cụ chỉ chém. tàu nó thử nghiệm cả năm trời bơi cả ngàn cây số rồi chứ mới mẻ gì nữa, sợ thế chả nhẽ khi nó hoạt động không dám cho đi xa vì sợ hỏng à? còn vấn đề an ninh, lộ bí mật thì em nghĩ không phải, nó bơi ở vùng lãnh hải quốc tế thì bố thằng nào dò được, mà chưa bơi đã sợ dò thì lúc bơi thật thì chết à?
Cụ nên đọc và tìm hiểu kỹ rồi hãy phán nhé. Tàu Kilo là loại chạy diesel-điện chứ ko phải loại Hạt nhân nhé. Cụ tính luôn hành trình từ Nga về VN xem nó là như nào. Việc chuyên chở tàu chạy diesel-điện ko phải giờ mới có kilo của VN. Có rất nhiều nước thuê chở về như VN bây giờ. Và cái Công ty Rolldock chuyên chở tàu ngầm của Nga cũng ko phải chỉ chở cho mỗi VN.
Những hành trình như vậy có thể ẩn chứa nhiều nguy hiểm, như trường hợp của chiếc INS Dakar. mà Israel mua lại từ Hải quân Anh. Nó bị chìm trên biển Địa Trung Hải ngày 28/01/1968 trên đường về Israel. Nguyên nhân vụ chìm tàu đến giờ vẫn là bí ẩn. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn người Israel bị thiệt mạng trong tai nạn đó.
========
http://soha.vn/quan-su/vi-sao-tau-ngam-kilo-ha-noi-khong-tu-boi-ve-viet-nam-201310310924099.htm
Vì sao tàu ngầm Hà Nội không tự bơi về Việt Nam?
Nếu tự bơi về, để vượt qua khoảng cách gần 19.000km từ cảng Saint Petersburg về cảng Cam Ranh, tàu ngầm Hà Nội sẽ phải tiếp nhiên liệu ít nhất 2 lần.
Theo thông tin từ hãng RIA Novosti của Nga, ngày 07/11 tới đây, tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên Hà Nội sẽ được phía Nga bàn giao cho Việt Nam. Đến khoảng giữa tháng 11, con tàu sẽ lên đường về nước.
Vì sao tàu ngầm Hà Nội không tự bơi về Việt Nam? Vậy tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ về Việt Nam bằng cách nào?
Trước đó, Đài tiếng nói nước Nga đưa tin rằng, tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ tự bơi về Việt Nam qua ngả châu Phi. Ông Victor Litovkin, một chuyên gia quân sự Nga khi được hỏi về lộ trình đưa tàu ngầm Kilo về Việt Nam đã nhận định rằng:
“Bằng cách cho tàu bơi sang Việt Nam, tại sao lại không chứ? Những chiếc tàu ngầm này đủ sức làm được điều đó, đã vượt qua các kỳ kiểm tra nghiêm túc và đến thời điểm sẵn sàng thì sẽ có cả thủy thủ đoàn Việt Nam đã được đào tạo thành thục. Tàu có thể đi qua kênh đào Suez và vòng quanh châu Phi”.
Tuyến đường biển ngắn nhất để về Việt Nam qua ngã châu Phi theo tính toán của trang Ports.com.
Tuyến đường biển ngắn nhất để tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam qua ngả châu Phi, theo tính toán của trang Ports.com.
Về lý thuyết, tàu ngầm Kilo Hà Nội đủ khả năng để thực hiện điều này nhưng việc tự bơi về không phải là một giải pháp khả thi. Để tàu ngầm có thể tự bơi về cần một đội tàu hộ tống, tàu cứu nạn đi kèm theo. Bên cạnh đó, việc quá cảnh ở các cảng quốc tế để tiếp tế nhiên liệu và nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn hoàn toàn không đơn giản.
Theo tính toán của trang Ports.com, khoảng cách từ cảng Saint Petersburg (Nga) về cảng Cam Ranh (Việt Nam) qua ngả châu Phi là khoảng 18.830km và đây cũng là tuyến đường biển ngắn nhất để về Việt Nam. Trong khi đó, phạm vi hoạt động theo thiết kế của tàu ngầm Kilo là khoảng 9.600km. Như vậy, nếu muốn tự bơi về nước, tàu ngầm Kilo Hà Nội cần phải tiếp nhiên liệu ít nhất 2 lần.
Vận chuyển tàu ngầm Kilo về Việt Nam bằng tàu dock là giải pháp khả thi nhất. Trong ảnh một tàu ngầm Kilo đang được vận chuyển đến Ấn Độ bằng tàu dock.
Vận chuyển tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam bằng tàu dock là giải pháp khả thi nhất. Trong ảnh một tàu ngầm Kilo đang được vận chuyển đến Ấn Độ bằng tàu dock.
