- Biển số
- OF-707972
- Ngày cấp bằng
- 18/11/19
- Số km
- 1,843
- Động cơ
- 137,482 Mã lực
- Tuổi
- 34
HN, SG chắc sẽ được giữ lại nguồn thu ngân sách nhiều hơn để hiện đại hóa chứ với tỷ lệ 21% hiện nay của SG e sẽ khó mà phát triển được 2 con số.
Cụ nhầm đấy ạ, khu đất tây bắc nhà thi đấu Hà Nam đã quy hoạch thành trung tâm hành chính mới của tỉnh, còn tên tỉnh là gì thì chưa rõ ạNinh Bình dạo này đang truyền thông để làm làm thủ phủ HNN hay sao mà thấy hết đăng báo nhân dân, nay lại đăng trang nhất báo dân trí.
![]()
Hà Nam, Nam Định ko thấy lên sóng nhỉ![]()
Phải nói là cả một khối lượng khổng lồ công việc, vụ này mà làm xong thì cụ Lâm xứng đáng được ghi sử sách.Bí thư xã sẽ là tỉnh ủy viên, thậm chí có chân trong thường vụ tỉnh ủy. Khi nhập tỉnh rồi thì các tỉnh tự cân đối ngân sách "Sắp tới chỉ có 7 tỉnh biên giới là trung ương hỗ trợ ngân sách, các tỉnh còn lại phải tự chủ" - ông Bình nói thêm về chủ trương sáp nhập tỉnh.
Cái này SG tâm tư từ lâu lắm rồi cụ ạ, nhưng cũng chưa được giải quyết. Em đọc có mấy lần lãnh đạo thành phố xin con số cao hơn mà không được.HN, SG chắc sẽ được giữ lại nguồn thu ngân sách nhiều hơn để hiện đại hóa chứ với tỷ lệ 21% hiện nay của SG e sẽ khó mà phát triển được 2 con số.
Nói thế. Phủ lý có KCN Châu Sơn cũng lớn lắm cụ ơi. Lại trường đại học công nghiệp cơ sở Hà Nam nữa. Em thấy dân Hà Nội vẫn ngày ngày đi xe máy xuống phủ lý làm công nhân đấy cụ ( từ Mỹ Đức xuống).Em thì nghĩ tỉnh lỵ sau khi sáp nhập nằm ở đâu còn phụ thuộc chiến lược phát triển. Các cụ và em vẫn quen nghĩ tỉnh lỵ phải là đô thị lớn hiện đại và giàu nhất tỉnh, nhưng có thể sau này sẽ có những biến chuyển, chẳng hạn tỉnh lỵ chỉ ưu tiên vị trí và vai trò đầu mối trung tâm giao thông, nhưng không nhất thiết phải cố phát triển kinh tế.
Ví dụ Hà Nam Ninh, ngoài Phủ Lý, Duy Tiên, Hoa Lư, Tam Điệp, Nam Định thì còn phải tính tới khu kinh tế biển Nam Định, trước sau cũng sẽ phải đầu tư thành một đô thị công nghiệp. Phủ Lý biết đâu lại gộp với thị xã Duy Tiên để thành một đô thị đủ lớn và gần Hà Nội hơn? Nam Định có thể mở rộng quy hoạch, nhích ra một chút để tiện kết nối chứ không nằm lệch mãi ở góc được.
Vâng, tới đây khi ngân sách TW ko còn dàn trải nữa thì sẽ có cơ hội để nâng tỷ lệ điều tiết lên ngang bằng HN thì cũng tốt chứ tỷ lệ 21% là thấp nhất thế giới đó cụ ah!Cái này SG tâm tư từ lâu lắm rồi cụ ạ, nhưng cũng chưa được giải quyết. Em đọc có mấy lần lãnh đạo thành phố xin con số cao hơn mà không được.
![]()
![]()
Tỉnh nào chẳng có chỗ quy hoạch như vậy đó. Ít nước nhập tỉnh thì thay đổi lại quy hoạch hết.Cụ nhầm đấy ạ, khu đất tây bắc nhà thi đấu Hà Nam đã quy hoạch thành trung tâm hành chính mới của tỉnh, còn tên tỉnh là gì thì chưa rõ ạ
Có ai nói sáp nhập thôn đâu cụ. Xã là đơn vị hành chính thừa hành, sẽ chịu sự ql trực tiếp từ tỉnh; ko phải qua khâu trung gian, báo cáo lên, xin ý kiến này nó. Thời gian xử lý thủ tục rút ngắn, quyền tự chủ cao hơn. Cán bộ sẽ làm nhiều hơn, quay tít như chong chóngem hỏi ngu phát: theo thông tin thì "Hiện nay, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh; 705 quận, huyện và 10.595 xã, phường . Dự kiến có 2500 xã phường sau sát nhập và bỏ huyện".
Vậy tại sao không bỏ xã, chia huyện. Mỗi huyện là 4 xã phường cũ.
Hiện nay: tỉnh-huyện-xã và THÔN. Giờ bỏ huyện, nhập xã thì 1 cái xã mới tính cơ học bằng 4 xã cũ, vậy vai trò THÔN sẽ tăng lên (thay xã cũ) thì có khác nhau gì không vậy.
Em bàn này lại thành Bùi Lan rồi.
