Giờ lãnh đạo mới lên cũng ko đưa NĐ phát triển lên được, đến lãnh đạo NĐ còn chả đẩy được NĐ nữa là lãnh đạo NB.
Hiện tại trung tâm về NB thì sẽ phát triển từ trung tâm ra trước, nguồn ngân sách hàng năm sẽ do NB quyết đầu tư phát triển về đâu. NĐ vẫn sẽ vậy thôi, cụ nhìn Hà Tây nhập vào Hà Nội gần 20 năm nay vẫn đồng với ruộng đấy thôi, đến khoẻ như thằng Hà Nội còn chả cover đc cho HT.
Còn nghĩ lí do để đặt trung tâm và đặt tên ở đâu thì người ta có thể nghĩ ra cả tỷ lí do, như cho trung tâm về Hà Nam thì em cũng có thể nghĩ ra tỷ lí do cho nó hợp lý được.
Như Hưng Yên và Thái Bình thì Hưng Yên tuy diện tích bé, dân số ít hơn nhưng kinh tế phát triển hơn nên lấy Hưng Yên làm chủ đạo và đặt trung tâm ở đấy. Trường hợp Phú Thọ và Vĩnh Phúc thì tuy Vĩnh Phúc kinh tế phát triển hơn nhưng Phú Thọ rộng hơn và dân số đông hơn lại có truyền thống lịch sử nên đặt trung tâm ở Phú Thọ tên gộp cũng là Phú Thọ.
Cụ thấy không, nó chả liên quan đến cái phát triển hay kinh tế thằng nào mạnh, mà do ý chí người đứng đầu quyết thôi. Quyết thế nào thì nghe vậy, và để giải thích cho quyết sách người ta có thể giải thích rất hợp lí, vì đã muốn thì ko thiếu lí do.
Em đồng ý là k có 1 nguyên tắc chung cứng nào cho việc lựa chọn theo dân số hay kt...
Sẽ có nhiều yếu tố, và có kèm ý chí chủ quan vào đó - không thể tránh khỏi.
Về lãnh đạo, em nghĩ chả có lãnh đạo Ninh Bình nào cả.
Phải nói là lãnh đạo chung của tỉnh mới và xu thế hiện nay là người địa phương khác.
Và tất nhiên lãnh đạo đó sẽ nhìn tổng thể ( con người, tài nguyên, nguồn lực... ) cho từng giai đoạn, sẽ khó có sự cân bằng, sẽ có thiên vị, chủ quan, ....
Nói chung là xã hôi, chính trị mà.
Nhưng em nghĩ cứ nhập lại là tốt.
Em cũng mất tên quê. Nhưng nhà em vẫn đó, đường quê vẫn thế, mộ phần tổ tiên vẫn đó. Thế cuộc xoay vần mà