Bên cạnh đó, việc tự bơi một khoảng cách khá xa như vậy tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, tàu ngầm có thể gặp trục trặc kỹ thuật nào đó và việc cứu hộ hay sửa chữa trên các vùng biển quốc tế sẽ rất khó khăn. Mặt khác, tàu ngầm Kilo Hà Nội là một phương tiện quân sự nên việc nó tự di chuyển qua các vùng biển quốc tế, cũng như quá cảnh quá các cảng trung gian không phải là điều đơn giản.
Một vấn đề cực kỳ quan trọng khác là lộ bí mật quân sự, việc tàu ngầm Kilo Hà Nội tự bơi qua một quãng đường dài như vậy sẽ phải thông báo trước cho hải quân các nước trên vùng biển mà nó đi qua. Hải quân các nước này có thể sử dụng hệ thống định vị thủy âm để đọc độ ồn chân vịt, bức xạ từ trường của con tàu. Đối với tàu ngầm thì những thông số trên thuộc hàng tối mật, có tính chất quyết định đối với hoạt động của tàu ngầm về sau.
Một lý do khác khiến việc tự bơi về không mấy khả thi là thông thường với các hợp đồng mua bán vũ khí, bên bán sẽ phải đảm bảo việc giao hàng đến tận tay đối tác. Toàn bộ các rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển đến khách hàng, bên bán đều phải chịu trách nhiệm.
Ví dụ như trong năm 1997, chiếc An-124 Ruslan chở 2 chiếc tiêm kích Su-27SK xuất khẩu cho Việt Nam bị rơi trong quá trình vận chuyển, sau đó phía Nga đã phải bồi thường bằng 2 chiếc Su-27PU (nguyên mẫu của Su-30MK2 ngày nay) của Không quân Nga. Ngoài ra, một chiếc Su-30MK2V xuất khẩu cho Việt Nam cũng từng bị rơi trong quá trình thử nghiệm khiến nhà sản xuất Sukhoi phải bồi thường bằng một chiếc khác.
Như vậy, nếu có bất kỳ trục trặc nào đối với tàu ngầm Kilo Hà Nội trong quá trình đưa về Việt Nam thì phía Nga nhiều khả năng phải chịu trách nhiệm. Giá trị một chiếc tàu ngầm Kilo lớn gấp nhiều lần so với một chiếc tiêm kích nên nhiều khả năng Nga sẽ không mạo hiểm để làm điều này.
Tàu dock của hãng Eide Marine Services đã từng vận chuyển các tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 về Việt Nam một cách an toàn.
Tàu dock của hãng Eide Marine Services đã từng vận chuyển các tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 về Việt Nam một cách an toàn.
Thông tin tàu ngầm Kilo Hà Nội tự bơi về Việt Nam có thể chỉ là quan điểm của một cá nhân và không hoàn toàn đại diện cho quan điểm của nhà sản xuất. Theo thông tin mới nhất từ nhà máy đóng tàu Admiralty, tàu ngầm Kilo sẽ được đưa về Việt Nam bằng một tàu dock chuyên dụng.
Việc đưa tàu ngầm Kilo về Việt Nam bằng tàu dock chuyên dụng là giải pháp khả thi nhất, thông thường các hợp đồng bàn giao tàu chiến từ nước ngoài đều được thực hiện bằng cách này. Tàu dock là một phương tiện vận tải dân sự nên việc nó quá cảnh qua các cảng trung gian khá đơn giản.
Vận chuyển bằng tàu dock sẽ đảm bảo an toàn cao hơn và loại bỏ được các nguy cơ lộ bí mật quân sự. Dự kiến hải trình từ cảng Saint Petersburg về cảng Cam Ranh sẽ mất khoảng 49 ngày với tốc độ trung bình 10 hải lý/giờ, chưa tính thời gian tiếp nhiên liệu hay quá cảnh qua các cảng trung gian.
Trước đó, các tàu chiến được đặt hàng tại Nga thường được đưa về Việt Nam bằng tàu dock của hãng Eide Marine Services. Đây là một công ty vận tải hàng hải chuyên vận chuyển các tàu khác và cứu hộ các hoạt động trên biển có trụ sở tại Halsnøy, Na Uy.
Hai tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đều được đưa về Việt Nam bằng tàu dock Edie Transporters số hiệu IMO 8030130.
Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất của trang marinetraffic.com, con tàu này hiện đang ở khu vực vùng Vịnh. Theo hải trình đã được đăng ký, tàu IMO 8030130 đang di chuyển theo hải trình từ vùng Vịnh đến Singapore. Như vậy, nhiều khả năng tàu dock này sẽ không tham gia vào việc chở tàu ngầm Kilo về nước. Có thể, một tàu dock khác của hãng sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.