- Biển số
- OF-27927
- Ngày cấp bằng
- 28/1/09
- Số km
- 1,885
- Động cơ
- 530,514 Mã lực
- Tuổi
- 48
- Nơi ở
- ở đấy chứ đâu
- Website
- tamthoikhongco.com
99999999999999999999999999999999999999999999999
Chỉnh sửa cuối:
Bác nói thế này thì quả là khó định quá.E hiện cũng có chút đam mê với dòng xe cổ Peugoet,thấy bác Cường có nhiều xe quá mà sướng hết cả mắt. Cũng rất muốn sở hữu 1 con nhưng toàn nghe giá 40m -50m mà buồn lòng. Rất muốn giao lưu thêm với mọi người để tăng thêm kn
Phố nào hả Cụ quanfgv35 ,phố của mấy ổng đồng nát á đâu đâu Cụ chỉ em với nhéNgười bên "Phố " phỏng Kụ
Ngay lần đầu tiên gặp ông, tôi đã bị ấn tượng bởi cái vóc dáng dong dỏng cao, giọng nói nghe sang sảng và cặp mắt tinh nhanh của một người “thợ săn”. Ông là Trần Thiết Cường – một người sưu tầm xe máy cổ ở đất Hà Thành.
“Gã hâm” hoài cổ
Không khó lắm để tìm được đến nhà ông Cường – một căn nhà nhỏ, nằm trong một ngõ nhỏ thuộc một thị trấn ven đô của Hà Nội. Mấy chiếc xe “cá xanh”, xe mobylette dựng từ đầu ngõ dẫn bước tôi vào thăm nhà ông. Cũng chẳng thế định nghĩa nổi đây là một căn nhà hay một xưởng xe máy, một phòng trưng bày đồ cổ hay một cái kho chứa đủ thứ cũ kĩ.
Click this bar to view the original image of 800x532px. "Hậu quả của những cơn hâm bất tử" Đón tôi là cái bắt tay thật chặt của chủ nhân ngôi nhà đặc biệt nói trên. Một chén trà và câu chuyện bắt đầu. Ông Cường mở chuyện bằng một cái lắc đầu trước một nụ cười tinh quái: “Tôi không dám nhận là nhà sưu tầm, là tay chơi xe cộ gì cả. Thích thì mình lôi mọi thứ về “nghịch” cho vui thôi”. Nhưng, cứ nhìn mọi đồ vật mà ông đã có trong nhà, thì xem ra cái việc “nghịch” của ông cũng đáng khâm phục lắm.
Nghề nghiệp hiện nay của ông Cường vốn dĩ không mấy liên quan đến những chiếc xe máy, xe đạp cổ - một người kinh doanh các thiết bị âm thanh. Nhưng cũng chính vì làm âm thanh, thích sưu tầm, nghiên cứu những thiết bị âm thanh cổ mà đâm ra ông thích lây cả xe cổ. Trong nhà, ngoài kho xe máy là những chiếc âm li cũ kĩ, những chiếc loa, đài vốn dành cho người của thế kỉ trước. Buồng bên thì chật cứng nào đồng hồ treo tường, nào đèn, nào bình cổ. Một vài người không biết, cứ nghĩ “ông này chắc hâm hâm, vì không đâu bỗng dưng lôi một loạt thứ đồ cũ kĩ về bày cho chật nhà”.
Click this bar to view the original image of 800x533px. Mỗi chiếc xe của ông Cường là một câu chuyện dài “Những lúc như thế tôi không giải thích. Vì giải thích ngọn nguồn cho người ta cũng khó. Thôi thì cứ cho là mình hâm hâm, chơi mấy cái đồ này cũng phải có độ “hâm” thì mới chơi được. Tôi vẫn cứ nói vui, những gì trong nhà chính là hậu quả của những cơn hâm bất tử” – ông Cường tiếp câu chuyện.
