành nên những bản hòa sắc phong phú cho tranh lụa Việt Nam. Đề tài của ông thường xoay quanh phụ nữ, trẻ em và cuộc sống thường ngày.
Chân dung cô Phương trưng bày lần đầu tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1930. Sau đó, tác phẩm được tuyển chọn để tham dự Triển lãm quốc tế thuộc địa năm 1931 ở Paris.
Đây là một cuộc triển lãm kéo dài 6 tháng, thu hút hơn 33 triệu lượt tham quan từ Pháp và quốc tế. Chương trình đã mở cánh cửa quan trọng cho họa sĩ Việt Nam sang châu Âu.
Từ đó đến nay, tác phẩm Chân dung cô Phương thuộc sở hữu của bà Đỗ Thị Lan (hay còn được biết đến với cái tên Madam Dothi Dumonteil). Bà cùng với chồng mình Pierre Dumonteil - một nhà sưu tập nghệ thuật có tiếng - đã sở hữu nhiều tác phẩm của các danh họa Việt Nam.
Bức tranh vẽ Cô Phương nằm trong bộ sưu tập Les Souvenirs d’Indochine: The Madame Dothi Dumonteil Collection (tạm dịch: Ký ức Đông Dương: bộ sưu tập của Madam Dothi Dumonteil). Tác phẩm này từng xuất hiện trong nhiều phân cảnh của bộ phim Mùi đu đủ xanh (1993) của đạo diễn Trần Anh Hùng. Hiện tác phẩm vẫn đang ở trong tình trạng tốt.
Sau 90 năm đằng đẵng, cuối cùng người Việt Nam lại có cơ hội nhìn thấy tác phẩm Portrait de Mademoiselle Phuong (Chân dung cô Phương) của danh họa Mai Trung Thứ, dù chỉ là qua phiên đấu giá quốc tế.
Sotheby’s miêu tả bức tranh "là một tác phẩm hoành tráng nhưng rất dịu dàng và gần gũi. Bức tranh lôi cuốn này còn thể hiện sự ngưỡng mộ sâu sắc của Mai Thứ đối với người mẫu, một quý cô được đồn đại là người yêu của nghệ sĩ".
"Người mẫu - Cô Phương - là một phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp quý tộc Hà Nội, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và duyên dáng. Người ta cho rằng họ đã yêu nhau. Tuy nhiên, do sự ngăn trở của giai cấp xã hội và các chuẩn mực đạo đức, mối quan hệ lãng mạn của họ đã bị cấm" - Sotheby thông tin thêm về nhân vật Cô Phương.
Trong phiên đấu giá lần này, ngoài Chân dung Cô Phương (Lô 126), 8 bức tranh của họa sĩ Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, Lê Thị Lựu cũng được các nhà sưu tập đặc biệt chú ý.
( Nguồn sưu tầm )
Lời bình : Chủ quan nhà cháu thấy cách đầu tư này quá hợp lý vì Nhà đầu tư phải là người có tri thức , hiểu giá trị của tác phẩm . Không ảo như Lan đột biến !
Bức này em tưởng đấu giá lâu (mấy tháng) rồi chứ?
Bây giờ lại đấu tiếp hay mạng nhà cụ chủ chậm :D
Anw, đầu tư vào tranh thì hiếm khi lỗ lắm. Bây giờ đi nịnh sếp cũng toàn tặng tranh thôi.
 

kvboto

Xe container
Biển số
OF-405256
Ngày cấp bằng
17/2/16
Số km
6,804
Động cơ
294,832 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thú chơi thì chỉ đúng 1 vế thôi.

Vế nữa là Thú kinh doanh, đầu tư nữa, đồ mỹ thuật, nghệ thuật thì càng hiếm càng có giá trị, của tác giả hay người đã từng sở hữu thì càng nổi tiếng thì càng để lâu càng có giá trị,....
 

vnhn

Xe tăng
Biển số
OF-70262
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
1,302
Động cơ
453,627 Mã lực
Cũng vui vì chứng tỏ trình độ thẩm mỹ đang dần đi lên.
 

