Thi thoảng vài post vẫn nhắc lại mấy cụ thuộc Hà Nam Ninh cũ tranh luận tên gọi. Em quê Nam Định đây, nhưng dịp sáp nhập lần này suy nghĩ không nặng nề tên gọi và nghĩ tên gọi mới chắc các cụ ở trên cao đã có nguyên nguyên tắc trong quá trình xây dựng đề án này rồi. Còn em thấy nên lưu giữ tên có giá trị văn hóa lịch sử và nhất là tên gợi điều hay, giá trị tốt đẹp; tên gọi nên dễ đọc, dễ phát âm (cả người Việt và người ngoại quốc), một số từ Việt rất khó cho người nước ngoài phát âm; kế thừa tối đa những giá trị liên quan chỉ dẫn địa lý cũ; và nên ngắn gọn, theo hướng tinh giản, gọn nhẹ.
Còn về quy mô sáp nhập, em phận thảo dân, thuộc khối ngoài Nhà nước nên chỉ suy nghĩ thế này: Ngoài vấn đề thủ tục hành chính đang ngày càng được số hóa, thì rõ ràng vẫn phải xem xét kỹ lưỡng đến khả năng ứng phó ở cấp cơ sở với các tình huống liên quan đến an ninh, quốc phòng, y tế trong thời buổi nhiều nguy cơ đe dọa truyền thống và phi truyền thống như thiên tai bão lụt, động đất, bệnh dịch, vũ khí sinh học, bức xạ lạ làm hỏng hạ tầng tin học, điện tử, virus máy tính. Đây chính là năng lực làm nên sức mạnh quốc gia trong các tình huống nêu trên. Người dân được thuận tiện trong đời sống nhưng cũng tương tác chặt chẽ với chính quyền cấp cơ sở, tránh tình huống bị bỏ lại phía sau trong các biến động, rủi ro an ninh, an toàn. Ngoài vấn đề cấp xã, thì còn cấp thôn, xóm ở dưới cũng phải có sự phối hợp tương ứng với cấp xã mới sau sáp nhập. Năng lực xử lý của cấp cơ sở (xã) sau sáp nhập phải đảm bảo khả năng trên với số dân và phạm vi sinh sống của người dân cấp cơ sở.
Việc số hóa việc quản lý thì hiện đang làm nhưng cũng cần đặt ra tình huống hạ tầng số hóa bị vô hiệu hóa thì quy mô bao nhiêu thì khả năng xử lý của cấp cơ sở chạy hoàn toàn bằng cơm vẫn có khả năng xử lý được, đây là vấn đề giới hạn liên quan đến năng lực sinh học của con người. Cho nên thay vì chỉ nghĩ đến việc tinh gọn một cách cực đoan bằng kỹ thuật công nghệ như giảm bao nhiêu số đơn vị cấp sơ sở, số cán bộ công chức thì có thể xem xét tiếp cận ở khía cạnh khác là bộ máy hành chính là phương tiện, hệ thống cung cấp phúc lợi khác cho người dân thì khi đó to và nhiều thì người dân cũng có lợi. Tức là hệ thống vừa quản lý tốt vừa gia tăng phúc lợi tối đa cho cư dân mới là bộ máy Nhà nước tốt. Ý em là có cách thức khuyến khích, do lường cán bộ công chức tạo ra giá trị gia tăng trong công việc của chính họ. Tất nhiên đây là việc khó, đòi hỏi tư duy sáng tạo đột phá trong cách thức quản lý, em chỉ nghĩ và chém gió vậy thôi.

Em ví dụ: Các cán bộ công chức làm việc trực tiếp với nhân dân sẽ có hệ thống chấm điểm, khi người dân làm xong việc gì thì chấm điểm, dân chấm điểm càng cao, thì cuối tháng thưởng càng cao. ( Thái độ phục vụ, chuyên môn, ngôn từ giao tiếp, tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo ....) giống kiểu khách đánh giá 1-5 sao trong các dịch vụ online bây giờ. Tổng điểm của các bộ phận trực tiếp sẽ tính ra tổng điểm của cấp quản lý gián tiếp, cấp lãnh đạo. Ai cũng phải cố gắng làm việc tốt để người dân cho điểm cao tý thì cuối tháng đều vui vẻ nhận tiền thưởng, nếu ko chỉ có lương cứng thôi.

Khi đó thay vì ngân sách để nuôi bộ máy thì mặt khác ngân sách giúp bộ máy đạo tạo, tuyên truyền, nâng cao nếp sống, ứng xử, hiểu biết pháp luật của người dân, và về tổng thể lại gián tiếp thúc đẩy nhiều mặt ngoài xã hội.
Tương lai sau này, khi bọn robot AI nó khôn lên và năng lực vượt xa mọi bộ não của người dù là dạng IQ cao thì em nghĩ sẽ đến lúc nó sẽ thống trị các ông người chúng ta. Khi đó có lẽ sẽ đặt ra vấn đề sáp nhập quốc gia lãnh thổ và xây dựng một chính phủ duy trên trên toàn cầu thôi, không phân chia biên giới như bây giờ nữa. Mọi tính toán phân bổ nguồn lực cũng sẽ được chính phủ AI tính toán phân bổ một cách hợp lý, hài hòa đảm bảo đời sống của từng cá nhân, sắc tộc. Đợt tinh giản sáp nhập lần này là bài học kinh nghiệm cho chính phủ AI sau này đới các cụ ợ.