Thì nhập Phủ Lý + Duy Tiên thành đô thị công nghiệp cực Bắc của tỉnh, xích lại gần Hà Nội và Phố Hiến hơn.Nói thế. Phủ lý có KCN Châu Sơn cũng lớn lắm cụ ơi. Lại trường đại học công nghiệp cơ sở Hà Nam nữa. Em thấy dân Hà Nội vẫn ngày ngày đi xe máy xuống phủ lý làm công nhân đấy cụ ( từ Mỹ Đức xuống).
nhập với HP hay với HY thì theo em nghĩ đều tốt cho TB, chứ cứ như hiện nay thì TB lẹt đẹt chậm tiến quáCụ tổng người HY thì đương nhiên thủ phủ của tỉnh mới vẫn đặt ở TP HY thôi, và sẽ có phương án tốt nhất tạo ra điều đó. Nên HY và TB nhập lại là khả thi nhất.
Về quê vợ em ở Ý Yên thấy dân ủng hộ và mong muốn sáp nhập với Hoa Lư lắm.Thì nhập Phủ Lý + Duy Tiên thành đô thị công nghiệp cực Bắc của tỉnh, xích lại gần Hà Nội và Phố Hiến hơn.
Em nói rồi, 3 ông PL, NB, NĐ đều có lý do để chọn làm tỉnh lỵ, cái chính là muốn như thế nào. Mà biết đâu ông Hoa Lư lại gộp thêm tí của Nam Định, phát triển ra sát trục cao tốc để thành thành phố 2 bên bờ sông Đáy![]()
SG lúc nào cũng có biển. Có phải sau sát nhập mới có đâu.HCM có biển rồi, HN ko có biển thiệt thòi quá
Đấy....một người NĐ viết còm thế đấy...đúng như em đã cảm nhận. Trong 3 tỉnh HN, NB, NĐ mấy ông NĐ là cục bộ địa phương nhất. Tốt nhất không nên để làm leader.Mấy cụ Nam Định dốt, là e, e xin sáp nhập Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định thế là độc quyền bờ biển của của cả đồng bằng sông Hồng. Hà Nội cần tụi mình, chứ tụi mình ko cần HN cho lắm.
Nam Định bao năm cứ hướng về HN mà chưa nhận ra HN là cái mồm, nó chỉ có ăn và chửi, dốt bao năm đến giờ vẫn chưa nhận ra. Chiến lược tự lớn tự mạnh thì ko chịu nghĩ. Nhìn xa hơn, liên minh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định là tự lực hoàn toàn được, cái đường cao tốc ven biển làm xong, xây các KCN, khu dân cư dọc cao tốc, mà còn là vùng đồng bằng nên đồ ăn thì sẵn, việc làm sẽ kéo theo, như thế cơ bản là nguồn ngân sách đảm bảo, quan trọng nhất là bảo vệ tính độc quyền cho 3 tỉnh thành này. Ninh Bình có tí biển nhưng dính đất dự trữ sinh quyền quốc gia, túm lại là đất Trung ương được giao quản lý, ko có quyền tự quy hoạch.
Mấy a Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên lúc đó lại nhờ xây cao tốc để nối vô cảng nhà mình, lúc xây tới cổng thì cứ nói dạo này mình thiếu tiền, chú có cho a vay, a làm nốt đường ra tới biển giúp chú. Chả cần trung tâm tỉnh lị, mie chả dc tích sự gì, cái lợi ích trường tồn là bờ biển từ HP kéo TB xong ND kia kìa, cái đó là cái họ cần mình.
Túm lại thế còn ko nghĩ dc thì đừng hỏi vì sao mình nghèo mà thực tế là ngờ u, e xin lỗi trước nhé.
Chủ yếu là do chi thường xuyên sẽ giảm mạnh do sáp nhập nên mới chỉ còn 7 tỉnh cần hỗ trợ ngân sách, chi phí đền bù cho nghỉ việc chủ yếu là từ ngân sách TW.Bí thư xã sẽ là tỉnh ủy viên, thậm chí có chân trong thường vụ tỉnh ủy. Khi nhập tỉnh rồi thì các tỉnh tự cân đối ngân sách "Sắp tới chỉ có 7 tỉnh biên giới là trung ương hỗ trợ ngân sách, các tỉnh còn lại phải tự chủ" - ông Bình nói thêm về chủ trương sáp nhập tỉnh.
Là phường mà cụ.Đơn vị hành chính dưới tỉnh đặt tên là gì và theo quy tắc nào các cụ nhỉ ? Hay thống nhất là Quận cho ló sang
Lạy cụ thế chết chi phí đi lại họp hànhVấn đề tỉnh lị đặt ở đâu sẽ gây ra nhiều tranh cãi . Ví dụ như Vĩnh phúc - Phú thọ - Hòa bình sát nhập , trong đó Vp có số thu ngân sách lớn nhất nhưng tỉnh lỵ lại đặt ở Phú thọ . Kiểu gì cũng sẽ gây ra tâm tư này nọ . Theo ngu ý của em , chính quyền nên cân nhắc theo mô hình của 1 số nước mà chia trụ sở ra các nơi khác nhau . Kiểu như HĐND đặt ở Hòa bình , UBND đặt ở Phú thọ , Cơ quan đảng đặt ở Vĩnh phúc .
Mấy tỉnh nhận hỗ trợ ngân sách nên hủy tên, sát nhập với tỉnh khác là cả nước hết tỉnh nghèo. Ôi sáng kiến tầm zú trụ hehe.Chủ yếu là do chi thường xuyên sẽ giảm mạnh do sáp nhập nên mới chỉ còn 7 tỉnh cần hỗ trợ ngân sách, chi phí đền bù cho nghỉ việc chủ yếu là từ ngân sách TW.