[Funland] Thông tin sáp nhập xã, huyện, tỉnh

evnspc

Xe tải
Biển số
OF-870777
Ngày cấp bằng
2/11/24
Số km
260
Động cơ
48,022 Mã lực
Tuổi
38
Em xem lại danh sách 20 cục thuế đúng là tréo ngoe mạnh ai nấy chạy :) không có một chủ trương thống nhất.

Không biết sau nhập tỉnh các "khu vực" có đảo lại một lần nữa không?
đảo lại chắc rồi ví dụ vũng tàu và đồng nai sáp nhập cục thuế, ông Vũng Tàu chưa ngồi ấm chỗ thì phải sang tp HCM, ko biết trả lại cho Đồng Nai hay sáp nhập với thuế tp HCM luôn
 

obi

Xe điện
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
2,366
Động cơ
-70,748 Mã lực
các cụ ngoài kia thấy còn nặng phân biệt vùng miền quá ha, tỉnh này tỉnh kia, quê chỉ có 1 đó là Việt Nam.
Ai cũng như cụ có phải đơn giản ko nhỉ.
Có cụ chả phải vì gì đâu, lấy tên của tỉnh cũ theo họ là nhỏ và nghèo là họ ko thích, cứ thử sáp nhập với những Tp TTTW giầu có xem các cụ ấy có kêu ko?
Ở trỏng em thấy đồn AG + ĐT lấy tên là ĐT, thủ phủ là Sa Đéc mà theo em hiểu thì ở miền tây Long Xuyên chỉ kém CT và AG cũng có nhiều cái hơn ĐT mà có thấy các cụ An Giang nói gì đâu.
 

nguyennamkstl

Xe hơi
Biển số
OF-877299
Ngày cấp bằng
13/3/25
Số km
110
Động cơ
1,456 Mã lực
Tuổi
34
Ai cũng như cụ có phải đơn giản ko nhỉ.
Có cụ chả phải vì gì đâu, lấy tên của tỉnh cũ theo họ là nhỏ và nghèo là họ ko thích, cứ thử sáp nhập với những Tp TTTW giầu có xem các cụ ấy có kêu ko?
Ở trỏng em thấy đồn AG + ĐT lấy tên là ĐT, thủ phủ là Sa Đéc mà theo em hiểu thì ở miền tây Long Xuyên chỉ kém CT và AG cũng có nhiều cái hơn ĐT mà có thấy các cụ An Giang nói gì đâu.
Thế hỏi cụ nha, cụ quê đâu nào.
 

nguyennamkstl

Xe hơi
Biển số
OF-877299
Ngày cấp bằng
13/3/25
Số km
110
Động cơ
1,456 Mã lực
Tuổi
34
300 Pages: ngoại trừ nói về chuyện giữ tên với mất tên, ghép tên với đổi tên thì các cụ không nói được gì về cái khác à??
Chả cụ nào nói về việc sáp nhập rồi thì có gì sẽ thay đổi? Các vấn đề về quản lý, kinh tế xã hội, đời sống dân cư.. sẽ thay đổi theo hướng nào? Có thể có vấn đề gì ảnh hưởng..?
Cả họ xúm lại bàn mỗi chuyện đặt tên cháu thế nào, cấm nói gì đến chuyện sẽ nuôi dưỡng nó ra làm sao, dạy dỗ nó thế nào, học hành tiếp theo ra sao? Nhờ các cu đặt cái tên tỉnh mà dân thành giàu lên à? chính quyền mạnh lên à??
E ngồi hóng xem cụ có đề xuất hay cao kiến gì mới hông. :-/
 