Ông Cường có cái thú tìm mua những chiếc xe đạp, xe máy cổ chưa lâu nhưng cũng có lí do để nảy ra cái hứng này. Cách đây khoảng chừng hai mươi mấy năm, ông vốn là tay buôn xe, đổ từ các thành phố về vùng biên. Xe đổ lúc đó chủ yếu là Babetta, Simson hay Minsk. Ông cảm thấy có duyên với những chiếc xe như thế, nên giờ cứ gom lại, thuê thợ về sửa chữa rồi để đi, để bán, để làm những thứ ông thích.
Mới tìm xe được hơn một năm nhưng với tính quyết đoán, cộng với lòng mê xe, đến nay, kho xe cũ của ông Cường đã nhiều đến không đếm nổi.
“Thợ săn” xe máy cổ
Nghe ông Cường kể về chuyện tìm mua xe, tôi cứ thích gọi ông là một “thợ săn” xe cổ. Với ông Cường, những chiếc xe nào mình đã thích là phải quyết định nhanh, phải “săn” bằng được, đôi khi lại phải khéo léo, phải dùng “mưu” để có được chiếc xe. Cái cách làm đó cũng giống với người “thợ săn” lắm.
Ban đầu, những chiếc xe ông Cường mua về chủ yếu do các mối quan hệ cũ, sau này là tìm và nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn, nghe đâu có xe hay, xe đẹp là ông mua cho kì được. Thế mới có chuyện, đã có lúc ông lặn lội vào tận trong Nam mua xe, lúc trở ra không còn một đồng dính túi. Có chuyện ông đi vay tiền ở hai hiệu vàng gần nhà để mua xe cho nhanh rồi tính nước trả sau. Thế mới cũng có chuyện ông chồng cả mấy chục triệu đồng để “dọn” cả kho xe của những người đang có ý định “nghỉ chơi”.
Click this bar to view the original image of 800x533px. Điểm đến của những xe Simson hay Babetta Sau này, chuyện “Bác Cường chơi xe” đã được nhiều người biết đến, ông được giới chơi xe nể phục bởi cái tính “chơi hay và chơi đẹp”. Anh em chơi xe cổ trên nhiều diễn đàn, muốn bán xe cũng nhớ tới ông đầu tiên, cũng “để dành” cho ông những chiếc xe tâm đắc.
Điều hay là trong kho xe cũ lên tới hàng trăm chiếc của ông Cường, mỗi chiếc xe đều có gốc tích, đều là một câu chuyện thú vị trong việc mua, việc bán hay việc cho, việc tặng. Có những chiếc xe gắn với quá khứ của một nhân vật lịch sử, có những chiếc xe được trưng bày trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long vừa qua, hay có những chiếc xe chỉ đơn giản do ông thắng được trong một cuộc đấu giá từ thiện… Tất cả đã tạo nên một bộ sưu tập xe không chỉ lớn về số lượng, giá trị mà lớn hơn cả về mặt văn hóa, tinh thần và nhân tâm.
Click this bar to view the original image of 800x533px. Ít người còn những chiếc xe Velo Solex nguyên bản như ông Cường Ông Cường chủ yếu vẫn thích những chiếc xe có quá khứ xa hẳn như xe đạp máy Velo Solex, Mobylette, Sachs cổ, xe đạp Peugeot hay xe máy Peugeot các đời 102,103,107… Những chiếc xe có tuổi đời “trẻ” hơn như Honda 67, DD, Cub 50, Simson, Minsk, Jawa cũng góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập của ông. Nhà chật, xe của ông Cường nhiều đến nỗi phải gửi sang cả nhà hàng xóm, để ra cả ngoài ngõ.
Thế nhưng, niềm đam mê với xe cổ của ông Cường vẫn chưa thể dừng lại. Ông đang có ý định mở một xưởng xe máy cổ để anh em chơi xe có nơi sửa chữa, có nơi gặp gỡ, giao lưu. Để bước đầu thực hiện ý định đó, ông Cường đã vào Sài Gòn, tìm bằng được một người thợ cứng ra Bắc giúp ông quản lí và sửa chữa những chiếc xe ông đang có. Ông Cường cũng hy vọng, trong tương lai không xa, những người mê xe cổ sẽ có thêm một địa điểm “đáng để lui tới”.
