- Biển số
- OF-512
- Ngày cấp bằng
- 27/6/06
- Số km
- 10,228
- Động cơ
- 703,808 Mã lực
Bài của cụ thớt hay quá ạ! Nhà em có chút Thổ đây, 1 em mèo Angora khá đanh đá
Đội ơn chã!Cụ đọc bài trên
Nga - Đức thành vua TGNga Đức mới lên trùm được chứ Nga Thổ chưa ăn thua.
Em đọc và xem phim Bố già thì thấy có 1 tay người Thổ làm Bố già cũng rất sợ, cuối cùng bị Michael ám sát!Chắc cụ may mắn( do chọn đối tác kỹ) chứ Thổ là láo cá thuộc loại nhất thế giới đấy. Bên châu Âu thì dân nó sợ nhất là dân Thổ đấy( về độ lếu láo, mất dạy) .Hàng hoá nó cũng thượng vàng hạ cám đủ cả, về trình độ khoa học kỹ thuật cũng ở mức khá.
Vẫn như thớt Argentina và post về lịch sử súng đạn của Mỹ trong thớt U cà, rất hay và bổ ích, cám ơn cụ!Nhân dịp năm cùng tháng tận, em lại chém hầu các cụ về Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước huyền bí, phức tạp, mâu thuẫn, ảo ma lazada thuộc tầm top đầu thế giới. Bài rất dài, nhiều thông tin, các cụ cứ làm cốc cà phê rồi từ từ đọc cũng được ạ!
Tình hình lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ năm 2022
Từ tháng 6 đến cuối năm 2022, chỉ số lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ duy trì đều đặn ở mức cao kinh người, xấp xỉ 90%. Mức độ tương đương hình như chỉ có Argentina, cả nước đều trông chờ vào chiếc cúp vô địch tại Qatar để quên đi thực trạng. Đồng tiền mệnh giá lớn nhất của Argentina là đồng 1.000 peso chỉ mua được một cốc cà phê cùng một ổ bánh mì. Dưới nữa, lạm phát ở Sri Lanka mới chỉ lên mức 40%, người dân đã xông vào Phủ Tổng thống mở tiệc BBQ. Mỹ lạm phát khoảng 9% đã phải tăng lãi suất điên cuồng. Anh, Italia lạm phát khoảng 8% mà Thủ tướng phải lũ lượt từ chức.
Nhưng, đến bây giờ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bình chân như vại, dân chúng không đổ ra đường biểu tình, Erdogan vẫn ung dung đi dự hết hội nghị này đến diễn đàn kia, đứng ra tổ chức đủ kiểu đàm phán hoặc công khai, hoặc thậm thụt giữa các nước, thậm chí còn rảnh rỗi bắt chẹt Thụy Điển, Phần Lan khi hai nước Bắc Âu này xin vào NATO. Dường như số liệu lạm phát gần 100% của Thổ Nhĩ Kỳ không hề tồn tại.
Thổ Nhĩ Kỳ là một đất nước lạ lùng và quái gở. Lạm phát đối với Thổ là cơm bữa, không cần phải để ý làm gì. Là thành viên NATO nhưng Thổ không được vào EU, còn ngang nhiên thách thức Mỹ và các nước châu Âu, bắt tay với Putin xây dựng trung tâm trung chuyển khí đốt kiếm lời. Để tìm hiểu về nguồn cơn của sự lạ lùng và quái gở này, chúng ta hãy cùng quay về gần 2.000 năm trước, đến với vùng đất được gọi là Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Đế quốc Ottoman, từ trỗi dậy đến suy tàn
Năm 330 sau công nguyên, đế quốc La Mã dời đô về Constantinopolis, được đặt tên theo vị hoàng đế La Mã thời bấy giờ là Constantinus đệ nhất. Khi Constantinus đệ nhất qua đời, hai con của ông chia đế quốc thành Đông và Tây La Mã. Sau đó Tây La Mã bị diệt, chỉ còn lại Đông La Mã, cũng chính là đế quốc Byzantine.
Đến năm 1077, một quốc gia Hồi giáo của người Sunni gọi là Hồi quốc Rum trỗi dậy, chiếm được một vùng đất đai rộng lớn của Byzantine ở khu vực bên bờ Địa Trung Hải và Biển Đen, sau đó phát triển đến cực thịnh.
Năm 1243, vó ngựa Mông Cổ tràn đến Địa Trung Hải, Hồi quốc Rum bị diệt quốc, nhưng Mông Cổ có quá ít người để có thể quản hết các vùng đất đánh chiếm được, vì thế diệt quốc xong chỉ cướp sạch tài sản đáng giá rồi bỏ đi, để lại một khoảng trống mênh mông về chính quyền ở khu vực này. Một bộ lạc Tây Đột Quyết thuộc Hồi quốc Rum may mắn thoát nạn đã nhân cơ hội mở rộng địa bàn, thành lập chính quyền, đánh đông dẹp bắc, dựng nên đế quốc Ottoman. Năm 1453, đế quốc Ottoman đã mạnh đến mức có thể diệt luôn đế quốc Byzantine, đổi tên Constantinopolis thành Istanbul, đứng sừng sững ở nơi giao giới giữa ba đại lục Á - Âu - Phi.
