Thiết bị giám sát hành trình, bình cứu hỏa, găng tay, khẩu trang là những trang thiết bị bắt buộc phải có trên xe ô tô theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
1. Thiết bị giám sát hành trình
Theo nghị định 86/2014/NĐ-CPcó hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014, thay thế Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, những loại xe sau sẽ phải bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình:
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Do đó, những doanh nghiệp hoặc chủ xe nào trong diện bắt buộc mà không lắp định vị đúng thời hạn hoặc lắp định vị xe tải mà không đạt yêu cầu (theo quy chuẩn QC31:2014/BGTVT) thì sẽ bị xử phạt, với các mức theo các điều khoản cụ thể:
Khoản 3 – Điều 24 của Nghị định số 107/2014/NĐ-CP và Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ.
Phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: “Người điều khiển xe còn bị tước Giấy phép lái xe 02 tháng theo quy định tại điểm b, khoản 7, Điều 23 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Song song với việc nhắc nhở, xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp vi phạm nặng còn có thể bị xử lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động giao thông vận tải. Đối với xe vi phạm lần đầu sẽ bị nhắc nhở, lần hai có thể thu hồi phù hiệu từ 1 đến 3 tháng. Doanh nghiệp có trên 20% số lượng xe vi phạm trong vòng 3 tháng liên tục có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải.
2. Bình cứu hỏa, gang tay, khẩu trang
Theo thông tư 57/2015 của Bộ Công an quy định ô tô từ bốn chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình chữa cháy. Ngoài ra, theo Thông tư này thì ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên còn phải trang bị nhiều trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy khác.
Các trang thiết bị cần có trên ô tô.
Cụ thể, theo Phụ lục 1 quy định về danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, ban hành kèm theo Thông tư 57/2015, ô tô từ 10 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, ngoài việc phải trang bị bình chữa cháy theo quy định thì còn phải trang bị một bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng (kìm cộng lực, búa, xà beng); một chiếc đèn pin chuyên dụng; một đôi găng tay chữa cháy; một khẩu trang lọc độc.
Số găng tay chữa cháy và khẩu trang lọc độc được yêu cầu gấp đôi đối với ô tô từ 16 chỗ ngồi trở lên.
Căn cứ vào Nghị định 167/2013 sẽ tiến hành phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi: Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định.
Để đảm bảo cho việc lưu thông trên đường được an toàn, cũng như tránh bị xử phạt theo quy định, khi mua xe các bạn nên trang bị cho mình đầy đủ các trang thiết bị như kể trên.
1. Thiết bị giám sát hành trình
Theo nghị định 86/2014/NĐ-CPcó hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014, thay thế Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, những loại xe sau sẽ phải bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình:
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Do đó, những doanh nghiệp hoặc chủ xe nào trong diện bắt buộc mà không lắp định vị đúng thời hạn hoặc lắp định vị xe tải mà không đạt yêu cầu (theo quy chuẩn QC31:2014/BGTVT) thì sẽ bị xử phạt, với các mức theo các điều khoản cụ thể:
Khoản 3 – Điều 24 của Nghị định số 107/2014/NĐ-CP và Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ.
Phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: “Người điều khiển xe còn bị tước Giấy phép lái xe 02 tháng theo quy định tại điểm b, khoản 7, Điều 23 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Song song với việc nhắc nhở, xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp vi phạm nặng còn có thể bị xử lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động giao thông vận tải. Đối với xe vi phạm lần đầu sẽ bị nhắc nhở, lần hai có thể thu hồi phù hiệu từ 1 đến 3 tháng. Doanh nghiệp có trên 20% số lượng xe vi phạm trong vòng 3 tháng liên tục có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải.
2. Bình cứu hỏa, gang tay, khẩu trang
Theo thông tư 57/2015 của Bộ Công an quy định ô tô từ bốn chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình chữa cháy. Ngoài ra, theo Thông tư này thì ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên còn phải trang bị nhiều trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy khác.

Các trang thiết bị cần có trên ô tô.
Cụ thể, theo Phụ lục 1 quy định về danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, ban hành kèm theo Thông tư 57/2015, ô tô từ 10 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, ngoài việc phải trang bị bình chữa cháy theo quy định thì còn phải trang bị một bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng (kìm cộng lực, búa, xà beng); một chiếc đèn pin chuyên dụng; một đôi găng tay chữa cháy; một khẩu trang lọc độc.
Số găng tay chữa cháy và khẩu trang lọc độc được yêu cầu gấp đôi đối với ô tô từ 16 chỗ ngồi trở lên.
Căn cứ vào Nghị định 167/2013 sẽ tiến hành phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi: Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định.
Để đảm bảo cho việc lưu thông trên đường được an toàn, cũng như tránh bị xử phạt theo quy định, khi mua xe các bạn nên trang bị cho mình đầy đủ các trang thiết bị như kể trên.