- Biển số
- OF-729257
- Ngày cấp bằng
- 15/5/20
- Số km
- 2,122
- Động cơ
- 1,029,277 Mã lực
Chính xác nó là "quả lạc", chứ ko phải củ, được hình thành sau khi hoa (lưỡng tính) thụ phấn và phát triển ống thân xuống lòng đất rồi tạo quả. Dân mình thì cứ ở trong đất thì gọi là củ. Như củ khoai tây, củ gừng, củ dong,..., thực chất là bộ phận thân cây đã biến dạng, phình to chứa chất dinh dưỡng (thân củ).+ Lạc hay đậu phộng. là hai từ quen thuộc là thế nhưng không phải ai cũng biết gốc gác của hai tên gọi này.
Trước hết khi nói về từ “lạc".
Đây là cách gọi của miền Bắc, được Thạc sĩ Phạm Tuấn Vũ chỉ ra là rút ngắn của “lạc hoa sinh" (落花生) - tên thứ củ này trong tiếng Hán. Ở đây:
- “Lạc" (落) là “rơi rớt" (cũng là “lạc” trong “lạc hậu", dịch thuần là “rớt lại phía sau").
- “Hoa" (花) là “bông hoa".
- “Sinh" (生) là “sinh ra" hay “sống".
Theo etymology-encyclopedia, sở dĩ gọi là “lạc hoa sinh" vì thứ củ này được thành hình trong lòng đất sau khi hoa của chúng bắt đầu rụng xuống.
Còn về “đậu phộng" - cách gọi của người miền Nam cho thứ củ này, đây vốn là cách nói trại của “đậu phụng", được Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của ghi nhận như sau: “Đậu phụng:[t]hứ đậu có trái giống cái đầu con phụng”. Như vậy cách gọi “đậu phộng" hay “đậu phụng" là dựa trên hình dáng của thứ củ này.
Tóm lại, “lạc" là cách gọi dựa trên thời điểm những củ này được sinh ra, còn “đậu phộng" là cách gọi dựa trên hình dạng của chúng.