Bản đồ Ottoman qua các thời kỳ
Sau khi lập quốc, 10 đời hoàng đế đầu tiên của Ottoman đều cực kì thiện chiến, được gọi là “thập thế hùng chủ”, đánh khắp Á Âu Phi, diện tích đế quốc lên đến gần 6 triệu km2. Nhờ đứng án ngữ ở giao giới của ba lục địa, Ottoman nghiễm nhiên trở thành một trạm thu phí lớn kinh người. Núi này do ta đắp, rừng này do ta trồng, đường này do ta mở, muốn đi qua phải trả tiền mãi lộ.
Lúc này con đường tơ lụa đã hình thành từ rất lâu trước đó, các đoàn buôn châu Âu bất chấp mạo hiểm, đường xa vạn dặm đến Trung Quốc, mua gia vị, hương liệu, trà, lụa, đồ sứ về nước bán, kiếm đầy bát đầy mâm. Nhưng một phần lớn tiền lãi lại rơi vào tay đám lục lâm thảo khấu Ottoman chặn đường thu tiền mãi lộ. Chính vì muốn vòng qua trạm thu phí lưu manh này, người châu Âu mở ra thời đại đại hàng hải, tìm đường trên biển đến Trung Quốc. Trong hành trình này, người châu Âu phát hiện ra châu Mỹ, nhân tiện mở thuộc địa khắp các châu lục, phát triển thương mại quốc tế. Để giải quyết số than đá cướp được từ thuộc địa, cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bùng nổ. Mà cội nguồn của toàn bộ những chuyện này, đều chỉ là từ nhu cầu vòng tránh đế quốc Ottoman chắn ngay trước cửa.
Con đường tơ lụa bị Ottoman chặn ngang trước cửa châu Âu
Về quân sự, Ottoman cực kì hùng mạnh, lãnh thổ mở rộng không ngừng, nhưng về quản lý đất nước, Ottoman lại rất đỗi tầm thường.
Bởi vì diện tích quá lớn, khoảng gần bằng nước Úc bây giờ, trải rộng khắp ba châu lục, dân số lại quá ít, chỉ có 15 triệu người, đế quốc Ottoman buộc phải thỏa hiệp với các thế lực địa phương, tạo thành vô số vùng tự trị trong đế quốc. Để tránh xuất hiện tình trạng tan rã, Ottoman áp dụng chính sách truyền ngôi tàn nhẫn gọi là luật tập quán Fratricide, sau khi thái tử lên ngôi liền giết sạch các anh em khác, thường là mỗi lễ đăng quang của thái tử đều có mười mấy anh em treo lủng lẳng chứng kiến. Sau đó cảm thấy cách làm này quá vô nhân tính, các thái tử Ottoman đổi thành giam lỏng anh em của mình suốt đời. Đa số những người này đều không chịu nổi mà mắc bệnh trầm cảm, thậm chí bệnh tâm thần. Rồi đến khi hoàng đế đột ngột qua đời mà không có người nối dõi, một trong những bệnh nhân tâm thần này lại được lôi ra, đặt lên ngai vàng, trở thành một trong nhiều nguyên nhân khiến đế quốc bắt đầu suy yếu.
Lúc này các đế quốc khác cũng đánh hơi được mồi ngon. Anh, Pháp kết thành đồng minh kéo quân đến đánh Ottoman từ phía tây. Nga cũng không chịu ngồi yên, tiến đánh từ phía đông để tìm đường ra biển. Nhưng Anh, Pháp thấy Nga cũng đòi chia bánh, lại lập tức đổi ý, cho rằng Ottoman nên đánh nhưng Nga còn nên đánh hơn, vì Nga mới là mối đe dọa lớn nhất của châu Âu, Nga mà chiếm được Istanbul thì sẽ cực kì nguy hiểm, thế là liền trở mặt, liên thủ với Ottoman, quay lại đánh nhau với Nga ở Crimea.
Bốn nước lại đánh qua đánh lại, đến tận chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuối cùng Ottoman triệt để tan rã, bán đảo Balkan tách ra, Pháp lấy đi Syria và Lebanon, Anh chiếm Ai Cập, Palestine, Jordan, Iraq, còn Nga lúc này đã là Liên Xô, ép Ottoman từ bỏ Gruzia, Armenia, Azerbaijan. Một đại đế quốc tồn tại suốt 600 năm cuối cùng chỉ còn lại phần lõi là Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời, mối thù trăm năm với Hi Lạp, từ thân Âu - Mỹ đến quay xe ngả về Nga
Để ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước Anh, Pháp bắt đầu nâng đỡ đế quốc Hi Lạp để làm lá chắn ở khu vực Đông Âu, chặn bước Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô. Vốn có thù cũ với Ottoman, bị Ottoman thống trị mấy trăm năm, năm 1920, Hi Lạp được Anh giúp đỡ, xuất binh từ Izmir tiến đánh Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ bị ép cắt đất cho Liên Xô, thiên tài quân sự, thống soái Kemal Atatuk dẫn quân phản công Hi Lạp, tháng 9 năm 1922 bắt sống Tổng tư lệnh lục quân Hi Lạp, thu hồi Izmir, đặt vững địa vị quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù thu lại được Izmir, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không thu lại được các đảo ở Địa Trung Hải. Lãnh hải của Hi Lạp được vạch đến sát bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, người Thổ Nhĩ Kỳ xuống biển bơi một lúc là có thể vô tình bơi vào lãnh hải của Hi Lạp. Ân oán giữa Thổ và Hi Lạp cứ thế tiếp tục kéo dài đến tận ngày nay.
