Ở Việt Nam, chúng ta thiếu các thống kê thực địa chính thức nên khó có một tiêu chuẩn và con số chính xác. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hakuhodo Institute of Life and Living ASEAN (HILL ASEAN) vào năm 2016, họ đánh giá rằng chuẩn trung lưu của Việt Nam sẽ bao gồm một phổ thu nhập rất rộng từ 5.000 Mỹ kim (khoảng hơn 100 triệu đồng) đến hơn 35.000 Mỹ kim (khoảng 800 triệu đồng)
mỗi năm. [4] Thông tin của nghiên cứu chỉ ra có khoảng 50% dân số Việt Nam đủ điều kiện để được xếp vào nhóm này.
Trong một thống kê và nghiên cứu khác của Cimigo (2023), họ cho rằng có khoảng hơn 15 triệu hộ có thu nhập cao hơn 15 triệu đồng một tháng (tức chỉ khoảng 644 Mỹ kim một tháng, tương ứng với 7.728 Mỹ kim mỗi năm). Nhóm này, theo cấu trúc thu nhập của Việt Nam, cũng được Cimigo xem là nhóm trung lưu. [5]
Nếu xét cả lạm phát và thu nhập tăng theo năm, có thể thấy cả HILL ASEAN và Cimigo đều cho chúng ta một cái nhìn tương đối gần nhau. Theo cấu trúc thu nhập của người Việt Nam, hộ gia đình có tổng thu nhập trung vị ở mức 7.000 - 8.000 Mỹ kim một năm (tức khoảng 15 triệu đồng một tháng) thì đã được xem là trung lưu.
Sự trung lưu này là tương đối eo hẹp, nếu xét tổng thể đời sống kinh tế của cả một hộ gia đình dựa trên nguồn thu nhập này.
Đáng chú ý hơn, theo ghi nhận của Cimigo, hộ gia đình có thu nhập từ 1.288 Mỹ kim trở lên mỗi tháng (tức khoảng 30 triệu đồng mỗi gia đình), chỉ đại diện cho 6% các hộ gia đình tại Việt Nam.
Trong khi đó, thành phần cốt cán lãnh đạo của những tòa báo, giới làm truyền thông, quảng cáo, dân vận - những người nắm đằng chuôi của quá trình tái hiện hiện thực xã hội - thường là những nhóm thị dân, giới con nhà khá giả “một căn ở, một căn cho thuê”, thậm chí có quyền thế tài chính, có vị trí xã hội, có gốc gác chính trị. Họ thường thuộc nhóm chóp bu của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam, tức nhóm 6% mà chúng ta vừa nhắc đến ở trên.
Vấn đề ở chỗ, họ thường tự định vị rằng mình chỉ thuộc nhóm “thị dân”, “trung lưu”, và “sống được”.
Từ đó, họ phản chiếu đời sống của mình vào không gian chung của quốc dân, biến nó thành tiêu chuẩn “cơ bản”, “trung bình”, “ai cũng có được”.
Với sự thống trị của các nhóm giàu có trên các phương tiện truyền thông chính thống, mạng xã hội, các sản phẩm tiếp thị, cùng với xu hướng biến mọi thứ trở thành “thứ thiết yếu”, “thứ trung lưu” của các mô-tuýp quảng cáo, không có gì bất ngờ khi trong tương lai, đời sống thực tế của người lao động lại càng trở nên vô danh, vô diện, như cách mà Mantsios mô tả (“The poor are faceless”).
Người nghèo và số đông người lao động bình thường cũng như hiện thực đời sống của họ trở thành “thiểu số”, trở thành ví dụ của sự “không biết cố gắng”, và thậm chí không tồn tại.
Ảo ảnh về thịnh vượng tại Việt Nam có lẽ từ đó mà ra.
nguồn:
https://www.luatkhoa.com/2023/05/ao-anh-trung-luu-o-viet-nam/
Thịt lợn muối 100 triệu một đùi rõ ràng là một sản phẩm không dành cho số đông, sự thật là nhà sản xuất họ chỉ làm 500 cái, nhập về VN đầu như hon chục cái, nhưng nó lại giúp Sói biển bán được rất nhiều đùi lợn muối giá cỡ 5-10 triệu.
Vì sao? Vì thượng lưu thao túng truyền thông, tạo chúng ta ảo tưởng rằng họ là trung lưu. Thực ra không phải, họ là thượng lưu mất rồi.