Lambatda

Xe điện
Biển số
OF-136583
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
4,094
Động cơ
412,243 Mã lực
1 cách để nâng tầm g.trị tranh cổ - đương đại của VN.
 

Mợ Mèo

Xe hơi
Biển số
OF-759670
Ngày cấp bằng
10/2/21
Số km
114
Động cơ
46,320 Mã lực
Tuổi
36
Món này e chịu, kb nó đẹp chỗ nào luôn :))
 

Chembao

Xe container
Biển số
OF-750775
Ngày cấp bằng
22/11/20
Số km
7,976
Động cơ
506 Mã lực
Đánh giá tranh chỉ chuyên gia am hiểu có nghề mới phán được, hoàn toàn khác với lan đột biến hay cây cảnh triệu đô :D
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,828
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Còn bức Mona Lisa của hsy sắp đc đấu giá lần 2 nữa..cũng đang hi vọng ;)
Chắc Cụ troll mọi người thôi chứ Mona Lisa ( La Joconde ) Được mang ra đấu giá thì Bảo tàng Louvre - Paris chắc biến thành trại nuôi gà hay nuôi ...khỉ , Tháp Eiffel cho nhà mạng thuê làm cột phát sóng hay gắn cánh quạt điện gió mất thôi ! Hơn nữa Sotheby’s là nhà tổ chức đấu giá uy tín nhất thế giới nên nó cũng không làm trò kiểu như thông thầu VN đâu. Giá càng cao thuế càng nhiều , chỉ cần mức thuế phải nộp đã khẳng định giá trị bức tranh rồi .CCCM đừng bao giờ so sánh với cây triệu đô , lan đột biến nhé . Bởi lẽ người ta phải có kiến thức nhất định về hội họa , yêu hội họa và tầm nhìn xa mới bỏ ra mức tiền đó để sở hữu .Họ chứng minh hùng hồn là giới thượng lưu mà không phải trọc phú đó sao ?
 
Chỉnh sửa cuối:

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
3,728
Động cơ
515,841 Mã lực
Chắc Cụ troll mọi người thôi chứ Mona Lisa ( La Joconde ) Được mang ra đấu giá thì Bảo tàng Louvre - Paris chắc biến thành trại nuôi gà hay nuôi ...khỉ , Tháp Eiffel cho nhà mạng thuê làm cột phát sóng hay gắn cánh quạt điện gió mất thôi !
Screenshot_2021-05-23-13-05-52-691_com.android.chrome.jpg

Đây mà cụ, độ hot kém chút thôi... ;)
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
Liệu có tình huống người thắng đấu giá bắt tay trước với người bán tranh không các cụ, kiểu để làm giá cho bức tranh ý
kệ, bọn quả lý nhà nước nó cứ đè ra thu thuế cái đã
 

BladeKnight

Xe tăng
Biển số
OF-389817
Ngày cấp bằng
30/10/15
Số km
1,719
Động cơ
255,227 Mã lực
Giới nhà giàu rồi nghệ sĩ này nọ họ nói chuyện chục tỉ, trăm tỉ nó nhẹ hều ấy mà. Nhất là đội đang đánh bóng bản thân với đội buôn lan 🤣
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,828
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Screenshot_2021-05-23-13-05-52-691_com.android.chrome.jpg

Đây mà cụ, độ hot kém chút thôi... ;)
Sorry Cụ nhà cháu hiểu sai Mona Lisa của Leonardo da Vinci với (Mona Lisa Việt) là tên đầy đủ 2 tác phẩm của Họa sĩ Mai Trung Thứ sáng tác năm 1961 với 1974 .
 
