Kết thất dù là tu thiền hay niệm Phật khi tinh tu đều có các cảnh giới xuất hiện khảo nghiệm xung đột, nếu không có trí huệ và đạo hành, có vị thầy là bậc chân tu hướng dẫn hoặc có thiện tri thức hộ thất rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma, Hòa thượng Thích Thiền Tâm - Nguyên Viện trưởng Phật học viện Huê Nghiêm, Sài Gòn, trụ trì sáng lập Phương Liên Tịnh Xứ, Đà Lạt đã nói rõ đều này trong tác phẩm Niệm Phật Thập Yếu, điều này có lẽ chuẩn với anh Vũ:
"Trên đường tu không tinh tấn dụng công thì thôi, nếu tinh tấn dụng công, nhứt định có cảnh giới. Cảnh giới này có trong và ngoài khác nhau. Trước tiên xin nói về phần trong tức là Nội cảnh giới.
Nội cảnh giới cũng gọi là Tự tâm cảnh giới, vì cảnh giới này không phải từ bên ngoài vào, mà chính do nơi công dụng trong tâm phát hiện. Những người không hiểu rõ lý "muôn pháp do tâm" cho rằng tất cả cảnh giới đều từ bên ngoài đến, là lối nhận định sai lầm. Bởi khi hành giả dụng công đến mức tương ưng, dứt tuyệt ngoại duyên, thì chủng tử của các pháp tiềm tàng trong tạng thức liền phát sanh ra hiện hạnh. Với người niệm Phật trì chú, thì công năng của Phật hiệu và mật chú đi sâu vào nội tâm, tất gặp sự phản ứng của hạt giống thiện ác trong tạng thức, cảnh giới phát hiện rất là phức tạp. Các cảnh ấy thường hiện ra trong giấc mơ, hoặc ngay khi tỉnh thức đang dụng công niệm Phật. Nhà Phật gọi trạng thái này là "A lại da biến tướng."
Những cảnh tướng như thế, gọi là Nội cảnh giới hay Tự tâm cảnh giới, do một niệm khinh anhiện ra, hoặc do chủng tử lành của công đứcniệm Phậttrì chú biến hiện. Những cảnh này thoạt hiện liền mất, hành giả không nên chấp cho là thật có mà để tâmlưu luyến. Nếu sanh niệm luyến tiếc, nghĩ rằng cảnh giới ấy sao mà nhẹ nhàng an vui, sao mà trang nghiêmtốt đẹp, rồi mơ tưởng khó quên, mong cho lần sau lại được thấy nữa, đó là điểm sai lầm rất lớn. Cổ nhơn đã chỉ tríchtâm niệm này là "gãi trước chờ ngứa." Bởi những cảnh tướng ấy do sự dụng côngđắc lực tạm hiện mà thôi, chớ không có thật. Nên biết khi người tu dụng công đến trình độ nào, tự nhiêncảnh giới ấy sẽ hiện ra. Ví như người lữ hành mỗi khi đi qua một đoạn đường, tất lại có một đoạn cảnh vật sai khác hiển lộ. Nếu như kẻ lữ hành chưa đến nhà, mà tham luyến cảnh bên đường không chịu rời bước, tất có ngại đến cuộc hành trình, và bị bơ vơ giữa đường chẳng biết chừng nào mới về đến nhà an nghỉ. Người tu cũng thế, nếu tham luyếncảnh giới tạm, thì không làm sao chứng được cảnh giới thật. Thảng như mơ tưởng đến độ cuồng vọng, tất sẽ bị ma phá, làm hư hại cả một đời tu.
Đến như bậc tham thiền khi nhập định thấy định cảnh mênh mang rỗng không trong suốt, tự tại an nhàn, rồi sanh niệm ưa thích; hay khi tỏ ngộ được một đạo lý cao siêu, rồi vui mừng chấp giữ lấy, cũng đều thuộc về "có tướng." Và đã "có tướng" tức là có hư vọng. "
Biện Ma Cảnh
Như trên đã nói, người niệm Phật có khi thấy các tướng song lại là ma cảnh; điều này chỉ cho trường hợp nhân quả không tương ứng. Chẳng hạn như người đang quán tướng Phật, hốt nhiên thấy tướng mỹ nữ. Kẻ tinh tấn niệm Phật mong thấy thắng cảnh ở Tây Phương, song chợt thấy một vùng nhà cửa ô tạp, nam nữ cùng loài súc vật đi qua chạy lại lăn xăn. Người mong thấy hoa sen báu, nhưng bỗng thấy một cổ xe nhỏ.