opeth88

Xe hơi
Biển số
OF-370699
Ngày cấp bằng
17/6/15
Số km
188
Động cơ
251,448 Mã lực
Ai cũng như cụ có phải đơn giản ko nhỉ.
Có cụ chả phải vì gì đâu, lấy tên của tỉnh cũ theo họ là nhỏ và nghèo là họ ko thích, cứ thử sáp nhập với những Tp TTTW giầu có xem các cụ ấy có kêu ko?
Ở trỏng em thấy đồn AG + ĐT lấy tên là ĐT, thủ phủ là Sa Đéc mà theo em hiểu thì ở miền tây Long Xuyên chỉ kém CT và AG cũng có nhiều cái hơn ĐT mà có thấy các cụ An Giang nói gì đâu.
An Giang combat trên tiktok cụ nhé :)), trên otf này chắc đã có ai ng an giang ;))
Screenshot_2025-03-20-13-14-02-14_a23b203fd3aafc6dcb84e438dda678b6.jpg
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,994
Động cơ
1,041,496 Mã lực
Thật ra về tổ chức phân vùng, phân cấp chính quyền thì có nhiều mô hình khác nhau. Tham khảo các nước khác xem mô hình nào phù hợp với mình thì học theo nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của mình hiện nay là đc. Để dân biết, dân bàn, khỏi đoán già đoán non thì nên công khai cái mô hình phân cấp mới ntn, tổ chức ra sao và các tiêu chí cụ thể là gì.
Cũng nên phân biệt các khái niệm “Phân cấp chính quyền quản lý hành chính” và “Phân cấp địa giới hành chính”.
1. Phân cấp quản lý hành chính thành 2 cấp chính quyền:
- Cấp Tỉnh, TPtw: Có quy mô diện tích, dân số ntn(như thông tin gần đây thì gấp 2; 3 lần các tỉnh hiện tại).
- Cấp cơ sở trực tiếp: Có quy mô diện tích, dân số tương đương khoảng 4; 5 xã phường hiện tại. Tên gọi dự kiến là Xã, Phường, Đặc Khu.

2. Phân cấp địa giới hành chính làm 5 cấp. Việc này thực chất để khoanh vùng địa giới, chi tiết hoá địa bàn, địa chỉ để tiện quản lý hành chính và thuận lợi truyền tải thông tin. Không có mâu thuẫn gì với việc tổ chức chính quyền 2 cấp.
- Cấp Vùng
- Cấp Tỉnh; TPtw
- Cấp Huyện; Quận; TPtt; Thị Xã
- Cấp Xã; Phường; Đặc khu
- Cấp Thôn; Tổ dân phố; Khu dân cư.
——
Phân cấp địa giới cấp Quận; Huyện; Thị xã; Tptt như này thì các quận, huyện, tp vẫn đc giữ nguyên tên nhưng chỉ đơn thuần là phân vùng địa bàn để định vị, thuận lợi cho việc quản lý thôi chứ không phát sinh thêm bất cứ gì khác.
Nó cũng tương tự như cấp Vùng hoặc Cấp Tổ dân phố, khu dân cư(dưới cấp xã). Phân ra để quản chứ không có cấp chính quyền.
Trong địa giới quận, huyện đó sau sáp nhập lại xã, phường sẽ có 4; 5 xã phường và tên quận, huyện đơn giản chỉ là để khoanh vùng địa giới các xã, phường trong phạm vi của nó. Tương tự như không có chính quyền cấp vùng nhưng vẫn có phân vùng và khi nói vùng Bắc Trung Bộ thì ai cũng hiểu ngay nó ở đâu và gồm những tỉnh nào vậy.
Ví dụ địa chỉ hiện tại của em là:
Số 248 - Phố X - Tổ 10 - Phường Minh Khai - Quận 2 Bà - TP HN.
Sau sáp nhập thì đổi thành:
Số 248 - Phố X - Tổ 10 - Phường Mới- Quận 2 Bà - TP HN. Thuộc phạm vi quản lý hành chính của Phường Mới (Quận 2 Bà) - TP HN.
—- về căn bản thì chỉ thay đổi tên và địa giới cấp phường, tỉnh còn các cấp khác không thay đổi, xáo trộn gì cả.
Khác nhau về phân cấp quản lý hành chính của chính quyền thì trước là Phường, Quận, TP thì giờ thành Phường, TP nên gọn hơn, dễ hiểu hơn, chắc chắn sẽ thuận lợi hơn vì ít đầu mối.
Cấp phường là chính, trên cấp phường thì lên TP.
—-
Các cụ cứ muốn xoá chính quyền cấp quận huyện và xoá luôn tên quận, huyện, thị xã, tp thì khi xem tv hay đọc báo tin tức kiểu Xã Tuy Lai- Tp HN; xã Phùng Xá - Tp HN thì các cụ sao biết nó ở đâu? Mỗi tỉnh thành sẽ có gần trăm Xã, Phường sau sáp nhập nên không thể nhớ hết đc đâu.

