- Biển số
- OF-141782
- Ngày cấp bằng
- 14/5/12
- Số km
- 21
- Động cơ
- 364,610 Mã lực
Với thông tin Bộ Giao thông Vận tải phải cần đến vài ba năm để thực hiện việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, thị trường ôtô trong nước nửa cuối năm 2012 hy vọng sẽ được “cứu”.
Đã có “phao cứu sinh”?
Trong văn bản số 5299/BGTVT-TC vừa gửi tới Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Bộ Giao thông Vận tải cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tháng 4/2012, Bộ này đã giao Tổng cục Đường bộ chủ trì phối hợp với Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải nghiên cứu kỹ, bổ sung, hoàn chỉnh đề án thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng để hoàn chỉnh đề án này cần phải có khoảng thời gian nhất định, phù hợp (có thể vài ba năm) để tham vấn ý kiến phản biện, dư luận xã hội, thông tin đối thoại công khai đầy đủ về chính sách, từ đó mới đề xuất được lộ trình thực hiện phù hợp.
“Bộ Giao thông Vận tải thấy rằng, việc tổ chức thu các loại phí này chỉ khả thi khi được sự đồng thuận của người dân ” – Văn bản của Bộ gửi VAMA khẳng định.
Thị trường chỉ bùng nổ khi phí trước bạ giảm và lộ trình thu phí hạn chế phương tiện cá nhân rõ ràng
Mặc dù văn bản của Bộ Giao thông Vận tải được xem như “liều thuốc tích cực” cho thị trường đang ảm đạm, nhưng có lẽ thị trường chỉ thực sự bùng nổ khi mà mức lệ thí trước bạ về mức 5% áp dụng chung cho cả nước như đề xuất của VAMA và việc rõ ràng lộ trình thu phí hạn chế phương tiện giao thông của Bộ Giao thông Vận tải.
“Điệp khúc giảm” vẫn tiếp tục
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA), sản lượng bán hàng của toàn thị trường đạt 6.555 xe, bao gồm 3.379 xe con và 3.176 xe tải, trong đó xe con giảm nhẹ ở mức 3,8% so với tháng trước trong khi xe tải giảm 5,4%.
Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 5.482 xe, tăng 3% so với tháng trước trong khi xe nhập khẩu giảm 30%.
Doanh số cụ thể các dòng xe của các thành viên VAMA trong tháng 6 vừa qua:
Tính tổng sản lượng bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 6 giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xe ôtô con giảm 47%, xe tải giảm 30%.
Doanh số cụ thể các dòng xe của các thành viên VAMA trong 6 tháng vừa qua:
Xét trên phương diện các nhà sản xuất, Trường Hải và Toyota vẫn giữ 2 vị trí dẫn đầu với doanh số lần lượt là 1887 xe và 1.662 xe. Ford leo lên vị trí thứ 3 khi tiêu thụ 437 xe nhờ những chiến dịch khuyến mãi rồm rộ và chương trình bán hàng nửa đêm.
Trong khi đó, GM Việt Nam lại có một tháng khó khăn khi chỉ bán được 262 xe. Ngoài những khó khăn chung của thị trường, việc liên doanh này phải triệu hồi hơn 10.000 xe Chevrolet Captiva cũng phần nào khiến doanh số của đơn vị này sụt giảm. Trong tháng 6, chỉ có đúng 3 chiếc Captiva được bán.
Với kết quả bán hàng của tháng 6/2012, dự báo thị trường năm nay sẽ kết thúc chỉ với khoảng 80.000 xe, tương tự với xu hướng của tháng 5/2012.
Hoàng Tuấn (theo TTTĐ)
Đã có “phao cứu sinh”?
Trong văn bản số 5299/BGTVT-TC vừa gửi tới Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Bộ Giao thông Vận tải cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tháng 4/2012, Bộ này đã giao Tổng cục Đường bộ chủ trì phối hợp với Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải nghiên cứu kỹ, bổ sung, hoàn chỉnh đề án thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng để hoàn chỉnh đề án này cần phải có khoảng thời gian nhất định, phù hợp (có thể vài ba năm) để tham vấn ý kiến phản biện, dư luận xã hội, thông tin đối thoại công khai đầy đủ về chính sách, từ đó mới đề xuất được lộ trình thực hiện phù hợp.
“Bộ Giao thông Vận tải thấy rằng, việc tổ chức thu các loại phí này chỉ khả thi khi được sự đồng thuận của người dân ” – Văn bản của Bộ gửi VAMA khẳng định.
Thị trường chỉ bùng nổ khi phí trước bạ giảm và lộ trình thu phí hạn chế phương tiện cá nhân rõ ràng
Mặc dù văn bản của Bộ Giao thông Vận tải được xem như “liều thuốc tích cực” cho thị trường đang ảm đạm, nhưng có lẽ thị trường chỉ thực sự bùng nổ khi mà mức lệ thí trước bạ về mức 5% áp dụng chung cho cả nước như đề xuất của VAMA và việc rõ ràng lộ trình thu phí hạn chế phương tiện giao thông của Bộ Giao thông Vận tải.
“Điệp khúc giảm” vẫn tiếp tục
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA), sản lượng bán hàng của toàn thị trường đạt 6.555 xe, bao gồm 3.379 xe con và 3.176 xe tải, trong đó xe con giảm nhẹ ở mức 3,8% so với tháng trước trong khi xe tải giảm 5,4%.
Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 5.482 xe, tăng 3% so với tháng trước trong khi xe nhập khẩu giảm 30%.
Doanh số cụ thể các dòng xe của các thành viên VAMA trong tháng 6 vừa qua:
Tính tổng sản lượng bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 6 giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xe ôtô con giảm 47%, xe tải giảm 30%.
Doanh số cụ thể các dòng xe của các thành viên VAMA trong 6 tháng vừa qua:
Xét trên phương diện các nhà sản xuất, Trường Hải và Toyota vẫn giữ 2 vị trí dẫn đầu với doanh số lần lượt là 1887 xe và 1.662 xe. Ford leo lên vị trí thứ 3 khi tiêu thụ 437 xe nhờ những chiến dịch khuyến mãi rồm rộ và chương trình bán hàng nửa đêm.
Trong khi đó, GM Việt Nam lại có một tháng khó khăn khi chỉ bán được 262 xe. Ngoài những khó khăn chung của thị trường, việc liên doanh này phải triệu hồi hơn 10.000 xe Chevrolet Captiva cũng phần nào khiến doanh số của đơn vị này sụt giảm. Trong tháng 6, chỉ có đúng 3 chiếc Captiva được bán.
Với kết quả bán hàng của tháng 6/2012, dự báo thị trường năm nay sẽ kết thúc chỉ với khoảng 80.000 xe, tương tự với xu hướng của tháng 5/2012.
Hoàng Tuấn (theo TTTĐ)