Ở nước ta, thời gian tới, nhiều nhà máy, doanh nghiệp nếu như không chịu đổi mới công nghệ sản xuất, thay đổi phương thức lưu thông sản phẩm thì rất khó để đứng vững tại thị trường Việt Nam. Vấn đề mấu chốt làm thế nào để phân biệt được đâu là ” đa cấp chân chính” được khuyến khích phát triển và đâu là ” đa cấp bất chính ” bị pháp luật nghiêm cấm.
Lúc sơ khai, Chính phủ chưa có công cụ để quản lý đa cấp.
Từ ” đa cấp” hiểu theo quốc tế là “kinh doanh tiếp thị mạng lưới” ( Tiếng Anh: Multi – level Marketing) hoặc kinh doanh theo mạng (Network Maketing) hay bán hàng đa cấp chính thống (tên gọi thông dụng tại Việt Nam). Tất cả đều có thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức maketing sản phẩm, lưu thông sản phẩm tốt. Kinh doanh đa cấp ra đời từ năm 1934 tại Mỹ, hiện nay trở thành nền kinh tế năng động của thế giới, năm 2012 đạt doanh số 166 tỉ USD. Hiện nay, các công ty bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Coca-Cola và nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp kinh doanh đa cấp để phân phối sản phẩm độc đáo của mình.
Kinh doanh đa cấp du nhập vào Việt Nam năm 1998, lúc này Chính phủ chưa có một văn bản qui phạm pháp luật hay một hướng dẫn nào để quản lý loại hình kinh doanh mới mẻ này. Khi có vấn đề mới phát triển nó sẽ bộc lộ ra những chuyện tốt và chuyện không tốt kèm theo, doành nghiệp và nhà phân phối chưa có kinh nghiệm quản lý và vận hành, dẫn đến làm sai. Mãi đến năm 2004, tình hình quản lý đa cấp phát triển quá bức thiết. Năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 110/CP về quản lý ngành kinh doanh đa cấp để tạo hành lang pháp lý cho những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính. Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến năm 2013 Việt Nam có hơn 1 triệu người tham gia bán hàng đa cấp, tổng số tiền thuế các doanh nghiệp nộp vào ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng. Rõ ràng thực tiễn kinh doanh đa cấp tại nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Ngày 14-5-2014, Chính phủ lại ban hành Nghị định 42/CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (thay thế Nghị định 110/CP), mang tính chặt chẽ và bao quát hơn, phù hợp với thực tiễn. Các doanh nghiệp Bán hàng đa cấp sẽ do Bộ Công thương trực tiếp quản lý và cấp “Giấy chứng nhận đăng ký họat động bán hàng đa cấp” cho các doanh nghiệp. Hàng quý các doanh nghiệp Bán hàng đa cấp phải báo cáo tình hình kinh doanh với Bộ Công thương. Doanh nghiệp muốn tổ chức hội thảo phải thông báo cho sở công thương, nếu có người nước ngoài diễn giảng phải có văn bản đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh.
Kinh doanh đa cấp sẽ có bước nhảy vọt
Đây là họat động kinh doanh/bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ trực tiếp đến mua hàng tại nhà sản xuất (hoặc qua một nhà phân phối duy nhất) mà không phải thông qua các đại lý cấp 1, cấp 2 hay cửa hàng bán lẻ giống như cách truyền thống đang làm ( có tên khác là ” bán hàng trực tiếp”). Nhờ vậy, hình thức phân phối sản phẩm này tiết kiệm rất nhiều chi phí từ tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo và các chương trình tiếp thị khác. Số tiền này được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm (chất lượng sản phẩm của ngành bán hàng trực tiếp thường cao và liên tục được nâng cấp). Đây là phương thức tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng: Khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh. Nhà phân phối có vai trò vừa là người tiêu dùng, vừa là đại lý . Họ dùng những kết quả sử dụng của bản thân mình để đi chia sẻ với nhiều khách hàng khác, qua thời gian họ có một mạng lưới người tiêu dùng rộng lớn, hay còn gọi doanh nghiệp độc lập.
Tổng quan về bán hàng đa cấp (BHĐC) trên thế giới
* Doanh số bán hàng toàn cầu:
– 2010: 145,9 tỷ USD
– 2011: 158,3 ty USD
– 2012: 166,9 tỷ USD
* Số lượng người tham gia toàn cầu:
– 2010: 78,6 triệu người
– 2011: 84,6 triệu người
– 2012: 89,7 triệu người
Tổng quan về BHĐC tại Việt Nam
* Số lượng doanh nghiệp (DN) tổ chức BHĐC:
– Tổng số DN: 102 (theo báo cáo từ Sở Công Thương các tỉnh tính đến ngày 18-4-2014)
– Số DN tạm dừng/chấm dứt hoạt động: 30
– Số DN bị rút giấy phép hoạt động: 05
– Số DN đang hoạt động: 67
Làm thế nào để nhận biết được đa cấp bất chính?
– Luật Chống kinh doanh theo mô hình kim tự tháp 2003 của Hoa Kỳ:
Kinh doanh đa cấp bất chính (pyramid promotional schemes) là một mô hình trong đó người tham gia quan tâm đến quyền nhận tiền hoa hồng chủ yếu từ việc tuyển dụng người mới tham gia vào mạng lưới hơn là tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho những người tham gia hoặc bởi những người tham gia cho người khác.
– Đặt cọc và phải mua lượng hàng hóa ban đầu hoặc trả tiền để tham gia vào mạng lưới.
– Không cam kết mua lại với giá tối thiểu là 90% mức giá đã bán.
– Cho hưởng lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới.
– Thông tin sai lệch về lợi ích tham giamạng lưới/ hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
– Lợi nhuận từ tuyển người.
– Mạng lưới tuyển người.
– Không quan tâm tới hàng hóa.
– Khuyến khích, dạy người khác tuyển người bằng việc hứa trả tiền thưởng.
– Buộc/thôi thúc người tham gia mua hàng mặc dù biết không bán được hàng.