Quốc phụ Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Ataturk, người cuồng văn hóa Âu và chống Hồi giáo kịch liệt
Thấy không còn khả năng mở rộng lãnh thổ, quốc phụ Kemal quyết định phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước, mà trước hết là xóa bỏ các quy định hà khắc của Hồi giáo. Chế độ sultan bị hủy bỏ, chế độ cộng hòa được dựng lên, thực hiện giáo dục hiện đại, cấm dùng lịch Hồi giáo, cấm dùng chữ cái Ả-rập, cấm đội mũ Tarboosh, người dân muốn để râu cũng được, nhưng phải nộp thuế cao, toàn bộ nhân viên chính phủ phải mặc Âu phục. Bởi vì xuất thân chiến binh, Kemal để lại di chúc cho quân đội, nếu thế lực tôn giáo phất cờ trở lại, quân đội được phép làm chính biến, trả lại quyền lực cho chính quyền phi tôn giáo.
Kế thừa ý chí của Kemal, mặc dù tuyệt đại đa số lãnh thổ nằm ở châu Á, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại một lòng một dạ muốn gia nhập EU để trở thành một nước châu Âu.
Châu Âu cho phép các đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ đá giải châu Âu, cũng cho Thổ Nhĩ Kỳ vào NATO, nhưng lại nhất quyết không cho vào EU. Một là vì kẻ thù không đội trời chung là Hi Lạp kiên quyết phản đối, hai là các nước châu Âu khác cũng không yên tâm để một nước Hồi giáo vào EU. Vì thế Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể trở thành lá chắn của châu Âu, nhưng lại không được vào EU để chia tiền.
Sau khi lên cầm quyền, Erdogan cũng tuân theo ý chí của Kemal, cố gắng thân cận châu Âu để tìm đường phát triển, tin chắc muốn phát triển chỉ có thể dựa vào châu Âu, chỉ có nhờ cậy châu Âu mới có thể làm cho Thổ Nhĩ Kỳ trở nên giàu mạnh. Vì thế ngày 24 tháng 11 năm 2015, Erdogan còn dám cho F-16 bắn rụng máy bay Su-24M của Nga, đồng thời tiếp tay cho người Đột Quyết gây rối ở Tân Cương, Trung Quốc.
Nhưng Erdogan khác Kemal ở chỗ Erdogan chỉ thích tiền của châu Âu mà không thích cái hồn của châu Âu, một mặt thi hành chính sách châu Âu, mặt khác lại đẩy mạnh Hồi giáo hóa. Năm 1998, khi đang làm Thị trưởng Istanbul, Erdogan từng đọc một bài thơ kích động tôn giao cực đoan nên phải ngồi tù bốn tháng. Sau khi lên nắm quyền năm 2003, Erdogan lại điên cuồng xây 17.000 nhà thờ Hồi giáo trong vòng 15 năm xây 17.000, kiên định đứng về phe tôn giáo. Bởi vì thế lực bảo thủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn hết sức mạnh mẽ, cộng đồng tín đồ Hồi giáo vẫn càng ngày càng đông, Erdogan không thể bỏ qua kho phiếu bầu khổng lồ này.
Từ năm 2003 đến 2014, Erdogan làm Thủ tướng, khi đó thực quyền của Thủ tướng cao hơn Tổng thống. Năm 2007, Erdogan sửa đổi hiến pháp, đổi từ Quốc hội bầu Tổng thống thành toàn dân bầu Tổng thống. Năm 2014 sau khi lên làm Tổng thống, Erdogan lại tiếp tục theo đuổi ý đồ sửa đổi hiến pháp, có vẻ như cũng muốn làm lãnh đạo cả đời.
Năm 2016, 8 tháng sau khi bắn rơi máy bay Nga, Erdogan trải qua một cuộc chính biến hút chết. Nhưng Putin thực sự cao tay, lấy ơn báo oán, báo trước cho Erdogan tin tức quân đội Thổ sắp làm chính biến, từ đó đặt nền móng cho quan hệ Nga - Thổ hiện nay.
Trước đó Erdogan dám bắn máy bay Nga là bởi vì EU hứa mồm sẽ cho Thổ Nhĩ Kỳ vào EU trong năm 2016, nên mới cắn răng lập đầu danh trạng. Nhưng sau khi Erdogan bắn xong, EU lại nhìn trời huýt sáo, hả, cái gì cơ, sao tao không nhớ gì nhỉ? Erdogan cay hơn ăn ớt, thề nhớ kĩ thù này suốt đời. Đến tháng 4 năm 2021 khi Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen đến Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan vẫn còn cay cú, cố ý không kê ghế cho ngồi mà bắt ngồi sofa xem tát ao.
