- Biển số
- OF-102274
- Ngày cấp bằng
- 18/6/11
- Số km
- 35
- Động cơ
- 397,810 Mã lực
Phượt ở Thổ đợt 30.4
Thổ Nhĩ Kỳ,
30.4 năm nay nghỉ dài, tinh thần Xách Balo lên để đi lúc nào cũng hừng hực nên mình quyết định làm chuyến đến Thổ 1 chuyến xem sao. Đến giờ điều hối hận nhất đối với mình là đã không plan ở lại Thổ lâu hơn, có thể là 10 ngày hoặc nửa tháng hoặc hơn.
Trước khi đến Thổ, người thì dọa IS dạo này nhiều lắm, thức ăn kinh khủng lắm, bên đấy đạo Hồi abc xyz … khiến mấy lần mình định thôi. Rồi cũng đặt vé, chờ ngày khởi hành.
Visa vào Thổ Nhĩ Kỳ có thể xin online nếu có sẵn visa Schengen + vé máy bay khứ hồi của 2 hãng Turkish/Pegasus airline với giá 45e/pax. Nếu không có visa Schengen thì có thể nộp trực tiếp ở Đại Sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ.
Vé máy bay đến Thổ Nhĩ Kỳ nếu xuất phát từ một quốc gia Schengen khoảng 150e cho return ticket, từ Việt Nam khoảng 16trieu. Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đang mở rộng du lịch và mở cửa cho du khách Việt Nam nên giá vé tương đối thấp so với trước đây
Thời gian bay: từ các nước schengen khoảng 2h30 đến 4h30 tùy từng nước, từ Việt Nam khoảng 8 tiếng.
Tiền tệ : đồng Lire Thổ Nhĩ Kỳ ( TRL) = 8.500 VND ( tỷ giá rút bằng thẻ master/visa của VCB tại Thổ Nhĩ Kỳ)
Tiền giấy của Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara (suýt nữa thì mất tiền vì cá cược tên thủ đô của Thổ) tuy nhiên mọi người biết đến Istanbul nhiều hơn do đây là trung tâm văn hóa, kinh tế và tài chính quan trọng của Thổ và là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ suốt thời Ottoman thống trị. Ngoài 2 thành phố lớn trên, Thổ Nhĩ Kỳ còn có các thành phố khác như Izmir, Bursa… mỗi thành phố đều có các điểm thăm quan gắn với các di tích lịch sử quan trọng.
Phải nói là mình lười học môn lịch sử và môn địa lý nhưng khi đi Thổ Nhĩ Kỳ về, mình đã phi ngay ra mua quyển sách về lịch sử văn hóa Âu Ấn. Chuyến du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ đã truyền cho mình rất nhiều cảm hứng để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử cổ đại
Lịch trình của mình ở Thổ Nhĩ kỳ: 3 ngày ở Istanbul và 2 ngày ở Cappadocia
Ngày đầu tiên đến Istanbul, phải nói là mình choáng ngợp vì sự rộng lớn và hiện đại pha lẫn nét cổ kính của thành phố Istanbul.
Phương tiện đi lại ở Istanbul rất đa dạng, có thể sử dụng metro, tram, bus và cả ferry để đi lại. Các phương tiện hiện đại và còn khá là mới. Metro vs tram ở Istanbul cá nhân mình thấy còn hiện đại hơn London.
Ở Istanbul, có một số điểm du lịch thuộc loại must-see places in Istanbul
- Sultan Ahmed mosque or Blue Mosque (thánh đường hồi giáo Sultan Ahmed) gọi là Blue Mosque vì gạch màu xanh ốp tường và nội thất của nó do vua Sultan Ahmed xây dựng. Vé vào cửa free. Theo thống kê thì có khoảng gần 2500 Mosque ở xung quanh Istanbul. Đây là nơi người dân tập trung để cầu nguyện. Để vào bên trong thánh đường, phụ nữ phải đội khăn che đầu, đàn ông phải rửa chân sạch sẽ. Đây là lý do vì sao có rất nhiều vòi nước ở phía bên cạnh thánh đường. Hôm mình đến đây thì sau khi cầu nguyện, cơm được phát miễn phí cho cả người dân và cả khách du lịch. Mình cũng mon men vào xin 1 xuất nhưng thật là hơi khó ăn vì gạo của họ ko giống gạo của mình, rời rạc từng hạt và hơi bột bột.
- Sophia Hagia : trước đây cũng là Thánh Đường Hồi Giáo thời ky Byzantine xây dựng theo phong cách Mosaic đê thờ thần Trí Tuệ nhưng nay là bảo tàng trưng bày. Giá vé vào cửa là 30 TRL . Tuy nhiên sau khi bị đế chế Ottoman xâm chiến, Hagia Sophia bị sửa chữa một số chỗ, dấu tích của phong cách Mosaic bị thay thế
Hagia Sophia nổi tiếng có mái vòm khổng lồ, một kiệt tác về thiết kế đã tạo một sự đột phá về kết cấu, trở thành một thành tựu rực rỡ mà kiến trúc Byzantine.
