- Biển số
- OF-138332
- Ngày cấp bằng
- 13/4/12
- Số km
- 2,331
- Động cơ
- 390,417 Mã lực
Thế trận đánh ĐNA của TQ
Thế trận binh lực của Trung Quốc: Không quân dày đặc phía nam
25/05/2012 3:36
Trung Quốc đang bố trí lực lượng hùng hậu gồm máy bay tiêm kích, cường kích và ném bom ở khu vực biên giới phía nam của nước này.
Theo báo cáo Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012 của Bộ Quốc phòng Mỹ, không quân Trung Quốc hiện có 29 sư đoàn gồm các loại: máy bay tiêm kích, máy bay cường kích, máy bay ném bom và máy bay vận tải. Ngoài ra, 3 hạm đội hải quân nước này cũng được biên chế tổng cộng 6 sư đoàn máy bay chiến đấu. Trong đó, Trung Quốc hiện có tổng cộng 8 sư đoàn chiến đấu cơ và 1 sư đoàn máy bay vận tải ở khu vực sát biên giới phía nam. Cụ thể, số sư đoàn chiến đấu cơ tại đây gồm: 1 sư đoàn tiêm kích của quân khu Thành Đô, 4 sư đoàn tiêm kích và 1 sư đoàn ném bom của quân khu Quảng Châu, 2 sư đoàn gồm máy bay tiêm kích, cường kích và ném bom của hạm đội Nam Hải. Theo đó, một lực lượng máy bay chiến đấu đông đảo của Trung Quốc đang đồn trú trên đảo Hải Nam (cách quần đảo Hoàng Sa Việt Nam khoảng 430 km). Vùng sát biên giới phía nam trở thành khu vực tập trung lực lượng chiến đấu cơ Trung Quốc dày đặc nhất.
Để tăng cường khả năng tác chiến cho lực lượng trên không hùng hậu, Bắc Kinh ra sức nâng cấp, hiện đại hóa các loại chiến đấu cơ. Về máy bay tiêm kích, Trung Quốc đang chủ yếu sử dụng các loại gồm J-7, J-8, J-10, J-11 do nước này tự sản xuất và Su-27, Su-30 được Nga chế tạo. Số máy bay trên hầu hết là chiến đấu cơ đa nhiệm, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí gồm súng pháo, tên lửa đối không, đối hạm, tấn công mặt đất và bom. Tuy nhiên, Trung Quốc đang dần thay thế 2 dòng chiến đấu cơ J-7 và J-8 bằng các loại hiện đại hơn như J-10, J-11, JF-17. Gần đây, J-10, J-11 và JF-17 trở thành niềm tự hào của Bắc Kinh nhờ vào năng lực tác chiến tầm xa. Điển hình như máy bay tiêm kích đa năng J-10 có tốc độ tối đa trên 2.000 km/giờ, bán kính chiến đấu lên đến 1.600 km (khi được tiếp nhiên liệu trên không).
Sơ đồ bố trí lực lượng không quân Trung Quốc - Đồ họa: Hoàng Đình
Đối với máy bay cường kích, Trung Quốc chủ yếu dựa vào loại JH-7 có bán kính tác chiến lên đến 1.700 km. Ngoài ra, Bắc Kinh còn nâng cấp số máy bay ném bom H-6, vốn có nguồn gốc từ dòng Tu-16 của Nga, đạt bán kính chiến đấu 1.800 km và mang được 9 tấn bom, tốc độ xấp xỉ 1.000 km/giờ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn bổ sung hàng chục máy bay do thám, cảnh báo sớm tối tân cho lực lượng không quân.
Ngoài việc tăng cường năng lực không quân, Bắc Kinh còn phát triển nhiều dòng tên lửa tấn công. Đến nay, tên lửa DF-5 của Trung Quốc đạt tầm bắn lên đến 13.000 km, đủ sức bao trùm khu vực Nam Thái Bình Dương lẫn toàn bộ châu Phi.