Chị Lê Yến ngơ ngác vì không có ghế ngồi
Nhận được tin báo của kẻ thù Putin, Erdogan bắt đầu nghĩ lại, kiên định quyết tâm bắt tay với Nga. Biết trước kế hoạch của quân đội, Erdogan bày sẵn thiên la địa võng, để quân đội thực hiện chính biến rồi mới thu lưới, tiện tay thịt luôn các thế lực phản đối, bao gồm 5 tướng lĩnh, 2.700 quan tòa, 28 thị trưởng, 2.000 giáo sư, 8.000 nhân viên an ninh, sau đó đưa thân tín lên nắm toàn bộ các chức vụ trọng yếu của đất nước. Erdogan cho rằng cuộc chính biến này là Mỹ giật dây cho đối thủ chính trị của mình là Gulen thực hiện, thế là trả đũa bằng việc bắt mục sư Mỹ Andrew Brunson, trở mặt với Mỹ, ngả về phía Nga.
Không còn hi vọng vào EU, Erdogan quyết đoán từ bỏ chiến lược Tây tiến, chuyển hướng Trung Đông và Bắc Phi, với ý đồ trở thành nước lãnh đạo và trung tâm tài chính của thế giới Hồi giáo, lãnh tụ của phái Sunni.
Nền công nghiệp và lạm phát
Bất cứ một nước lớn có dã tâm nào cũng chỉ có thể thực hiện dã tâm của mình bằng con đường công nghiệp hóa. Thổ Nhĩ Kỳ thời kì Kemal cũng muốn công nghiệp hóa, nhưng đến bây giờ vẫn chỉ là một nước công nghiệp hạng hai.
Từ những năm 1920, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu công nghiệp hóa, nhưng lại bỏ qua khâu nghiên cứu cơ bản, không đầu tư cho ngành chế tạo máy, máy móc thiết bị chủ yếu là mua, về tiến hành gia công, dựa vào xuất khẩu nguyên vật liệu và sản phẩm công nghiệp sơ cấp để kiếm tiền, lại dùng hàng rào thuế quan để bảo vệ công nghiệp trong nước. Các ngành công nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu gồm công nghiệp gang thép, xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp nhẹ. Công bằng mà nói, công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ không hề kém, có thể sản xuất tủ lạnh, máy giặt, van giảm áp, pin mặt trời, giầy dép, quần áo, xe tăng, pháo tự hành, trực thăng... Là nước có hệ thống công nghiệp hoàn thiện nhất Trung Đông. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có dầu mỏ, không thể độc lập về năng lượng, công nghiệp cơ bản lại yếu, thường xuyên thâm hụt thương mại, nên vẫn là một trong những quốc gia lạm phát nghiêm trọng nhất thế giới.
Từ năm 1971, lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì ở mức 19% trở lên mỗi năm, đến tận khi Erdogan kiềm chế lạm phát thành công năm 2004. Trong hơn 30 năm này, số liệu lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ thật sự đáng nể. Năm 1994 thậm chí lên tới 105%, không hiểu người dân làm thế nào vẫn sống được. Cũng nhờ người dân đã quá quen với lạm phát mà mức lạm phát gần 90% hiện nay cũng chỉ như muỗi đốt. Quen rồi, cái gì cũng trở thành bình thường.
Từ năm 1995 đến 2004, đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ mất giá đến mức không bằng giấy lộn. Khi đó tờ tiền giấy mệnh giá lớn nhất là đồng 20.000.000 lira, đồng xu nhỏ nhất là 50.000 lira.
Từ năm 1999, Erdogan làm Thị trưởng Istanbul. Với thành tích quản lý tốt thành phố, giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế, năm 2003 Erdogan lên làm Thủ tướng, còn Bộ trưởng Tài chính Kemal Dervis trở thành công thần trong kiểm soát lạm phát. Dervis là tiến sĩ kinh tế học tại đại học Princeton, từng làm Phó Chủ tịch World Bank. Sau khi vay được 16 tỷ USD từ IMF, Dervis đưa ra đồng lira mới thay đồng lira cũ với tỉ lệ 1 ăn 1 triệu, phối hợp với một loạt công cụ khác, cuối cùng cũng kiềm chế được đợt lạm phát kéo dài hơn 30 năm.
Ba chỗ dựa vững chắc của Erdogan
Để vững vàng lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ suốt 20 năm, Erdogan có 3 chỗ dựa chủ yếu. Thứ nhất là công lao ngăn chặn lạm phát trong nhiệm kì của mình. Thứ hai là hùa theo xu thế Hồi giáo trỗi dậy, điên cuồng xây nhà thờ Hồi giáo, rút khỏi công ước Istanbul bảo vệ quyền phụ nữ, biến Cục sự vụ tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ từ cơ quan khống chế và hạn chế Hồi giáo trở thành cơ quan tuyên truyền và mở rộng Hồi giáo, hủy bỏ lệnh cấm đội khăn che đầu, hạn chế uống rượu, thậm chí đổi đại giáo đường Hagia Sophia nổi tiếng trở lại thành nhà thờ Hồi giáo.
Nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia với bốn tòa tháp truyền đạo xung quanh
Sau khi chiếm được Constantinopolis, Ottoman biến đại giáo đường Hagia Sophia thành nhà thờ Hồi giáo, xây dựng bốn tòa tháp truyền đạo. Năm 1934, Kemal chuyển nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia thành viện bảo tàng, cấm thực hiện chức năng tôn giáo. Năm 2020, để chiều theo các tín đồ Hồi giáo chiếm 90% dân số cả nước, Erdogan một lần nữa chuyển viện bảo tàng thành nhà thờ Hồi giáo.
Nguyên nhân thứ ba là Erdogan làm cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện được một bước nhảy vọt.
Để thực hiện thành công bước đại phát triển của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan chủ yếu dựa vào ba cách, vay nợ nước ngoài, bán tài sản quốc hữu và trắng trợn in tiền.
Để phát triển kinh tế, Erdogan vay tiền vô tội vạ, đến bây giờ nợ nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ là hơn 450 tỷ USD, chiếm 56% GDP, trong khi dự trữ ngoại hối chỉ có 60 tỷ USD. Chủ nợ của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là EU.
Bên cạnh vay tiền, một phương pháp kiếm tiền khác của Erdogan là bán. Từ năm 2003 lên cầm quyền, Erdogan bắt đầu điên cuồng bán tài sản quốc hữu. Trước năm 2008, Erdogan đã bán hết mấy trăm công ty quốc doanh trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, công nghiệp, ngân hàng, sau năm 2008 lại tiếp tục bán nốt toàn bộ các công ty quốc doanh thuốc lá, chăn nuôi, xổ số. Một nguyên nhân là Erdogan cho rằng kinh tế tư nhân có sức sống hơn kinh tế nhà nước, nguyên nhân khác là chủ nợ EU yêu cầu Erdogan phải hạ thấp tỉ trọng công ty quốc doanh trong nền kinh tế, để “thực hiện thị trường tự do, giảm bớt can thiệp kinh tế”, một luận điệu quen thuộc của Âu Mỹ.
Biện pháp thứ ba là in tiền. Cái này không có gì để nói. Trong vòng gần 20 năm, cung tiền M2 của Thổ tăng gấp 24 lần.
Có tiền rồi thì phải tiêu thôi. Erdogan dùng số tiền này chủ yếu để đầu tư cho xây dựng cơ bản, bất động sản và công nghiệp quốc phòng.
Đối với xây dựng cơ bản, Erdogan đổ vào tổng cộng 135 tỷ USD, xây đường sắt, sân bay, kênh đào. Kênh đào Istanbul được đầu tư 30 tỷ USD, dài đến 45 cây số nối Biển Đen với biển Marmara, xé tan công ước Montreux về kiểm soát eo biển Bosporus. Sân bay Istanbul mới được đầu tư 12 tỷ USD, đáp ứng nhu cầu vận chuyển 200 triệu lượt người mỗi năm. Hầm xuyên biển Marmara dài 13,6 cây số, kéo dài qua Lục địa Á - Âu. Đập nước Ilisu cao tới 135 mét. Hầm ô tô chuyên dụng đứng đầu thế giới dài 14,6 cây số.
Kênh đào Istanbul
Trong số 10 siêu dự án xây dựng trên toàn thế giới hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đến 6 dự án.
Từ năm 2003 đến năm 2018, ngành xây dựng chiếm khoảng 20% GDP Thổ Nhĩ Kỳ, khiến tỉ lệ thành thị hóa của Thổ Nhĩ Kỳ lên tới 75%, trở thành một trong những động lực chủ yếu thúc đẩy kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ phát triển. Riêng năm 2021, giao dịch bất động sản Thổ Nhĩ Kỳ lên tới 1,5 triệu căn, tốc độ tăng giá nhà lên tới 35%.
Về công nghiệp quốc phòng, là thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ được lợi không nhỏ, có tiền, có kĩ thuật, hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể sản xuất máy bay không người lái, xe tăng, lựu pháo tự hành, pháo phản lực nhiều cỡ nòng, xe chiến đấu bộ binh, tên lửa đạn đạo tầm ngắn, máy bay trực thăng vũ trang, pháo điện từ rail gun. Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ có thể đáp ứng trên 75% nhu cầu vũ khí đạn dược trong nước.
Năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ vươn lên thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 12 thế giới. Khách hàng chính của Thổ là Turmenistan, Oman và Qatar. Ngoài ra Thổ Nhĩ Kỳ còn xuất khẩu trực thăng cho Philippin, tàu hộ tống cho Pakistan, xe bọc thép cho Kenya.