Do nhân quả không hợp nhau như thế, nên biết là cảnh ma. Có năm trường hợp để phân biệt là cảnh ma hay cảnh thật như sau:
1. Các cảnh nhân quả không phù hợp, quán tướng này song thấy tướng khác, cầu cảnh nọ mà lại hiện cảnh kia, như trên đã vừa nói. Và lại, cảnh hiện ra không giống như trong kinh diễn tả, đều là cảnh ma.
2. Chư Phật, Bồ Tát tâm từ bi trong sạch, cho nên dù hiện tướng quỉ thần đến thử thách, ta vẫn cảm thấy an nhiên thanh tịnh. Trái lại, bản nghiệp các loài ma là phiền não hiểm ác, nên dù hiện tướng Phật đến khuyên dạy, ta tự cảm thấy xao động nóng nảy không yên.
3. Ánh sáng của Phật làm cho ta cảm thấy êm dịu mát mẻ, lại không có bóng, không chói mắt. Ánh sáng của ma làm cho ta chói xót đôi mắt, bứt rứt không yên, và có bóng. Cho nên Kinh Lăng Già nói:
Phật địa là tối thắng
Trong sạch mầu trang nghiêm
Chiếu hiệu như lửa hừng
Ánh sáng đến khắp nơi
Rực rỡ không tổn mắt
Xoay vần độ ba cõi.
4. Lời thuyết pháp của Phật, Bồ Tát hợp với kinh điển, thuận theo chân lý. Lời của ma trái lẽ phải, không đúng với kinh Phật đã chỉ dạy.
5. Khi thắng tướng hiện ra, muốn khảo nghiệm, hành giả chỉ chánh ý tụng Bát Nhã Tâm Kinh, hoặc nhiếp tâm trì chú niệm Phật. Nếu là thánh cảnh, càng niệm lại càng rõ ràng, vì vàng thật không sợ lửa. Nếu là ma cảnh, trì niệm một hồi nó liền ẩn mất, bởi tà không thể lấn chánh.
* Phải lấy cả năm điều như trên để xét nghiệm, chớ không thể chỉ một hai điều. Vì có những thiên mahoặc thần tiên theo ngoại phái, muốn dắt dẫn ta hướng về đường lối của họ, nên giả hiện tướng Phật Bồ Tát để thuyết pháp. Tuy môn tu của họ không phải là con đường cứu cánh giải thoát, song họ có nghiệp lành, hoặc sức thiền định khá cao, nên hào quang phát ra cũng làm cho ta được mát mẻ êm dịu. Lại lối thuyết pháp của họ đôi khi cũng khuyên làm lành giữ giới, ăn chay niệm Phật, song có một vài điểm sai khác không hợp với kinh Phật, phải nhận định kỹ và phải hiểu giáo lý mới biết được. Chẳng hạn như họ cũng khuyên ăn chay niệm Phật, nhưng lại dạy phải vận hành câu niệm Phật khắp châu thân gọi là "chuyển pháp luân" để khai thông mạch Nhâm, Đốc, và mở Nê Hoàn Cung. Đây là lối thuyết pháp của hàng ma ngoại đạo. Hoặc có loài ma hiện ra tướng cao tăng bảo: "Phật đồng, Phật xi măng không độ được nước, vì xuống nước phải chìm; Phật tượng, Phật gỗ không độ được lửa, vì gặp lửa phải bị cháy; chỉ có Phật tâm mới không bị vật chi làm hoại. Tu được Phật tâm thanh tịnh thì không cần tu thân và khẩu; cho nên dù ăn thịt uống rượu, có vợ con cũng vô hại. Lối tu thân và khẩu như giữ giới, ăn chay, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, là những cách khổ hạnh bó buộc vô ích." Đây là lời thuyết phápcủa hạng tinh mị lâu năm, hoặc loài ma ái dục. Có những hạng ma ngoại đạo công năng tu khá cao, có thể dùng sức thiền định gia bị, khiến cho hành giả thân tâm được an định trong vòng bảy ngày, hoặc hai mươi mốt ngày. Nhưng lối thuyết pháp của họ không siêu thoát, kết cuộc chỉ trong vòng ngã chấp.