Chỉnh sửa cuối:

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,130
Động cơ
458,682 Mã lực
Thời gian gần đây, trong giới sưu tập tranh xuất hiện một trào lưu xa xỉ, đó là việc các nhà sưu tập ẩn danh, bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để đưa những bức tranh lưu lạc của các hoạ sỹ người Việt nổi tiếng, từ nước ngoài về Việt Nam. Việc mua bán những bức tranh của hoạ sỹ Việt lên đến trên dưới triệu đô bắt đầu trở nên phổ biến.
Hôm nay, lúc 17h30, tại phiên đấu giá mang tên Beyond Legends: Modern Art Evening Sale của Sotheby’s Hong Kong, Tác phẩm 'Chân dung Quý cô Phương' của họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa với mức giá không tưởng.
1619171250223.png


3,1 triệu đô la, tương đương 73 tỉ đồng được trả cho một bức tranh Việt Nam, theo nguồn tin từ giới chuyên đấu giá nghệ thuật, thì người mua được bức tranh này là một nhà sưu tầm người Việt. Hi vọng một ngày không xa, bức tranh sẽ được xuất hiện tại Việt Nam.
---***---
3,1 triệu đôla: 'Chân dung cô Phương' - bức tranh Việt Nam chạm mức giá kỷ lục
Tác phẩm 'Chân dung cô Phương' của họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa với mức giá 3,1 triệu USD, phá kỷ lục cách đây hai năm của danh họa Lê Phổ. Đây là tác phẩm có giá công khai cao nhất của nền mỹ thuật Việt Nam.
Bức tranh xuất hiện trong phiên đấu giá mang tên Beyond Legends: Modern Art Evening Sale của Sotheby’s Hong Kong diễn ra lúc 17h30 ngày 18-4.
Ngay từ khi được nhà đấu giá Sotheby’s Hong Kong ước tính tác phẩm sẽ đạt mức giá từ 900.000 - 1,2 triệu USD, giới nghệ thuật Việt Nam đã rúng động bởi đây là bức tranh Việt có mức giá ước chừng cao nhất từ trước đến nay. Tín hiệu này cho thấy giá sẽ được đẩy lên rất cao, nếu tính thêm cả thuế phí thì bức tranh sẽ nhận về mức giá kỷ lục.
Cuộc rượt đuổi giá nghẹt thở
Đúng 18h28, bức tranh Chân dung cô Phương bắt đầu được bỏ giá với khởi điểm khá thấp, 500.000 USD.
Tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó đã khiến nhiều người choáng váng. Chỉ trong vòng 2 phút, mức giá được đẩy lên mức 1,9 triệu USD. Đây là mốc vượt qua bức tranh Khỏa thân của Lê Phổ năm 2019 (1,4 triệu USD). Điện thoại trong phòng đấu giá rung lên liên tục. Hầu hết người mua đều bỏ giá qua điện thoại.
5 phút sau, phòng đấu giá chỉ còn lại hai đối thủ. Giấu mặt qua chiếc điện thoại, hai bên giằng co từng chút một. 2 triệu USD. 2,1 triệu USD. Cuối cùng mốc 2,5 triệu USD bị xuyên thủng. Ngay mốc 2,573 triệu USD, người điều khiển đã gõ xuống chiếc búa chung cuộc. Sau khi tính thuế phí, mức giá cuối cùng cho bức tranh là 3,1 triệu USD.
Theo kinh nghiệm của nhà nghiên cứu Phạm Long, Chân dung cô Phương có thể do một nhà sưu tập Việt Nam mua. "Đây là một tác phẩm đẹp và hiếm hoi trong thời kỳ đầu của Mai Trung Thứ. Bức tranh có giá trị sưu tập hơn là giá trị đầu cơ. Vậy nên giới sưu tầm trong nước sẽ có hứng thú với tác phẩm này. Tôi hi vọng một ngày không xa, bức tranh sẽ được trưng bày tại Việt Nam".
90 năm xa cách
Họa sĩ Mai Trung Thứ (1906 - 1980) hay Mai Thứ, là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên (1925 - 1930) của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Hầu hết cuộc đời ông sống ở Pháp. Ông được xếp vào nhóm "Việt Nam tứ kiệt" ở châu Âu cùng 3 danh họa Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm.