Nhưng về tổng thể, xuất khẩu vũ khí vẫn chưa mang lại đủ nhiều ngoại tệ cho Thổ Nhĩ Kỳ, xây dựng cơ bản và bất động sản cũng không sinh ra ngoại tệ, Thổ Nhĩ Kỳ không có dầu mỏ, khí đốt, lại không có nhiều sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, nên tình hình tài chính càng ngày càng khó khăn.
Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ
Năm 2003, khi Erdogan tiếp quản đất nước, GDP bình quân đầu người của Thổ Nhĩ Kỳ là 4.760 USD. Bằng ba chiêu thức nói trên, đến năm 2013, GDP bình quân đầu người đã lên tới 12.600 USD, trong 10 năm tăng gấp ba lần, có thể xem như một kì tích.
Nhưng không có nền tảng công nghiệp vững chắc, dựa vào vay nợ nước ngoài và bán tài sản nhà nước để đổi lấy phát triển kinh tế, hiện thực nhanh chóng cho Thổ Nhĩ Kỳ một cái tát. Đất nước rơi vào lạm phát cao, nợ nước ngoài cao, nhập siêu thương mại cao, khiến tiền tệ mất giá, kinh tế trong nước bấp bênh. Năm 2004, Erdogan và Kemal Dervis vất vả đè lạm phát xuống sau 32 năm lạm phát siêu tốc, đến năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ lại quay lại thời kỳ lạm phát cao hơn 10%.
Độc chiêu giảm lãi suất để đối phó lạm phát
Trong bối cảnh FED tăng lãi suất liên tục, Erdogan lại nhất quyết không tăng theo, thậm chí còn giảm lãi suất, khiến lạm phát điên cuồng tăng đến gần 90%. Các nhà kinh tế học toàn cầu chỉ có thể nhún vai, hoặc kinh tế học, hoặc Erdogan, một trong hai phải chết.
Erdogan có quyết định kì lạ như vậy là bởi vì không tín nhiệm vào biện pháp kiềm chế lạm phát của kinh tế học truyền thống. Như trên đã nói, năm 1999, Erdogan đã chứng kiến Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất đến 100% để ứng phó lạm phát, nhưng vẫn không thể ngăn cản dòng vốn chảy ra ngoài. Bắt đầu từ tháng 9 năm 2021, Erdogan hạ quyết tâm không tăng lãi suất, thậm chí còn giảm lãi suất, cho rằng tăng lãi suất không thể kiềm chế lạm phát mà chỉ kiềm chế tăng trưởng kinh tế, đẩy cao vật giá.
Trong vòng 3 năm, Erdogan thay ba Thống đốc Ngân hàng Trung ương, một Phó Thống đốc, ba thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ, chỉ bởi vì những người này ủng hộ tăng lãi suất để chống lại lạm phát. Đến tận khi Kavcioglu, một người cũng phản đối phản đối lãi suất cao như Erdogan lên làm Thống đốc, Erdogan mới cho ngồi yên ổn.
Kavcioglu kiên định chấp hành sách lược không tăng lãi mà giảm lãi, nhưng mỗi lần giảm lãi, tỷ giá Lira/USD lại tụt một quãng. Năm 2021, đồng Lira mất giá 44%, năm 2022 lại mất giá gần 30%. Năm 2005, Erdogan đưa ra đồng Lira mới, tỉ giá lúc đó là 20 Lira đổi được 14,8 USD, cuối năm 2021, 20 Lira chỉ đổi được 1,73 USD, đến bây giờ chỉ còn đổi được1,07 USD, 17 năm giảm gần 14 lần. Để cho dễ hình dung, năm 2005, 150.000 VND đổi được 10 USD. Đến bây giờ 150.000 VND vẫn đổi được 6,35 USD.
Tiền tệ mất giá lại khiến giá năng lượng nhập khẩu tăng cao, đồng tiền mất giá và lạm phát tạo thành một vòng tuần hoàn ác tính. Erdogan biết giảm lãi sẽ gây ra lạm phát, cũng biết giảm lãi sẽ làm Lira mất giá, nhưng vẫn ngoan cố giảm lãi là bởi vì tin tưởng giảm lãi sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế, và đến giây phút cuối cùng, chủ nợ châu Âu sẽ buộc phải cứu Thổ Nhĩ Kỳ.
Kết quả là Erdogan đã đúng. Ngoài lạm phát và đồng tiền mất giá, còn lại kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ vãn ổn. Dù sao cũng đã hoàn thành công nghiệp hóa bậc thấp, đa số các mặt hàng có thể tự cấp tự túc, cho nên cuộc sống của người dân tạm thời còn cầm cự được. Tiền tệ mất giá cũng quả thật thúc đẩy kinh tế phát triển, tháng 6 năm 2022, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng 18,5%, lên tới 23,4 tỷ USD. Ngành du lịch cũng được nhờ, năm 2021, thu nhập từ du lịch tăng 182%, số lượng khách hàng không tăng 72%. Thành phố du lịch Bodrum, nơi có di tích lăng mộ của Mausolus dự tính năm 2022 có thể thu hút 1,5 triệu du khách, vượt qua thời kỳ trước Covid.