- The Hippodrome of Constantinople trước đây là rạp xiếc phục vụ cho các hoạt động thể thao giải trí nhưng nay là một quảng trường rộng tên Sultan Ahmet Square
- Topkipi palace: cung điện được xây dựng bởi quốc vương Ottoman vào năm 1453 khi chiếm lĩnh được Istanbul. Mình khong vào bên trong của Topkipi vì phải xếp hàng hơi bị dài + mất tiền vé vào cửa nữa. lần sau sẽ thăm quan cung điện Topkipi này sau
Đi loanh quanh thế đủ rồi, giờ đến đoạn shopping. Ở Istanbul, có 2 loại để shopping: 1 kiểu chợ truyền thống và 1 kiểu outlet malls.
- Grand Bazaar: Bazaar tiếng Thổ nghĩa là chợ. Grand Bazaar rộng lắm, tầm 4000 shops bán vô thiên lủng, từ thảm bay cho đồ trang sức, đồ hiện đại cho đến đồ cổ, bánh kẹo, đồ gia vị, đô lưu niệm … Đi vào cái chợ này như mê cung ý, rạc cả chân, bán hàng như chợ Đồng Xuân nhà mình, tức là có mặc cả, mặc cả 50% cũng được không sợ bị chửi như ở Đồng Xuân đâu. Bán hàng xong họ còn tặng cho vài cái ôm/hôn nữa
- Egyptian Bazaar (chợ gia vị), gần Yeni Mosque và cầu Gatala. Chợ này nhỏ hơn Grand Bazaar, chủ yếu bàn đồ gia vị, trà, bánh kẹo và các đặc sản của Thổ Nhĩ Kỳ như xà phòng hand-made. Bạn có thể thoải mái nếm thử, tuy nhiên giá ở đây được niêm yết nên cũng ko cần trả giá (vì kỳ thực nó cũng rẻ rồi)
Các loại gia vị
Các loại trà
Đồ ăn ở đây cũng tương đối dễ ăn, ngon lại còn rẻ nữa. Mình đã thử rất nhiều món từ street foods cho đến nhà hàng. giá khoảng từ 100k đến 300k/pax mà ăn no nê
Thổ Nhĩ Kỳ cũng có trà chiều các xế nhớ. Mỗi tội ăn ngọt sắc sảo luôn,
Thổ Nhĩ Kỳ,
30.4 năm nay nghỉ dài, tinh thần Xách Balo lên để đi lúc nào cũng hừng hực nên mình quyết định làm chuyến đến Thổ 1 chuyến xem sao. Đến giờ điều hối hận nhất đối với mình là đã không plan ở lại Thổ lâu hơn, có thể là 10 ngày hoặc nửa tháng hoặc hơn.
Trước khi đến Thổ, người thì dọa IS dạo này nhiều lắm, thức ăn kinh khủng lắm, bên đấy đạo Hồi abc xyz … khiến mấy lần mình định thôi. Rồi cũng đặt vé, chờ ngày khởi hành.
Visa vào Thổ Nhĩ Kỳ có thể xin online nếu có sẵn visa Schengen + vé máy bay khứ hồi của 2 hãng Turkish/Pegasus airline với giá 45e/pax. Nếu không có visa Schengen thì có thể nộp trực tiếp ở Đại Sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ.
Vé máy bay đến Thổ Nhĩ Kỳ nếu xuất phát từ một quốc gia Schengen khoảng 150e cho return ticket, từ Việt Nam khoảng 16trieu. Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đang mở rộng du lịch và mở cửa cho du khách Việt Nam nên giá vé tương đối thấp so với trước đây
Thời gian bay: từ các nước schengen khoảng 2h30 đến 4h30 tùy từng nước, từ Việt Nam khoảng 8 tiếng.
Tiền tệ : đồng Lire Thổ Nhĩ Kỳ ( TRL) = 8.500 VND ( tỷ giá rút bằng thẻ master/visa của VCB tại Thổ Nhĩ Kỳ)
Tiền giấy của Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara (suýt nữa thì mất tiền vì cá cược tên thủ đô của Thổ) tuy nhiên mọi người biết đến Istanbul nhiều hơn do đây là trung tâm văn hóa, kinh tế và tài chính quan trọng của Thổ và là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ suốt thời Ottoman thống trị. Ngoài 2 thành phố lớn trên, Thổ Nhĩ Kỳ còn có các thành phố khác như Izmir, Bursa… mỗi thành phố đều có các điểm thăm quan gắn với các di tích lịch sử quan trọng.