Tất nhiên đây chỉ là ý kiến cá nhân em.
Cụ ở mỹ đức à ?
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
5,553
Động cơ
1,141,002 Mã lực
Nằm ven bờ sông nhưng độ sâu luồng lạch hạn chế, hay bị bồi lắng, rồi hạ tầng giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt ko có thì kết nối vào đâu. Vận chuyển hàng hoá đến các nhà máy, KCN ở 2 tỉnh này đi qua cảng HP rồi theo QL10 về 2 tỉnh này có khi còn nhanh và ít chi phí hơn
Cụ cho rằng vận chuyển đường bộ mà chi phí rẻ hơn đường thủy thì sai hoàm toàn nhé.
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,846
Động cơ
798,815 Mã lực
Cụ ở mỹ đức à ?
Em ở Hà Đông bên dòng sông Nhuệ trong xanh cụ ạ. Em lấy đại mấy ví dụ các xã ở Hà Nội để mọi người dễ hình dung là dù ở Hà Nội nhưng nếu chỉ có tên xã thì cũng chẳng mấy ai biết đó là chỗ nào thôi.
 

BDS68

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
32,162
Động cơ
6,008,532 Mã lực
300 Pages: ngoại trừ nói về chuyện giữ tên với mất tên, ghép tên với đổi tên thì các cụ không nói được gì về cái khác à??
Chả cụ nào nói về việc sáp nhập rồi thì có gì sẽ thay đổi? Các vấn đề về quản lý, kinh tế xã hội, đời sống dân cư.. sẽ thay đổi theo hướng nào? Có thể có vấn đề gì ảnh hưởng..?
Cả họ xúm lại bàn mỗi chuyện đặt tên cháu thế nào, cấm nói gì đến chuyện sẽ nuôi dưỡng nó ra làm sao, dạy dỗ nó thế nào, học hành tiếp theo ra sao? Nhờ các cu đặt cái tên tỉnh mà dân thành giàu lên à? chính quyền mạnh lên à??
May cụ 10 năm mới nói được một câu, chứ nói nhiều thì e rằng tháo bánh với khóa nick từ lâu rồi #:-s
 

obi

Xe điện
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
2,366
Động cơ
-70,748 Mã lực
em mất hết tên quê nhưng mà công nhận đúng như bác nói, chưa kể các cty đa quốc gia. Quê em Nam Định vào Ninh Bình cũng buồn nhưng mà có thể các bác không biết chứ NB đã đầu tư bao nhiêu tiền xây dựng thương hiệu du lịch. Lên bản đồ anh google rồi mấy trang review du lịch tripadvisor các thứ cái tên Ninh Bình phổ biến hơn Hà Nam và Nam Định là cái chắc. Chả nhẽ đập bỏ công sức gây dựng suốt chục năm qua. NB đã bắt đầu promote du lịch từ 2014 cho đến nay các bác ạ. Giờ thì gặt trái ngọt rồi. Bao nhiêu bài báo pr theo cái tên Ninh Bình bằng đủ ngôn ngữ.

Nói chung vụ này em chỉ tiếc, tiếc cho các quê hương của mình vì tầm nhìn thua cq các tỉnh khác, không có vị thế mà deal.
Tiện thể các cụ ấy bem nhau cho đỡ ấm ức trong lòng, chứ giải quyết vấn đề gì đâu.
Việc sáp nhập tỉnh là việc hệ trọng quốc gia, có Đảng, chính phủ và nhà nước lo, tất cả đều sẽ được xem xét thấu đáo, khi QĐ rồi thì sẽ thỏa mãn mọi tâm tư thắc mắc của người dân,
Em đề nghị min, mod khóa thớt được rồi, vì có một số cụ mượn cớ bỉ bôi chê bai các địa phương khác, gây mất đoàn kết.
 

