Muốn chế tạo ra 1 cái oto không hề đơn giản 1 tý nào.
Phải có các thứ cơ bản sau:
1. Công nghệ luyện kim, là công nghệ sống còn của 1 quốc gia, không ai mang đi bán cả.
2. Công nghệ điện tử.
3. Công nghệ chế tạo máy.
4. Cơ khí chế tạo.
5. Tự động hóa.
Sau khi có các thứ kể trên, phải đầu tư nghiên cứu khoảng chục năm để nó ra hình hài cái xe, chế tạo và thử nghiệm chục năm nữa thì nó mới có sản phẩm có thể sử dụng đại trà được.
Hầu hết các công nghệ kể trên nước ta gần như là con số 0, như vậy, để có cái xe thì phải làm 2 cách sau:
1. Làm việc với các hãng xe hơi, làm đại lý phân phối và lắp ráp cho họ, công nghệ chế tạo, thiết kế của họ, máy móc và các thứ họ sẽ sản xuất. Mọi thứ sẽ mang về đây lắp ráp lại thành 1 cái xe, những thứ trong nước làm được mà chi phí vận chuyển bên ngoài về cao hơn thì sẽ làm tại bản xứ. Đây là cách làm của nhiều nước, tuy nhiên ở họ thì tỷ lệ nội địa hóa khá cao. Nước ta công nghệ kém nên hầu hết nhập về lắp, những thứ làm được thì nhỏ lẻ và chất lượng rất tệ. Chính vì thế xe trong nước sẽ kém hơn xe nhập từ Nhật, Mỹ theo tiêu chuẩn của họ (lưu ý: không tính loại đặt hàng riêng với chất lượng kém để nhập về bán cho thị trường Việt Nam). Thaco là một ví dụ cho hình thức kinh doanh này.
2. Đặt hàng nguyên chiếc hoặc gần như toàn bộ các bộ phận từ các nhà máy có sẵn công nghệ chế tạo xe hơi, về nước dán tem mới vào rồi tung ra thị trường. Đặc điểm của hình thức này là giá cao hơn giá chính nhà máy đó sản xuất để bán, chất lượng thì khó kiểm soát vì nhà máy làm ăn thì phải có lời, muốn hàng giá rẻ thì phải kém chất lượng, muốn hàng tốt thì giá lại cao không cạnh tranh được với các xe hãng khác đang có trên thị trường.
Muốn dán tem thì phải có thương hiệu riêng, muốn tự làm thì phải có hệ thống sửa chữa bảo hành, chính vì thế một là mua lại hệ thống phân phối bảo hành của 1 hãng nào đó, 2 là phải tự xây dựng. Tốt hơn hết là mua lại hoặc hợp tác với các hãng sẵn có nếu không muốn lỗ.