Xin cảm ơn kụ Mr. Keen nhiều nhé.
Nhà cháu nhờ kụ xem trong nội dung góp ý, sao cho KHÔNG dẫn đến khả năng "coi hành vi vượt qua VẠCH DỪNG khi đèn đang vàng" là phạm lỗi, vì 3 lí do sau:
1- đèn vàng là đèn chuyển tiếp. Luật gtđb hiện hành không coi "vượt qua vạch dừng khi đèn đang vàng" là lỗi.
Mục đích của đèn vàng là "ngắt dần dần" luồng phuơng tiện của 1 chiều, để cho luồng khác bắt đầu đi.
2- nếu coi "vượt qua vạch dừng khi đèn đang vàng" là lỗi, sẽ dẫn đến bất cập, là để tránh bị lỗi, các xe sẽ phải phanh, hoặc phanh gấp.
Mà phanh, hoặc phanh gấp là một trong những điều tối kị trong tổ chức giao thông an toàn thông suốt, nhất là khi vận tốc di chuyển được từng bước nâng cao dần trong tuơng lai, tới 60, 70, 80km/h.
3- có rất nhiều biện pháp kỹ thuật giúp làm cho hành vi "chạy xe đèn vàng" không nguy hiểm cho luồng xe khác.
Do vậy, không nên coi "đi đèn vàng" là hành vi nguy hiểm, không cần phải xử phạt hành vi "đi đèn vàng".
----------------
Giải thích thêm:
Với dòng xe đi chậm, có vẻ không cần đèn vàng. Nhưng các kụ thử hình dung, sau đây khoảng 10 năm, vận tốc xe ô tô lưu thông tăng lên, 60-70-80 km/h, đèn vàng đóng vai trò rất quan trọng. Nó là bước đệm, để ngắt từ từ một luồng xe đang đi nhanh. Nếu phạt lỗi đèn vàng, các xe đang đi nhanh phải chú ý phanh gấp nhằm tránh phạm lỗi.
Mà phanh gấp là kẻ thù của lưu thông an toàn, tốc độ cao.
1- Các biện pháp kỹ thuật giúp hạn chế đi đèn vàng:
- đèn đếm ngược, số to, rõ ràng
- đèn đếm ngược cảnh báo sớm, đặt cách ngã tư khoảng 200m.
Tính thời gian cho đèn này, sao cho khi thấy đèn này sáng, các xe đang di chuyển tốc độ bình thường chỉ cần giảm ga đi đến ngã tư là vừa, không phải phanh. Còn các xe nào cố tình tăng ga chạy nhanh thì cũng bị đèn đỏ.
- gắn camera ghi hình phạt nguội các xe vượt đèn đỏ tại ngã tư.
- tuyên truyền, khuyến cáo "3 lần đi đèn vàng không sao, làn thứ tư sẽ dính đèn đỏ". Lái xe sẽ sợ, không tăng ga để dính đèn đỏ.
2- Các biện pháp kỹ thuật làm cho việc "đi đèn vàng" không gây nguy hiểm:
- đặt đèn chênh nhau. Đèn vàng chuyển đó rồi, sau xyz giây đèn luồng bên kia mới chuyển xanh, để các xe đi đèn vàng tốc độ cao có đủ thời gian vượt qua ngã tư. Tức là có thời gian tất cả các đèn đều đỏ, để đèn vàng đi vét cho xong.
Thanks cụ Bia đã góp ý.
- Tui đã chỉnh lại để thể hiện rõ hơn nội dung: khi đèn vàng, xe vẫn có thể đi qua vạch " Dừng lại". (See 2.3.1)
- Để tránh việc phải phanh gấp, tui có dùng từ:
"dừng lại an toàn" (hiểu là an toàn cho cả người trên xe và các phương tiện bám sau xe), nghĩa là phải từ từ dừng lại
- Để xe có thể dừng lại an toàn, tui đã đề nghị phải tính toán thời gian đèn vàng tối thiểu cho từng đoạn đường có tốc độ khác nhau. ví dụ: min. 3s cho đường <50km/h, 5s cho đường trên 50 dưới 80km/h.
- Để có thể dọn sạch ngã 4, tui đã đề nghị phải có thời gian đèn đỏ từ các phía xung đột phải cùng sáng 1 lúc đủ để cho xe đã vào nơi giao cắt có thể đi qua hẳn nơi này .