bantci

Xe hơi
Biển số
OF-70407
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
140
Động cơ
429,965 Mã lực
Thực ra thế này cụ ạ.
Trong 03 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình
Húng nhất là Nam Định, các cụ Hà Nam, Ninh Bình có lẽ lành hơn.
Nam Định hơn 02 tỉnh kia kha khá nhiều mặt nên bay màu tên tỉnh cũng cay lắm chứ cụ!
Trong khi lấy tên tỉnh mới là tên tỉnh "mâm dưới" - cái này ắt hẳn là suy nghĩ của nhiều cụ Nam Định.
Tóm lại các cụ Nam Định không chịu đâu.
Còn thở là còn chiến đấu!
Em sống ở quê 18 năm, đi học đi làm đến nay 30 năm, ở quê còn bé chưa bao giờ phải lên UBND huyện, lên Hà Nội 30 năm rất hiếm khi lên UBND Quận, chưa bao giờ lên UBND TP để làm việc, chủ yếu có một số việc làm ở UBND Phường. Em chắc đa số các cụ ở đây cũng thế thôi. Nên cái UBND Tỉnh nó đặt ở đâu cũng ko quan trọng lắm. Còn cái gọi là vùng quê, có chung giọng nói, có chung phong tục tập quán thì nó vẫn thế, vẫn ở đấy. Các cụ lo mất quê làm gì.
 

obi

Xe điện
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
2,366
Động cơ
-70,748 Mã lực
O NĐ có ý kiến ý cò kiểu đàn anh thôi, Hà Nam kệ, Ninh Bình giao thì làm chứ cũng chả xin. Nghe ý là vậy.
Làm các anh tự ái thì mệt lắm. các anh lại nhận cùng đẳng cấp với TP lớn cơ ko thích các em đâu.
 

Entropy

Xe điện
Biển số
OF-747676
Ngày cấp bằng
26/10/20
Số km
2,426
Động cơ
3,504,591 Mã lực
Thực ra thế này cụ ạ.
Trong 03 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình
Húng nhất là Nam Định, các cụ Hà Nam, Ninh Bình có lẽ lành hơn.
Nam Định hơn 02 tỉnh kia kha khá nhiều mặt nên bay màu tên tỉnh cũng cay lắm chứ cụ!
Trong khi lấy tên tỉnh mới là tên tỉnh "mâm dưới" - cái này ắt hẳn là suy nghĩ của nhiều cụ Nam Định.
Tóm lại các cụ Nam Định không chịu đâu.
Còn thở là còn chiến đấu!
Chả phải mâm dưới hay trên gì đâu cụ, cái quan trọng lấy 1 tên bỏ hai tên bất kì đều khiên cưỡng cả. Em quê NĐ ko phản đối thủ phủ tại HL, thậm chí em còn ủng hộ đặt tại đó vì đỡ lệch hơn và có điều kiện phát triển du lịch hơn - động lực phát triển cả tỉnh nhưng riêng cái tên tỉnh thì lấy cái mới nếu ko muốn dùng Hà Nam Ninh.
 

bbanana

Xe đạp
Biển số
OF-304693
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
22
Động cơ
303,777 Mã lực
Nơi ở
Hà Tây
300 Pages: ngoại trừ nói về chuyện giữ tên với mất tên, ghép tên với đổi tên thì các cụ không nói được gì về cái khác à??
Chả cụ nào nói về việc sáp nhập rồi thì có gì sẽ thay đổi? Các vấn đề về quản lý, kinh tế xã hội, đời sống dân cư.. sẽ thay đổi theo hướng nào? Có thể có vấn đề gì ảnh hưởng..?
Cả họ xúm lại bàn mỗi chuyện đặt tên cháu thế nào, cấm nói gì đến chuyện sẽ nuôi dưỡng nó ra làm sao, dạy dỗ nó thế nào, học hành tiếp theo ra sao? Nhờ các cu đặt cái tên tỉnh mà dân thành giàu lên à? chính quyền mạnh lên à??
Việc phát triển như thế nào nó phụ thuộc vào đường lối bên trên và phân bố ngân sách của tỉnh đó. Theo ngu kiến của mình sẽ rất có khả năng quê anh quê tôi và thiên vị hóa việc phát triển ở đâu trong tỉnh, hoặc lại con đường cũ ngân sách dồn cho khu phát triển để lấy ngắn nuôi dài với tầm nhìn hàng chục năm (phát triển từ lõi)
Phương án phát triển từ lõi khả năng cao sẽ thực hiện nên tất yếu sẽ có tỉnh (cũ) bị đóng băng hay phát triển cực chậm.
Dù sao đi chăng nữa thì ít nhất trước mắt có thể có chút tích cực : 1 lượng người lao động từ các TP lớn sẽ trở về nơi phát triển của quê hương, lượng lao động của tỉnh kém phát triển hơn sẽ dịch chuyển dần sang trung tâm kinh tế mới.
 

