Không phải vậy Cụ ạ , vấn đề ở đây thương buôn họ lấy phương châm lãi kiểu bán nhiều được lãi ít , còn hơn là lãi nhiều nhưng bán được ít có số lượng doanh thu sẽ bằng và vượt hơn vế thứ hai . Vấn đề là họ nhắm đến cả 3 đối tượng người tiêu dùng cần hàng xịn , hàng đắt hay cần hàng rẻ hay vừa tiền ( Hàng nhái ) Họ đều có thể cung cấp với số lượng lớn cái này họ đánh vào nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của người mua . Ví dụ cho cụ nhé : Cụ muốn mua cái tv LCD 40 inch chẳng hạn Cụ có thể lựa chọn các hãng có tên tuổi , tùy theo dòng máy đời máy họ sẽ cung cấp cho Cụ giá rẻ hơn các siêu thị theo giá bán buôn mức tiền từ 7 triệu trở lên hơn 20 triệu . Nhưng Cụ có dưới 7 triệu Cụ vẫn có thể mua được TV 40inch ( Khoảng 5,7 > 6,5 triệu ) Có chế độ bảo hành từ 12 đến 24 tháng ( Tùy nhà sản xuất ) nhưng đó là các mác hàng không tên tuổi . Vậy hàng đấy bán ( Hoặc đổi lấy hàng nông sản , vật nuôi ...) cho ai ngoài những người có thu nhập thấp ở vùng cao ? Theo nhà cháu biết các thương lái Thổ Tang nhạy bén đến nỗi còn một giai thoại như sau : 11 giờ 30 phút quân ta tiến vào dinh Độc Lập 1 giờ chiều người Thổ Tang đã có mặt ở SG để mua bán đổi hàng rồi đấy ạ . Hàng hóa của TQ cũng nhiều nhưng của Thái , SG , Đà Nẵng , Hà Nội , Bắc Ninh , Hưng Yên , Nam Định ...sản xuất cũng nhiều lắm đấy ạ . Có nhiều hãng , công ty đặt đại lý ở Thổ Tang lắm đấy nhé . Vài hiểu biết nho nhỏ hầu các Cụ , Mợ .
Vì nhà cháu có 3 bài trên trang nên trả lời gộp vào đây vậy : Họ không có thu nhập cao , vậy họ không có quyền tiếp cận với các sản phẩm hiện đại trong mức chi tiêu của mình để nâng cao dân trí và tạo động lực phấn đấu trong tương lai ?
Cũng phải thừa nhận thực phẩm bẩn , nông sản TQ ở Thổ Tang cũng nhiều nhưng hàng nông sản của các tỉnh phía nam , miền trung và một số tỉnh phía bắc nữa ạ ,