Phân bổ lực lượng không quân Quân khuLực lượngBắc Kinh3 sư đoàn máy bay tiêm kích2 sư đoàn máy bay vận tảiLan Châu2 sư đoàn máy bay tiêm kích1 sư đoàn máy bay ném bomNam Kinh3 sư đoàn máy bay tiêm kích1 sư đoàn máy bay cường kích1 sư đoàn máy bay ném bomQuảng Châu4 sư đoàn máy bay tiêm kích1 sư đoàn máy bay ném bom1 sư đoàn máy bay vận tảiTế Nam2 sư đoàn máy bay tiêm kích1 sư đoàn máy bay cường kíchThành Đô2 sư đoàn máy bay tiêm kích1 sư đoàn máy bay vận tảiThẩm Dương3 sư đoàn máy bay tiêm kích1 sư đoàn máy bay cường kíchHạm đội Nam Hải2 sư đoàn chiến đấu cơHạm đội Đông Hải2 sư đoàn chiến đấu cơHạm đội Bắc Hải2 sư đoàn chiến đấu cơ(nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)Lực lượng tên lửa tấn công của Trung Quốc
Chủng loạiTầm bắn(km)Số lượngtên lửaSố lượng bệ phóngTên lửa liên lục địa
Trên 5.50050 - 7550 - 75Tên lửa đạn đạo tầm xa
3.000 - 5.5005 - 205 - 20Tên lửa đạn đạo tầm trung
1.000 - 3.00075 - 10075 - 100Tên lửa đạn đạo tầm ngắn
Dưới 1.0001.000 - 2.000200 - 250Tên lửa hành trình
Trên 1.500200 - 50040 - 55
Thế trận binh lực của Trung Quốc: Vành đai Đông Nam
24/05/2012 3:19 Lực lượng bộ binh tại 3 quân khu Quảng Châu, Nam Kinh và Tế Nam đóng vai trò kiến tạo vành đai phía đông nam của Trung Quốc.
Theo báo cáo Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012 của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang hiện đại hóa lục quân theo hướng đa nhiệm. Bắc Kinh liên tục bổ sung nhiều loại xe bọc thép, xe tăng hạng nặng, pháo binh tầm xa cùng pháo cao xạ cho lực lượng quân sự mặt đất. Ngoài ra, lục quân Trung Quốc cũng được biên chế ngày càng nhiều hơn các loại máy bay trực thăng tấn công, ví dụ như dòng Z-10 chuyên đánh phá mặt đất. Đồng thời, Bắc Kinh đang dần chuyển đổi cấu trúc tổ chức lực lượng mặt đất với trọng tâm vào những lữ đoàn có tính lưu động cao, phản ứng nhanh, tăng cường khả năng viễn chinh. Vì thế, lục quân nước này liên tục được bổ sung nhiều loại phương tiện đổ bộ tấn công mặt đất.
Hiện tại, quân đội Trung Quốc được chia thành 7 quân khu: Bắc Kinh, Lan Châu, Nam Kinh, Quảng Châu, Tế Nam, Thành Đô, Thẩm Dương. Trong đó, 3 quân khu là Nam Kinh, Quảng Châu và Tế Nam kết hợp tạo thành vành đai quân sự Đông Nam của Trung Quốc với khoảng 400.000 binh sĩ.
Số lượng binh sĩ đóng tại vành đai này không nhiều so với các khu vực khác. Tuy nhiên, toàn bộ lục quân Trung Quốc hiện hữu tại đây chuyên trách tấn công, đổ bộ. Cụ thể, cả 8 quân đoàn đồn trú tại 3 quân khu này đều là lực lượng tấn công và đổ bộ, trong khi 10 quân đoàn đóng ở 4 quân khu còn lại chủ yếu tập trung vào chức năng phòng thủ. Trong đó, 3 quân đoàn tấn công tại quân khu Tế Nam đóng vai trò hỗ trợ điều phối trực tiếp cho lực lượng tại Quảng Châu và Nam Kinh.
Sơ đồ bố trí lực lượng lục quân Trung Quốc - Đồ họa: Hoàng Đình
Đồng thời, 3 sư đoàn kỵ binh bay và 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ chuyên tác chiến nhanh cũng đều hiện diện tại vành đai Đông Nam. Đặc biệt, lực lượng kỵ binh bay được đặt trọng tâm tại quân khu Quảng Châu. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng tỏ ra rất ưu ái cho vành đai Đông Nam khi triển khai toàn bộ 2 sư đoàn pháo binh chủ lực đến đồn trú. Vì thế, lực lượng quân sự mặt đất của Trung Quốc đóng tại đây được xem như là tiền đồn cho các cuộc tấn công, đổ bộ khi cần thiết.
(Nguồn: Bộ quốc phòng Mỹ)