Giải pháp giảm lãi để chống lạm phát này của Erdogan khiến các nhà kinh tế học toàn cầu sửng sốt. Erdogan không chết, kinh tế học cũng không chết. Dựa vào tăng lương + ổn định giá nhu yếu phẩm + phát triển du lịch + tăng cường xuất khẩu, Erdogan đã ổn định được nền kinh tế, không dẫn đến đại khủng hoảng. Nhưng áp lực lạm phát vẫn rất lớn, ngoài các nhu yếu phẩm, tất cả những thứ còn lai đều có giá trên trời.
Vậy vì sao người dân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bình tĩnh ở nhà, không đổ ra đường diễu hành?
Một là bởi vì trước kia người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua thời siêu lạm phát, lạm phát đã trở thành một phần của cuộc sống, vừa rồi tự dưng có 10 năm không lạm phát mạnh là may lắm rồi.
Hai là năm 2023 sẽ bầu Tổng thống mới, thôi thì cố chịu thêm một năm nữa, sang năm bỏ phiếu là được. Mặc dù Erdogan có căn cơ vững chắc, nhưng tỉ lệ ủng hộ Đảng Công lý và Phát triển của Erdogan đã hạ xuống 32%, bị đảng đối lập Nhân dân Cộng hòa vượt qua. Trong cuộc bầu cử năm 2018, do đồng Lira mất giá, Đảng Công lý và Phát triển đã thua bầu cử địa phương tại hai thành phố quan trọng nhất. Hơn nữa số thanh niên sinh sau năm 2000, chưa trải qua giai đoạn 32 năm lạm phát cũng đã lần lượt đến tuổi bầu cử, vì vậy Erdogan vẫn có khả năng thất bại, trừ khi có thể lập được một kì tích kinh tế nào đó để gỡ gạc lại lòng dân.
Bởi vì có ưu thế địa lí cực kì thuận lợi, nên Thổ Nhĩ Kỳ mới dám quay xe liên tục, lúc thân Âu Mỹ, lúc lại thân Nga. Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng chẹn cổ Phần Lan, Thụy Điển, hùng hổ với châu Âu, bởi vì biết châu Âu kiểu gì cũng phải nhường nhịn mình. Châu Âu không nhường, Thổ liền mở cửa cho nạn dân tràn khắp châu Âu. Châu Âu không cứu kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ sẵn sàng chọc nổ bong bóng nợ nước ngoài luôn. Biết rõ là Mỹ giật dây người Kurd gây rối ở Thổ, Syria, Iraq, nhưng Thổ vẫn đánh cho người Kurd kêu cha gọi mẹ suốt.
Erdogan và Putin tại Kazakhstan, ngày 13 tháng 10 năm 2022
Tóm lại, dựa vào vị trí địa lí không thể thay thế, Thổ Nhĩ Kỳ như đứa trẻ được chiều chuộng sinh hư, nhà bố ở giữa bùng binh, bố có quyền thích làm gì thì làm, thằng nào ngon thì nhảy vào đây! Vị trí địa lí này cùng các yếu tố lịch sử để lại đã tạo thành một đất nước Thổ Nhĩ Kỳ lạ lùng và quái gở./.
Giống nhưng bối cảnh khác nhau. Chuyện xếp hàng, chuyện giá cả leo thang họ diễn ra vài chục.năm. chuyện máy móc mua về hiện đại nhưng kỹ thuật, nhân lực không theo kịp nó phổ biến còn ta thì có 1 số nơi cũng dạng đó nhưng không phổ biến bằng. Kemal Atatuk nhắc tới mấy lần trong chuyện giống ra thôi, duy ý chí, lãnh tụ hô vang là được. Chuyện quan liêu thì cơ bản xã hội nào nhà nước tập trung quyền.lực cũng thế. Chuyện nông dân ít học, dùng.kinh nghiệm táng búa máy cày lại chạy... chuyện sính tây, ưa phát biểu cắt băng khánh thành giờ ta vẫn thế... nói chung cũng có ở mình nhưng anh thổ cơ bản giàu hơn ta nhiều mà cái làm sóng mở cửa thời đó nó đang sôi sục... ta thì vẫn bao cấp nên so với thổ thì kém quá, mình tệ hơn nhiều, nói y chang vn là cũng đề cao vn quáThằng bạn em cách đây 15 năm, đọc axit nexin rồi phán, y như Ông ấy là người Việt Nam
Bài đấy trước em đăng ở đây rồi ạ:Sao Thread: [Funland] Sự trỗi dậy của Liên Xô sau WW1: Từ đống hoang tàn đến bá chủ thế giới lại bị ẩn/xóa nhỉ??
Bài khá thú vị (..) mà em chưa kịp Copy lưu trữ #1, Kụ chủ (hoặc CM nào đã save) có thể Post lại hoặc inbox không nhỉ?? Tks!!
Thế Hungari có phải con cháu của Hung nô không cụ?Cụ đọc truyện Tàu thì nghĩ Đột Quyết nó ở đâu đó loanh quanh phía bắc Tàu. Chứ thực ra không phải như vậy.