thudoll88

Xì hơi lốp
Biển số
OF-674210
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,621
Động cơ
564,275 Mã lực
Chọn một tên mới toanh thì hóa ra cả 3 tỉnh mất tên, nếu chọn 1 trong 3 tên thì ít ra 1 tỉnh còn được giữ lại tên
Nếu chọn tên mới toanh thì Nam Định của cụ cũng mất tên, chọn tên Ninh Bình thì NĐ cũng mất tên, cụ tâm tư vì tâm lý đố kỵ của cụ.
Chọn 1 tên mới toanh nhưng ghép từ tên 3 tỉnh là công bằng nhất tỉnh nào cũng giữ được 1 chút gì đấy của riêng mình. Ví dụ Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định có thể đặt tên tỉnh mới là Hà Ninh Nam cũng ok mà. Ai đọc tên cũng hiểu hoặc có thể giải thích cho con cháu thêm về lịch sử tỉnh Hà Ninh Nam (chắc chắn giới trẻ nó sẽ thắc mắc) Vốn dĩ là do ba tỉnh Hà Nam Ninh Bình Nam Định trước đây ghép lại. Còn nếu như bỏ quách hai tên tỉnh kia xong rồi chỉ giữ lại là tỉnh Ninh Bình thôi thì coi như tỉnh Hà Nam và Nam định gần như không được nhắc đến nữa và coi như mất vĩnh viễn không ai biết đến sau 2-3 thế hệ nữa. Còn nếu lấy lý do là giữ tên một tỉnh để Không nhất thiết phải đổi giấy tờ dân cả ba tỉnh thì cũng không hợp lý. Vì có thể cái tỉnh được giữ tên lại là tỉnh ít dân nhất. Mà xong đợt này còn bỏ cấp huyện rồi sáp nhập xã đặt tên xã mới thì các địa danh xáo trộn hết cho dù giữ được tên tỉnh thì cũng vẫn phải thay đổi tên xã và các giấy tờ liên quan.
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
5,553
Động cơ
1,141,002 Mã lực
Em sống ở quê 18 năm, đi học đi làm đến nay 30 năm, ở quê còn bé chưa bao giờ phải lên UBND huyện, lên Hà Nội 30 năm rất hiếm khi lên UBND Quận, chưa bao giờ lên UBND TP để làm việc, chủ yếu có một số việc làm ở UBND Phường. Em chắc đa số các cụ ở đây cũng thế thôi. Nên cái UBND Tỉnh nó đặt ở đâu cũng ko quan trọng lắm. Còn cái gọi là vùng quê, có chung giọng nói, có chung phong tục tập quán thì nó vẫn thế, vẫn ở đấy. Các cụ lo mất quê làm gì.
Cụ ở thủ đô lại trung tâm nên chưa thấu hiểu được chuyện ở tỉnh lẻ.
Nếu thủ phủ tỉnh đang ở đó khi sáp nhập được di dời sang tỉnh khác, khu vực còn lại sẽ trở thành vùng nông thôn của tỉnh mới. Khi đó, hạ tầng sẽ ít được đầu tư hơn, kinh tế, văn hóa, xã hội đều suy giảm rõ rệt, và giá trị bất động sản tại đây cũng sụt giảm mạnh. Rõ ràng, trong tình cảnh đó, ít ai có thể cảm thấy vui vẻ khi ở lại.
Khái niệm "mất quê" chỉ là một cách diễn đạt mang tính trừu tượng và nghệ thuật hóa, nhưng đằng sau đó là thực tế về những lợi ích bị mất đi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top