Họa sĩ Mai Trung Thứ là người có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hình thành nên những bản hòa sắc phong phú cho tranh lụa Việt Nam. Đề tài của ông thường xoay quanh phụ nữ, trẻ em và cuộc sống thường ngày.
Chân dung cô Phương trưng bày lần đầu tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1930. Sau đó, tác phẩm được tuyển chọn để tham dự Triển lãm quốc tế thuộc địa năm 1931 ở Paris.
Đây là một cuộc triển lãm kéo dài 6 tháng, thu hút hơn 33 triệu lượt tham quan từ Pháp và quốc tế. Chương trình đã mở cánh cửa quan trọng cho họa sĩ Việt Nam sang châu Âu.
Từ đó đến nay, tác phẩm Chân dung cô Phương thuộc sở hữu của bà Đỗ Thị Lan (hay còn được biết đến với cái tên Madam Dothi Dumonteil). Bà cùng với chồng mình Pierre Dumonteil - một nhà sưu tập nghệ thuật có tiếng - đã sở hữu nhiều tác phẩm của các danh họa Việt Nam.
Bức tranh vẽ Cô Phương nằm trong bộ sưu tập Les Souvenirs d’Indochine: The Madame Dothi Dumonteil Collection (tạm dịch: Ký ức Đông Dương: bộ sưu tập của Madam Dothi Dumonteil). Tác phẩm này từng xuất hiện trong nhiều phân cảnh của bộ phim Mùi đu đủ xanh (1993) của đạo diễn Trần Anh Hùng. Hiện tác phẩm vẫn đang ở trong tình trạng tốt.
Sau 90 năm đằng đẵng, cuối cùng người Việt Nam lại có cơ hội nhìn thấy tác phẩm Portrait de Mademoiselle Phuong (Chân dung cô Phương) của danh họa Mai Trung Thứ, dù chỉ là qua phiên đấu giá quốc tế.
Sotheby’s miêu tả bức tranh "là một tác phẩm hoành tráng nhưng rất dịu dàng và gần gũi. Bức tranh lôi cuốn này còn thể hiện sự ngưỡng mộ sâu sắc của Mai Thứ đối với người mẫu, một quý cô được đồn đại là người yêu của nghệ sĩ".
"Người mẫu - Cô Phương - là một phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp quý tộc Hà Nội, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và duyên dáng. Người ta cho rằng họ đã yêu nhau. Tuy nhiên, do sự ngăn trở của giai cấp xã hội và các chuẩn mực đạo đức, mối quan hệ lãng mạn của họ đã bị cấm" - Sotheby thông tin thêm về nhân vật Cô Phương.
Trong phiên đấu giá lần này, ngoài Chân dung Cô Phương (Lô 126), 8 bức tranh của họa sĩ Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, Lê Thị Lựu cũng được các nhà sưu tập đặc biệt chú ý.
( Nguồn sưu tầm )
Lời bình : Chủ quan nhà cháu thấy cách đầu tư này quá hợp lý vì Nhà đầu tư phải là người có tri thức , hiểu giá trị của tác phẩm . Không ảo như Lan đột biến !
vừa là chơi
Vừa là đầu tư
Lại nhã
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,187
Động cơ
163,403 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc

Sư phụ

Xe tải
Biển số
OF-557680
Ngày cấp bằng
10/3/18
Số km
284
Động cơ
154,845 Mã lực
Screenshot_2021-05-23-13-05-52-691_com.android.chrome.jpg

Đây mà cụ, độ hot kém chút thôi... ;)
Về lĩnh vực hội hoạ em thấy mấy ông tên Nhật, tên tàu kia cứ kiểu gì ý. Đối với em thì họ còn không bằng các danh hoạ của Việt Nam. VN ít ra trước còn là thuộc địa của Pháp, lại có trường Mỹ thuật Đông Dương của Pháp nên các danh hoạ ngày trước học theo đúng chuẩn châu Âu. Chứ mấy ông Nhật, tàu thuần Á đông. Có thể các lĩnh vực khác họ phát triển đỉnh cao nhưng riêng về hội hoạ đương đại thì em đánh giá họ không bằng VN
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top