[Funland] Thí sinh Hà Nội đỗ bsdk đh Y Hà Nội năm nay sẽ giảm !

Tradavenduong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-195985
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
588
Động cơ
332,224 Mã lực
Bộ GD ĐT nên xét lại việc cộng điểm
đúng là quá bất công cho các cháu ở HN
 

Mitomxoan

Xe tăng
Biển số
OF-152588
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,736
Động cơ
367,791 Mã lực
Thế là chúng ta sắp hóa dồng rồi chăng???
 

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
Các cụ phản đối cộng điểm e dự là dân HN gốc. Các cụ tỉnh lẻ trước đây được cộng điểm mới vào đc ĐH và trở thành dân thổ đu chắc ko dám mở mồm kêu ca, nếu kêu khác gì tự tay tát vào mặt. Cơ mà e nghe nói giờ HN 99,9% là dân ngoại tỉnh rồi có phải không CCCM?
 

duongbaoan267

Xe điện
Biển số
OF-483482
Ngày cấp bằng
11/1/17
Số km
3,774
Động cơ
226,199 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Kinh Bắc
Thằng em con bà dì của em năm nay thi lại chắc cả điểm cộng vào 28đ tạch
 
Biển số
OF-745178
Ngày cấp bằng
4/10/20
Số km
661
Động cơ
65,843 Mã lực
Các cụ cứ chê chứ các cháu ở tỉnh ăn đứt các cháu Hà Nội. Điều kiện học hành khó khăn hơn nhưng chúng có chí hơn, học hành nghiêm túc hơn. Cứ nhìn tổng kết phổ điểm các tỉnh, có mấy cháu ở Hà Nội Sài Gòn được điểm 10 đâu mà cứ kêu các cháu tỉnh nó lấy xuất của các cháu phố nhớn. Kể cả xét theo tiêu chí học sinh giỏi quốc gia, tỷ lệ các cháu ở tỉnh cũng nhiều hơn. rõ ràng các cháu đó đường đường chính chính bước vào đh top không cần cộng điểm đâu. Phố nhớn 12 năm giời bố mẹ đưa đón học thêm học nếm hết trung tâm này tới trung tâm khác, điều kiện mở mang kiến thức cũng rộng hơn mà k hơn được các cháu ở tỉnh 1, 2 điểm thì so kè làm gì cho buồn cười ra.
Đc... Có lý có lý
 

Lonelywolf831

Xe tải
Biển số
OF-535559
Ngày cấp bằng
4/10/17
Số km
251
Động cơ
-16,965 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đây là cuộc thi về kiến thức nên cộng điểm là phi lý, nó tạo ra sự bất công ngay từ vạch xuất phát. Việt Nam đá vl World Cup 2022 với UAE có được chấp trái nào không? Học sinh VN thi olympic có được cộng điểm so với các bạn Mỹ, TQ, Sing, Hàn, Nga không? Có thể ưu tiên các bạn địa phương bằng học bổng, hỗ trợ học phí, hỗ trợ nơi lưu trú, có hệ cử tuyển và phải về phục vụ địa phương chứ không phải bằng cách cộng điểm để loại bỏ các bạn kiến thức tốt hơn.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,411
Động cơ
426,953 Mã lực

Nghịch lý cộng điểm

Hôm qua, sau khi biết điểm chuẩn của ngành Y Đa khoa Hà Nội, một học sinh gọi cho tôi tức tưởi: “Con trượt rồi thầy ạ”.

Em được 28,25 điểm - thiếu đúng một điểm.

Tôi chỉ biết an ủi rằng với số điểm này, em sẽ còn có cơ hội với nguyện vọng hai. Nhưng tôi đã không biết phải nói gì thêm khi cậu học trò tội nghiệp thắc mắc: “Trong khi em trượt, có những bạn chỉ 25,5 - 27 điểm lại đỗ. Họ có điểm cộng”. Em chỉ là một trong số rất nhiều thí sinh ở Hà Nội gặp phải tình trạng tương tự, mà tôi đã gặp trong nhiều năm qua.

