Quế võ-Bắc Ninh ạ.
Đây là 2/4 thứ tìm đc trong hầm khi đào thấy.
2 thứ còn lại là 1 thanh kiếm đã bị han gỉ+ 1 lọ có hoa văn đã bị vỡ nên người nhà vứt đi mất rồi.
E thấy 2 thứ này không còn hoa văn và con triện, chỉ còn 1 lớp men đang vị vôi hóa
Rảnh rỗi em góp vui chút về đồ gốm xưa, kiến thức còn hạn hẹp, có gì sai hay thiếu nhờ các cụ bổ xung. Và lại chờ các cụ
muachieukyniem, cụ
PhanLeThien, cụ
trungduong2211 vào góp vui.
Đồ gốm và đồ sứ khác nhau ở cốt và nhiệt độ nung, gốm cốt đất, nung nhẹ lửa nên xốp và dễ vỡ; cốt mịn chặt và nung già thêm thì thành sành. Cốt có cao lanh và nặng lửa thì thành sứ, gõ lên tiếng trong và ngân lâu hơn gốm. Thời cổ, đk hạn hẹp nên có khi chỉ nặn đồ phơi khô mà dùng, như kiểu trẻ con hồi bé nặn đất chơi, sau là đến nung thành gốm. Cái âu cụ
VuQuybn cầm trên kia là gốm; và là gốm Hán/ Đường, lý do là nó phủ men toàn bộ cả đáy và ko có chấm kê; gốm Việt thì đáy mộc và có chấm kê.
Âu đó khá là to mà nhìn tương đối tròn, thành lại mỏng nên em nghĩ là trình độ làm thuộc dạng cao ở thời đó, từ chọn cốt liệu, tạo hình đến khi nung phải đều lửa và vừa tới, quá là vênh méo ngay! Vì thế người sử dụng đồ này cũng thuộc dạng cao cấp. Xưa, các qui định về đồ dùng tương đương với vị trí người dùng đồ rất chặt chẽ, ko như giờ, có đk thì ăn bò dát vàng là có ngay, thích rồng phượng thêu xuống giày cũng có, lại còn ko ngại thị phi như vị trí này nọ, sướng hơn vua!
Các đồ Hán nếu ko quá đặc biệt thì ngoài giá trị lịch sử, giá trị kinh tế khá bt, như đồ gốm Việt cổ cũng vậy. Nếu là về sau, dòng men ngọc hay xanh trắng có giá trị nghệ thuật cao hơn, nhìn nó đẹp và cuốn hút sẽ có giá cao.
Em thì chưa có và cũng ko có ý định với đồ Hán hay Đường Tống. Tống men ngọc rất đẹp nhưng giờ đồ giả khá nhiều, hàng thật thì rất đắt; thế nên em kiếm ít gốm Việt cùng thời, vừa rẻ đẹp lại của các cụ nhà mình, chả tội gì mà chơi đồ kia!
Mời các cụ xem chiếc âu khủng, đk miệng 20cm lòng sâu 11cm có 5 chấm kê, trôn mộc, vẽ ám hoạ rất đẹp và tình trạng còn tương đối tốt. Em cho là thời Lý Trần, do thời này men và hoạ tiết này khá thịnh hành; cơ mà âu kích thước lớn như này thì hiếm.
Và em đoán nó nguyên thuỷ là men trắng (gọi là men hoa bưởi), và chắc được chôn ở vùng đất gò đồi đá ong giàu tinh thể sắt nên men bị ngấm màu vàng; nhưng cũng rất may là vì vùng gò đồi cao, ít nước ngầm nên men còn bóng tốt như giờ; chứ nếu ở vùng trũng thấp bùn nước thì khéo không còn gì!