Thiện tâm của một người chơi xe
Nói là mê xe và “chỉ chơi cho vui”, nhưng đó là cái cớ để con người này “lăn lộn” với những thiện nguyện. Ông đến với xe, với anh em trên diễn đàn chơi xe cổ cũng là mong được tỏ cái tâm của mình. Những thành viên trên box Phố xe của trang web phomuaban.com đều biết đến một Trần Thiết Cường hết mình vì “những mảnh đời bất hạnh”, anh em vẫn gọi ông với cái tên vừa vui, vừa trân trọng - Văn Điển Tiên sinh.
Ông Cường cũng là một trong những thành viên cốt cán, là người đại diện và nằm trong danh sách Ban cố vấn của nhiều quỹ, nhiều chương trình từ thiện trên diễn đàn. Anh em, cộng đồng chơi xe cảm phục tấm lòng, sự nhiệt tình của ông trong chương trình “Áo ấm mùa đông”, Quỹ “Những mảnh đời bất hạnh”…
Với ông, chuyện làm từ thiện cũng phải quyết đoán như lúc “săn” xe, cũng phải có cái tâm thì mới làm được. Ông đã từng sẵn sàng dốc túi ủng hộ, phát động một cuộc thiện nguyện hay từng đi vay tiền, xin xỏ cũng là để tấm lòng của mình, của mọi người được lan rộng. Những chương trình từ thiện do ông Cường cùng một số thành viên trên diễn đàn Phố xe xây dựng đều hướng đến những con người cùng khổ, bất hạnh – những con người có số phận kém may mắn mà ít người biết tới. “Đã giúp là phải giúp những người đang cùng cực thực sự, và đã giúp là phải giúp cho trọn vẹn, không phải chỉ đưa đến một số tiền, một vài suất quà rồi chẳng biết sau đó họ thế nào” – Ông Cường tâm sự.
Click this bar to view the original image of 800x532px. Những chiếc xe quý, khi cần, được mang ra đấu giá làm từ thiện Cả cái kho xe “quý hơn vàng của mình”, khi anh em cần là ông Cường có thể mang bất cứ chiếc nào ra để thực hiện các cuộc đấu giá, hiến tặng cho các chương trình từ thiện. Lúc này chơi xe không còn là chơi xe nữa, mà đã mang tính xã hội, cộng đồng sâu sắc. Nhờ uy tín của ông Cường, nhiều quỹ từ thiện được nhân rộng, quyên góp được những số tiền ủng hộ không nhỏ giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Nỗi đau cũng vì thế mà được xoa dịu còn hạnh phúc thì được nhân lên.
Mới đây, ông lặn lội vào tận Thanh Chương – Nghệ An, thay mặt anh em trao số tiền hàng chục triệu đồng cho những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện này. Nhờ ông, số tiền hảo tâm của anh em chơi xe đã đến được với em Lâm Thị Bích Thủy, bị liệt nửa người; em Nguyễn Thị Hải bị bỏng nặng 70%, cùng đó là các trường hợp khó khăn cần sự trợ giúp khác.
Trong lúc này đây, khi tôi đặt bút chuẩn bị khép lại bài viết thì ông đang cùng anh em lặn lội lên huyện Bảo Hà, Lào Cai để trực tiếp trao số tiền ủng hộ của anh em chơi xe đến với một cụ già cô đơn và bị mù cả hai mắt. Thế mới thấy, có những người như ông Cường, việc sinh hoạt cộng đồng của các Hội chơi xe sẽ trở nên ý nghĩa hơn. Cần lắm “một gạch nối”, “một sợi dây liên kết” giữa các tấm lòng, và xã hội này cũng cần lắm, một người như ông.
Sưu tầm