Phải nói là mình lười học môn lịch sử và môn địa lý nhưng khi đi Thổ Nhĩ Kỳ về, mình đã phi ngay ra mua quyển sách về lịch sử văn hóa Âu Ấn. Chuyến du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ đã truyền cho mình rất nhiều cảm hứng để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử cổ đại
Lịch trình của mình ở Thổ Nhĩ kỳ: 3 ngày ở Istanbul và 2 ngày ở Cappadocia
Ngày đầu tiên đến Istanbul, phải nói là mình choáng ngợp vì sự rộng lớn và hiện đại pha lẫn nét cổ kính của thành phố Istanbul.
Phương tiện đi lại ở Istanbul rất đa dạng, có thể sử dụng metro, tram, bus và cả ferry để đi lại. Các phương tiện hiện đại và còn khá là mới. Metro vs tram ở Istanbul cá nhân mình thấy còn hiện đại hơn London.
Ở Istanbul, có một số điểm du lịch thuộc loại must-see places in Istanbul
- Sultan Ahmed mosque or Blue Mosque (thánh đường hồi giáo Sultan Ahmed) gọi là Blue Mosque vì gạch màu xanh ốp tường và nội thất của nó do vua Sultan Ahmed xây dựng. Vé vào cửa free. Theo thống kê thì có khoảng gần 2500 Mosque ở xung quanh Istanbul. Đây là nơi người dân tập trung để cầu nguyện. Để vào bên trong thánh đường, phụ nữ phải đội khăn che đầu, đàn ông phải rửa chân sạch sẽ. Đây là lý do vì sao có rất nhiều vòi nước ở phía bên cạnh thánh đường. Hôm mình đến đây thì sau khi cầu nguyện, cơm được phát miễn phí cho cả người dân và cả khách du lịch. Mình cũng mon men vào xin 1 xuất nhưng thật là hơi khó ăn vì gạo của họ ko giống gạo của mình, rời rạc từng hạt và hơi bột bột.
- Sophia Hagia : trước đây cũng là Thánh Đường Hồi Giáo thời ky Byzantine xây dựng theo phong cách Mosaic đê thờ thần Trí Tuệ nhưng nay là bảo tàng trưng bày. Giá vé vào cửa là 30 TRL . Tuy nhiên sau khi bị đế chế Ottoman xâm chiến, Hagia Sophia bị sửa chữa một số chỗ, dấu tích của phong cách Mosaic bị thay thế
Hagia Sophia nổi tiếng có mái vòm khổng lồ, một kiệt tác về thiết kế đã tạo một sự đột phá về kết cấu, trở thành một thành tựu rực rỡ mà kiến trúc Byzantine.
- The Hippodrome of Constantinople trước đây là rạp xiếc phục vụ cho các hoạt động thể thao giải trí nhưng nay là một quảng trường rộng tên Sultan Ahmet Square
- Topkipi palace: cung điện được xây dựng bởi quốc vương Ottoman vào năm 1453 khi chiếm lĩnh được Istanbul. Mình khong vào bên trong của Topkipi vì phải xếp hàng hơi bị dài + mất tiền vé vào cửa nữa. lần sau sẽ thăm quan cung điện Topkipi này sau
Đi loanh quanh thế đủ rồi, giờ đến đoạn shopping. Ở Istanbul, có 2 loại để shopping: 1 kiểu chợ truyền thống và 1 kiểu outlet malls.
- Grand Bazaar: Bazaar tiếng Thổ nghĩa là chợ. Grand Bazaar rộng lắm, tầm 4000 shops bán vô thiên lủng, từ thảm bay cho đồ trang sức, đồ hiện đại cho đến đồ cổ, bánh kẹo, đồ gia vị, đô lưu niệm … Đi vào cái chợ này như mê cung ý, rạc cả chân, bán hàng như chợ Đồng Xuân nhà mình, tức là có mặc cả, mặc cả 50% cũng được không sợ bị chửi như ở Đồng Xuân đâu. Bán hàng xong họ còn tặng cho vài cái ôm/hôn nữa
- Egyptian Bazaar (chợ gia vị), gần Yeni Mosque và cầu Gatala. Chợ này nhỏ hơn Grand Bazaar, chủ yếu bàn đồ gia vị, trà, bánh kẹo và các đặc sản của Thổ Nhĩ Kỳ như xà phòng hand-made. Bạn có thể thoải mái nếm thử, tuy nhiên giá ở đây được niêm yết nên cũng ko cần trả giá (vì kỳ thực nó cũng rẻ rồi)
Các loại gia vị
Các loại trà
Đồ ăn ở đây cũng tương đối dễ ăn, ngon lại còn rẻ nữa. Mình đã thử rất nhiều món từ street foods cho đến nhà hàng. giá khoảng từ 100k đến 300k/pax mà ăn no nê
Thổ Nhĩ Kỳ cũng có trà chiều các xế nhớ. Mỗi tội ăn ngọt sắc sảo luôn,
Chỉnh sửa cuối: