Không phải lúc nào giá giống cũng 3tr.
Tính xem với cách nuôi kiểu "trang trại" hộ gia đình hiện nay thì dù là giá trị tuyệt đối của lợi nhuận là nhỏ; nhưng tỷ lệ giữa vốn liếng+công sức họ bỏ vào đó so với lợi nhuận họ thu được nó là thế nào ? Còn cao hơn rất nhiều so với mặt bằng các nghành nghề sản xuất/kinh doanh khác ạ.
Cụ thể kiểu: đất đai xây dựng truồng trại ngoài cánh đồng cạnh nhà; thậm chí là khu vườn tạp bỏ hoang; chi phí xây dựng chuồng trại tường mong manh, mái phi bờ ro xi măng; mấy cái máy bơm nước rửa chuồng rồi xả thằng ra sông.
Thức ăn đi mua 100%; có khi còn mua nợ.
Vài ba ông ngày mấy lượt đổ cám vào máng; bơm nước rửa chuồng.
Giống mua thì cũng bắt chở để tận chuồng.
Lợn bán thì cũng cân tận trong chuồng.
Thế hỏi rằng, với công sức đầu tư như thế mà cũng hưởng lợi như những thằng nhọc đầu tính toán; chạy đôn chạy đáo sấp mặt; vốn bỏ ra tỷ này tỷ nọ.... thì có xứng không ?
Kiểu bà bán nước vỉa hè mặc dù ngày lời lãi chỉ có dăm dăm bảy trăm hay cả triệu; giá trị tuyệt đối nó là ít lắm; Nhưng xét về mặt tỷ suất lợi nhuận ấy/vốn liếng, công sức bả bỏ ra thì nó cao hơn cái nhà hàng 5 sao lời lãi trăm triệu mỗi ngày nhiều lắm.
Cụ nằm 1 chỗ đọc báo mạng & lướt FB xong tưởng tượng ra là nuôi lợn lãi lắm à? Thế thì chỉ cần có tiền & mạnh dạn đầu tư là rung đùi đếm tiền ư? Xin lỗi cụ chứ.. QUÊN MẸ ĐI NHÉ!
Nuôi lợn chịu nhiều rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà máy/nông dân nuôi lợn:
- Dịch bệnh (tả lợn châu Phi: đã dính coi như mất trắng và muôn đời ko nuôi trên trại cũ được nữa vì mầm bệnh tồn tại cực lâu trong phân, đất ẩm; chưa kể lở mồm long móng & các bệnh khác). Đây là nguyên nhân chính nông dân ko dám tái đàn, nhỡ đâu 1 ngày ko đẹp trời cả đàn gần xuất chuồng bỗng đổ bệnh chết sạch. Một số nhà máy lớn dù phòng dịch nghiêm ngặt vẫn dính và chỉ còn nước dỡ trại mà chuyển đi chỗ khác. Hiện dịch tả đang xuất hiện trở lại ở Đức (lợn hoang), Tàu (lợn con); bên ta một số vùng lẻ tẻ đã tái bùng phát và nguy cơ tái thiếu hụt nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới là rõ ràng.
- Thức ăn chăn nuôi: gần như toàn bộ nguyên liệu sx TACN của VN là nhập khẩu & chịu rủi ro thị trường do biến động giá. Mời cụ nhìn vào đồ thị dưới để thấy giá lúa mì, ngô & nhất là khô đậu trên sở giao dịch CBOT diễn biến như mất trí thế nào trong vài tháng qua:
Trong nước, giá ngô từ 4700đ/kg (tháng 8) vọt lên 5100 (tháng 10), 5650 (tháng 11/12). Tất nhiên giá nguyên liệu tăng thì một phần đổ đầu con lợn & ví tiền người tiêu dùng, phần còn lại nhà nhập khẩu nguyên liệu, nhà máy cám đến cơ sở chăn nuôi cùng phải chịu vì với mặt bằng giá nguyên liệu cao như vậy thì các nhà máy cám cứ nhập nguyên liệu về mặc định là lỗ, nhưng vẫn phải làm vì phải giữ thị phần.
- Con giống (chất lượng kém, giá cao, ko sẵn có).
- Đầu ra: giá bấp bênh do: (i) bản thân giá lợn hơi, lợn mảnh cao & diễn biến khó lường; (ii) người tiêu dùng quay lưng/thay đổi thói quen tiêu dùng dù lợn vẫn chiếm tỷ trọng cao (65-70%) trong cơ cấu bữa ăn; (iii) chính sách mở cửa cho thịt lợn nhập khẩu (lợn sống từ Thái Lan, thịt lợn từ Âu, Mỹ); và (iv) VN nằm cạnh thị trường phía nam Trung Quốc tiêu thụ thịt lợn khủng khiếp.
Các cụ có thể vặn: "Tại sao ko nhập thịt lợn giá rẻ về để bình ổn thị trường, cứ phải nuôi lợn làm cái éo gì khi giá thành lợn hơi cao hơn nhiều Thái Lan (có thời điểm 100k:58k đ/kg) ?" Nhưng để đảm bảo an ninh lương thực - thực phẩm, để nuôi gần 100 triệu con người thì hàng năm ta phải có cỡ 3.8 triệu tấn thịt lợn hơi ~ 2.8 triệu tấn thịt lợn mảnh; trong khi thị trường xuất nhập khẩu toàn cầu chỉ là 10 triệu tấn thịt lợn mảnh/năm. Số đầu lợn xuất chuồng & sản lượng thịt lợn hơi của Thái chỉ bằng 25% của ta. Vậy nên không thể phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Thực tế, do dịch tả từ giữa năm ngoái mà năm nay hụt nặng nguồn cung 500k tấn. 9 tháng đầu năm VN đã nhập gần hơn 90k tấn thịt lợn & gần 100k con lợn Thái ~ tổng cộng gần 100k tấn thịt lợn mảnh, chỉ như đá ném ao bèo. Trên thị trường thịt lợn và lợn sống, VN bị Tàu cạnh tranh gay gắt với giá chào mua cao hơn. Giá lợn hơi Thái Lan có thời điểm bằng VN vì nhu cầu xuất khẩu quá cao & nước này phải tính đến hạn chế xuất khẩu. Bản thân con lợn nuôi tại chính VN cũng bị Tàu nhăm nhe đưa đi biên vì giá lợn bên đó gấp khoảng 2 lần và các trại lợn của chúng nó đang có xu hướng tập trung hóa và chuyển dịch lên phía đông bắc gần vùng trồng nguyên liệu và tránh xa vùng miền trung đầy dịch. Các cụ nên nhớ ta ăn lợn (tiêu thụ trên đầu người) đã kinh, nhưng bọn Tàu còn ăn khiếp hơn nhiều và nằm cạnh nó thì thị trường lợn của ta khó mà yên ổn trong vài năm tới. Nên nếu ko chịu được giá lợn hoặc ghét "bọn nuôi lợn/bọn thương lái" thì tốt nhất nên chuyển sang thực phẩm giàu đạm khác.