Đây là bản kiến nghị update, cụ xem lại đã được chưa nhé!
1. Cần phân tách quy định về đèn tín hiệu điều khiển giao thông tại 3 hình thức giao cắt (HTGC) khác nhau thành 3 điều khoản khác nhau:
- HTGC 1: Các phương tiện giao thông đường bộ (xe cơ giới, xe thô sơ) qua nơi đường giao nhau
- HTGC 2: Người đi bộ qua đường
- HTGC 3: Các phương tiện giao thông đường bộ, người đi bộ qua giao cắt với đường của các phương tiện đặc biệt khác như đường sắt, đường thủy, đường hàng không
2. Cần quy định cụ thể về loại đèn cũng như hiệu lực và ý nghĩa của các tín hiệu cho mỗi HTGC khác nhau. Cụ thể:
2.1 Loại đèn:
- Loại đèn dành cho HTGC 1: Đèn tín hiệu là loại 3 màu: Xanh-Vàng-Đỏ và nháy theo tứ tự: Xanh-Vàng-Đỏ-Xanh. Kiểu đèn là hình tròn hoặc hình tròn có mũi tên.
- Loại đèn dành cho HTGC 2: Đèn 2 màu: Xanh và Đỏ, hình tròn hoặc loại đèn có hình người đi màu xanh và hình người đứng màu đỏ
- Loại đèn dành cho HTGC 3: (như quy định tại QC41 cũ)
+ Đường bộ giao cắt với đường hàng không: Đèn 2 màu: xanh và đỏ
+ Đường bộ giao cắt với đường sắt: 2 đèn đỏ nhấp nháy.
2.2 Hiệu lực của đèn:
Đèn tín hiệu có hiệu lực đối với các phương tiện giao thông ở phía trước nơi đường giao nhau và người đi bộ ở phía trước đèn tín hiệu. Đối với các phương tiện đã ở trong nơi đường giao nhau khi đèn chuyển đổi tín hiệu, sẽ quy định cụ thể trong tình huống đó.
Ngoài ra, cần có quy định về ranh giới của nơi đường giao nhau để làm cơ sở quy định hiệu lực của đèn tín hiệu đối với các phương tiện giao thông.
Đề xuất cụ thể: Ranh giới giữa khu vực trước và trong nơi đường giao nhau là vạch “ Dừng lại” hoặc vị trí của đèn tín hiệu quy chiếu vuông góc xuống mặt đường trong trường hợp ko có vạch “Dừng lại”.
Phần quy định này có thể đưa bổ xung tại vào các điều khoản về Vạch kẻ đường
2.3 Ý nghĩa của các tín hiệu đèn:
2.3.1 Đối với đèn tín hiệu sử dụng nơi đường giao nhau các phương tiện đường bộ (xe cơ giới, xe thô sơ) với nhau (HTGC 1).
Đề nghị điều chỉnh điều 9.3 của QC41 lại quy định đối với đèn tròn, không nhấp nháy như sau:
Các phương tiện giao thông ở vị trí trước nơi đường giao nhau (trước vạch “Dừng lại” hoặc vị trí của đèn tín hiêu, trong trường hợp ko có vạch”Dừng lại”) có trách nhiệm tuân thủ các quy định sau:
-
Khi tín hiệu xanh (Đèn xanh): Các phương tiện được tiến vào nơi đường giao nhau, được ưu tiên đi thẳng qua nơi đường giao nhau, được phép rẽ trái qua nơi đường giao nhau nhưng phải nhường đường cho các phương tiện đi thẳng từ phía ngược lại, được rẽ phải qua nơi đường giao nhau nhưng phải nhường đường cho các phương tiện và người đi bộ đi thẳng.
Đối với đèn vàng, cần phải quy định rõ: đó là báo hiệu sự chuyển đôi tín hiệu đèn từ xanh sang đỏ. Khi gặp đèn vàng, lái xe phải giảm tốc độ và tính toán sao cho khi đèn đỏ hiện lên, xe ko được đi vào nơi đường giao nhau nữa. Trong thời gian đèn vàng, xe có thể dừng lại trước vạch “Dừng lại”, nhưng cũng có thể vượt qua vạch “Dừng lại” để đi qua nơi đường giao nhau.
