Em không chơi đồ gỗ nên cũng chẳng sưu tầm đồ gỗ, nhưng vừa rồi mua cái nhà, phải sắm đồ cho nó nên khi mua phải tìm hiểu một chút để mua được "đúng giá".
Nhưng, như em đã viết là đừng đánh đồng đồ gỗ tự nhiên với đồ gỗ công nghiệp (hiện tại). Mà ngay trong đồ gỗ tự nhiên thì cũng có rất nhiều loại (loại đồ gỗ cứ chưa phải loại gỗ).
Còn về loại gỗ cũng vậy, những loại gỗ rẻ thì không nói, nhưng gỗ đắt họ tính theo cân mà nói giá trị gỗ không đóng vai trò quan trọng trong giá đồ thì chưa tìm hiểu kỹ về nó (giá đồ gỗ thay đổi rất nhanh theo độ dầy, vai, khổ rộng, vân gỗ,... đã nói lên tất cả)!
Nhưng cũng vì giá trị của gỗ (quý) nên sự sáng tác cho các kiến trúc sư không nhiều, nếu 1 bộ đồ gỗ đắt tiền thì vị trí bố trí các vân gỗ hiện nay chủ yếu do thợ quyết định, chưa thấy vai trò của kiến trúc sư. Hình dáng hiện tại của đồ gỗ (quý) thì có vẻ sự sáng tác của kiến trúc sư VN biến hết, toàn các mẫu lấy từ các catalog của tầu.
Gỗ quý với đồ hiện đại tham gia cũng ít, vì phần gỗ bị các thành phần khác phủ kín hết, nên cho loại đồ này người ta chỉ cần gỗ bền chắc làm khung xương, không cần gỗ đẹp nữa (và cũng có thể dùng các nguyên liệu khác thay thế)!
Em chia sẻ thêm để các cụ hiểu thêm:
Thế nào là đúng giá?
Một công thợ cắt tóc là 200k/ngày. Sao thằng thợ cắt tóc cho em nó lấy 100k mà nó cắt có 30 phút? Vậy là em bị nó bóp? Em bị mua sai giá? Câu trả lời là không phải, vì nó đã đăng giá cắt tóc là 100k. Và nó rất đông khách vì nó cắt đẹp.
Để định giá một chiếc giường, với dân thợ như bọn em thì bọn em định giá bằng:
Giá sản phẩm = Gỗ + keo + đinh + công thợ + xe chở + lợi nhuận xưởng (gọi tắt là A - giá sản xuất)
Nhưng, nếu cụ để ý thêm thì nó như sau:
Giá sản phẩm = A + Chi phí tư vấn thiết kế (gọi là A1 - giá sản xuất có thuê thiết kế)
Thêm nữa:
Giá sản phẩm = A1 + Chi phí bán hàng (gọi là A2 - giá sản phẩm bán tại cửa hàng - khách không phải đi xa để xem sản phẩm - chi phí kênh phân phối)
Thêm nữa:
Giá sản phẩm = A2 + Chi phí bảo hành (Gọi là A3 - Giá sản phẩm có bảo hành - bảo hành lâu thì giá đắt - không bảo hành thì sẽ rẻ)
Thêm nữa:
Giá sản phẩm = A3 + thương hiệu (Gọi là A4 - Giá tạo nên đẳng cấp của bạn - Bạn sài đồ hiệu thì thể hiện đẳng cấp bạn cao)
Kết luận:
- Giá A: Cụ tự nghiên cứu, tự nghĩ ra mẫu, tự tìm xưởng đóng, tự kiểm tra hàng... và cụ mua được rẻ nhất. Nhưng rủi ro: tay nghề thợ kém, làm ẩu, gỗ chất lượng kém, giao hàng sai hẹn... cụ phải mất công sức, thời gian nghiên cứu, tìm hiểu mà nếu với người nhiều tiền, thời gian công sức đó họ kiếm được nhiều hơn thì họ không để ý.
- Giá A1: Cụ có người tư vấn tận nhà cho cụ để cụ mua được đồ phù hợp nhất, rồi lại vẽ ra cho cụ mẫu, cụ chỉnh sửa thoải mái, rồi họ báo giá cho cụ về thiết kế riêng, giá sản phẩm riêng hoặc hợp cả 2 cái lại tạo nên giá A1. Cụ đã dồn cái rủi ro ở A cho kiến trúc sư nên cụ phải trả phí cho kiến trúc sư. Túc là cụ không làm thì cụ nhờ kiến trúc sư làm. Nên cụ phải trả cái phí đó.
- Giá A2: Cũng giống như mua cái điện thoại cũ, hàng còn bảo hành sẽ có giá đắt hơn vì nó đáng tin cậy hơn, giống như mua bảo hiểm.
- Giá A3: Cụ mua ở cửa hàng ở gần nhà thì cái cửa hàng gần nhà nó phải thuê cái cửa hàng đó, thuê thêm mấy nhân viên tư vấn cho cụ và bỏ chi phí mua hàng mẫu đặt đó cho cụ xem, sờ. Nên cụ không phải đi đâu xa để xem sản phẩm. Ví thử, có đồ sản xuất ở HCM, nếu không có chi nhánh ở HN, thì muốn được sờ phải bay vào trong HCM thì chi phí sẽ rất cao.
- Giá A4: Cụ sài đồ mà ai cũng biết nó là đồ xịn, hàng hiệu, nó đẹp, nó đẳng cấp, nó làm cho cụ có thể gây ấn tượng trong khi cụ thương thảo một hợp đồng nào đó. Cụ mời đối tác về nhà, họ biết cụ là người có tiền, họ tin tưởng ký hợp đồng, cụ lợi ra rất nhiều tiền thì cụ phải trả một phần cho thương hiệu đó. Vì để có thương hiệu, họ phải giữ uy tín trong rất nhiều năm, mất rất nhiều tiền quảng cáo...
Nên, khi cụ đi mua một đồ gì, điều quan trọng là cụ thấy nó hợp với cụ là được. Chứ nói "đúng giá" và "không đúng giá" nó hơi khó.
Cũng là ăn bát cơm. Nếu có em chân dài nó mớm cho từng miếng thì bát cơm đó phải đắt hơn bát cơm tự tay mình xúc phải không cụ