Các dân tộc Turk, được các sử liệu Hán văn cổ gọi chung là Đột Quyết (突厥), là các dân tộc nói các ngôn ngữ Turk, thuộc hệ dân Á Âu, định cư ở miền Bắc, Trung và Tây lục địa Á-Âu. Các dân tộc này có chung nhiều đặc trưng văn hóa và bối cảnh lịch sử ở các mức độ khác nhau. Các dân tộc Turk bao gồm người Kazakh, Uzbek, Kyrgyz, Uyghur, Azerbaijan, Turkmen, Tatar, Qashkai, Bashkir, Chuvash, Afshar và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các dân tộc từng tồn tại trong lịch sử như Bulgar, Kuman, Avar, Seljuk, Khazar, Ottoman, Mamluk và có thể cả Hung Nô.
Em nghe nói là Hung Nô bị Hán Vũ Đế cử Vệ Thanh với Hoắc Khứ Bệnh đánh cho te tua, sau phải té sang phía Tây Á, thành lập đất nước mà sau này là Hung ga nô, à quên, Hungary.Thế Hungari có phải con cháu của Hung nô không cụ?
Cao siêu quá thì em không hiểu. Nhưng giản lược hoá thì quản chặt số tiền mới tương ứng với quy mô nền kinh tế là được.Nhờ cụ thớt, em mới biết đến đồng 20 triệu lira.
View attachment 7598584
Trước em ở Mozambique cũng biết chuyện nước này cắt bỏ 3 số 0 trên tiền của mình và cảm giác kinh khủng lắm rồi. Giờ mới biết Thổ nó còn cắt bỏ tới 6 số 0.
Cụ nào giỏi kinh tế có thể cho em biết họ quản lí việc cắt bỏ số 0 trên tờ tiền kiểu gì để ko bị xáo trộn đời sống nhỉ?
Em thấy làm thế ở quy mô kinh tế nhỏ thì OK chứ lớn như Thổ thì rất khó. Bọn Mozambique đợt đổi tiền mới, 1 đồng Meticais của nó = 1.000 VNĐ, giờ còn có hơn 300 VNĐ. Có đợt mất giá khủng khiếp nhất là trong vòng 1 năm, nó mất 100% giá trị, giảm còn 1 nửa so với trước. May đợt này kiềm chế đc. Nên em nghĩ cắt số 0 ko đơn giản với kinh tế lớn.Cao siêu quá thì em không hiểu. Nhưng giản lược hoá thì quản chặt số tiền mới tương ứng với quy mô nền kinh tế là được.
Ví dụ cụ có 10 cái bánh, mỗi cái giá 1tr tiền cũ. Giờ cụ làm ra thêm 1 cái bánh thì in thêm 1 đồng tiền mới. Tỉ giá là 1 đồng mới bằng 1tr cũ. Cứ thu về kho bạc 1tr cũ thì in 1 đồng mới, làm thêm 1 cái bánh cũng in 1 đồng mới, thì tỉ giá và lạm phát sẽ ổn định.
Vâng, em chỉ hình dung như thế, chứ tầm kinh tế vĩ mô thì phải là các nhà chiến lược mới hiểu và xử lý được. Em mà đủ trình thì đã lên làm lãnh đạo chứ không ngồi mốc mép gãi râu chém gió với các cụ rồi.Em thấy làm thế ở quy mô kinh tế nhỏ thì OK chứ lớn như Thổ thì rất khó. Bọn Mozambique đợt đổi tiền mới, 1 đồng Meticais của nó = 1.000 VNĐ, giờ còn có hơn 300 VNĐ. Có đợt mất giá khủng khiếp nhất là trong vòng 1 năm, nó mất 100% giá trị, giảm còn 1 nửa so với trước. May đợt này kiềm chế đc. Nên em nghĩ cắt số 0 ko đơn giản với kinh tế lớn.
Trình độ của cụ, em còn học hỏi nhiều. Nhờ cụ mà em hiểu thêm về Thổ chứ trước giờ, nó đối với em như trong sương mù vậy. Hết vodka cho cụ trong ngày rồiVâng, em chỉ hình dung như thế, chứ tầm kinh tế vĩ mô thì phải là các nhà chiến lược mới hiểu và xử lý được. Em mà đủ trình thì đã lên làm lãnh đạo chứ không ngồi mốc mép gãi râu chém gió với các cụ rồi.
Cụ còn lưu bài không? Inbox cho em để em đọc được không? Thanks cụ!Bài đấy trước em đăng ở đây rồi ạ:
Bị xoá chắc là vì nhạy cảm, dễ dẫn đến tranh luận mất kiểm soát, trái chủ trương.[Funland] - Tình hình Nga - Ukraine, Trung Á-Trung Đông Vol.162 (số đặc biệt: cuộc chiến giữa Nga và Ukraine)
Ugledar: Các đơn vị pháo binh đã phá hủy sở chỉ huy của Ukraine và một số cứ điểm.www.otofun.net
Thôi từ những bài sau em sẽ cố gắng tránh các vấn đề nhạy cảm, có nguy cơ bị tổ lái.