Cụ thể chỉnh sửa điều mục quy định về đèn vàng như sau:
- Tín hiệu vàng (Đèn vàng): Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và dừng lại an toàn trước nơi đường giao nhau . Trường hợp, khi tín hiệu vàng bắt đầu sáng mà phương tiện đã quá gần hoặc ko thể dừng lại an toàn trước nơi đường giao nhau, phương tiện phải cẩn trọng đi vào và qua hẳn nơi đường giao nhau.
-
Khi tín hiệu đỏ (đèn đỏ): Các phương tiện không được phép đi vào nơi đường giao nhau. Các phương tiện đã ở trong nơi đường giao nhau (khi đèn chuyển sang đỏ), phải cẩn trọng và khẩn trương đi hẳn qua nơi đường giao nhau.
2.3.2 Quy định đối với đèn cho người đi bộ qua đường:
-
Đèn xanh: người đi bộ được phép đi qua đường trong phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
-
Đèn đỏ: Người đi bộ không được bước xuống lòng đường nữa. Người đi bộ đã ở dưới lòng đường, cần khẩn trương đi qua đường.
3. Phụ lục: Đèn tín hiệu:
Để đảm bảo giao thông an toàn, hiệu quả và khả thi trong việc chấp hành, cần bổ xung tại Phụ lục một số quy định về việc lắp đặt, điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu, như sau:
3.1. Đối với đèn đặt tại nơi đường giao nhau các phương tiện giao thông đường bộ (xe cơ giới, xe thô sơ)
- Đèn xanh từ các hướng giao cắt với nhau (kể cả cắt ngang, cắt chéo, đối đầu trực diện) ko được sáng cùng 1 lúc. Đèn xanh từ hướng này chỉ được bật sau khi đèn đỏ từ hướng giao cắt với hướng đó bật sáng (kể cả các hướng rẽ trái)
- Đèn xanh từ các hướng nhập lại với nhau có thể cùng sáng, phương tiện từ các hướng đi thẳng được quyền ưu tiên đi (phương tiện từ các hướng rẽ tới nhập làn, phải nhường đường cho các phương tiện đi thẳng)
- Thời gian đèn vàng sáng phải đủ để trong thời gian đó, các phương tiện có thể dừng lại an toàn trước nơi đường giao nhau. Ví dụ:
* Đối với đoạn đường cho tốc độ đến 50km/h thời gian đèn vàng tối thiểu là 3s
* Đối với đoạn đường cho tốc độ từ trên 50km/h tới 80km/h thời gian đèn vàng tối thiểu là 5s.
- Đèn đỏ từ các hướng giao cắt với nhau phải cùng sáng 1 thời gian sao cho phương tiện đã vào trong nơi đường giao nhau trước khi đèn đỏ hướng này bật sáng có đủ thời gian để đi hẳn qua nơi đường giao nhau trước khi đèn xanh từ hướng giao cắt với nó bật sáng
- Trường hợp tại nút giao có 2 giàn đèn trên 1 hướng đi: 01 đặt ở trước nơi đường giao nhau, 01 treo giữa nơi đường giao nhau. Nếu tín hiệu của 2 giàn đèn đó lệch nhau, trước giàn đèn số 2 phải có vạch dừng lại. Giàn đèn thứ 1 có hiệu lực đối với người tham gia giao thông ở trước giao lộ. Giàn đèn thứ 2 có hiệu lực đối với người tham gia giao thông trong giao lộ.
3.2. Đối với đèn tín hiệu cho người đi bộ:
- Đèn xanh và đèn đỏ ko được cùng sáng 1 lúc.
- Khi đèn cho người đi bộ hiện xanh, đèn từ các hướng của các phương tiện cắt qua đường dành cho người đi bộ phải hiện đỏ.
- Khi đèn cho người đi bộ hiện đỏ, đèn từ các hướng giao với đường cho người đi bộ sẽ tiếp tục đỏ 1 thời gian đủ để người đi bộ đã bước xuống lòng đường đi hẳn qua phía bên kia đường
4. Kiến nghị thêm: Để tăng tính an toàn và hiệu quả giao thông,
- Cần lắp bổ xung đèn đếm ngược tại các nơi đường giao nhau,
- Khi tàu hỏa qua đường, các hướng giao nhau với đường tàu ko được bật đèn xanh
- Cần lắp nút ấn xin đèn xanh đối với đèn cho người đi bộ qua đường.