Năm nay, với cách ra đề thi bám sát kiến thức cơ bản, vừa sức với phần lớn thí sinh, số điểm 10 tăng lên đáng kể. Điểm chuẩn của một số trường thuộc tốp đầu vì thế cũng tăng, lên đến 29 - 30. Học viện An ninh Nhân dân lấy điểm chuẩn ba môn không nhân hệ số là 30,5 cho tổ hợp D01, nữ, ngành Ngôn ngữ Anh. Đại học Phòng cháy chữa cháy có điểm chuẩn 30,25 cho tổ hợp A00, thí sinh nữ miền Bắc… Đó là những trường hợp rất rõ ràng cho thấy, nếu không có điểm cộng, học sinh khu vực 3 không có cơ hội ở những ngành học này, kể cả khi họ đạt điểm tuyệt đối cả 3 môn thi.

Chính sách cộng điểm, được tính toán dựa trên các tiêu chí như: Mức độ tiếp cận cơ hội học tập, vùng miền, chính sách khuyến khích các đối tượng có công... được đánh giá là một chủ trương nhân văn, tạo ra sự công bằng về cơ hội, có ý nghĩa khuyến khích những số phận thiệt thòi trong xã hội. Nhưng việc thực thi nhiều năm qua đã bộc lộ những điểm bất hợp lý. Trong khi tương lai một con người thay đổi hoàn toàn sau một cuộc thi chỉ bởi 0,25 - 0,5 điểm thì chính sách này cho phép cộng tối đa 3,5 điểm. Thậm chí năm 2015, có thí sinh được cộng tới 6,5 điểm khi thi tuyển vào Đại học Y Hà Nội.

Nhiều học sinh của tôi trước khi thi đã tự khoanh vùng những trường, những ngành các em khẳng định là “không dành cho học sinh thủ đô”. Có những học trò như cậu bé trong câu chuyện trên đã gọi chính sách cộng điểm là một sự bất công. Tôi hiểu, 17 - 18 tuổi đầu, có thể chưa từng bước chân ra khỏi những cung đường rải nhựa, các cô cậu bé đô thị sẽ dễ dàng dùng từ "bất công" để đặt tên cho tình trạng này.

Nhưng tôi, đã đặt chân đến những vùng sâu xa, đã sống qua thời sinh viên với những cậu bạn dân tộc Thái, H’Mông thiếu thốn đủ đường, tôi không gọi chính sách này là sự bất công. Tôi gọi đó là sự bất cập.

Ở thành phố không phải tất cả đều sung túc, vẫn có những hoàn cảnh rất khó khăn. Có những em mồ côi cha mẹ từ tấm bé, phải sống cùng ông bà chú bác. Ngay giữa trung tâm Hà Nội vẫn có những xóm trọ sống ở trên sông hay gầm cầu... Ngược lại, ở vùng sâu vùng cao vẫn gặp những gia đình có điều kiện.

Nhưng trên tất cả, thi cử trước hết phải là một cuộc đua công bằng. Nhà nước có thể áp dụng chính sách hỗ trợ, ưu tiên những thí sinh thuộc diện cộng điểm bằng nhiều hình thức trong suốt quá trình học tập. Nhưng đến kỳ thi, tất cả học sinh đều phải bình đẳng từ vạch xuất phát cho tới đích đến của cuộc đua.

Hơn nữa, tôi cho rằng, sứ mệnh lớn nhất của các trường đại học là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Họ không thể và không nên bị “ép buộc” thực thi các chính sách phúc lợi và xã hội của nhà nước. Đối với những ngành học như Y, Dược, Sư phạm… - những ngành tác động trực tiếp đến tính mạng, nhân cách con người, yêu cầu chọn và đào tạo được những người đủ năng lực lại càng khắt khe hơn bao giờ hết.

Một điều bất cập nữa là trong khi cộng điểm ưu tiên cho nhiều học sinh vùng sâu, vùng xa, chúng ta lại không có chính sách chặt chẽ, yêu cầu những cá nhân được ưu tiên đó phải quay về phục vụ quê hương mình. Rất nhiều trong số họ đã chọn cách bám trụ lại những thành phố lớn. Tôi có một anh bạn người miền núi phía Bắc - được cử xuống Hà Nội học ngành xây dựng theo dạng sinh viên cử tuyển. Nhưng sau khi tốt nghiệp, bằng những cách thức khôn khéo nào đó, anh xin được việc làm ở Hà Nội và định cư luôn ở đây. Những câu chuyện như thế không hiếm gặp.

Tôi vẫn cho rằng, chính sách ưu tiên là một chủ trương cần thiết và chính đáng đối với những gia đình có công với đất nước, với những học sinh vùng sâu, vùng xa thiếu thốn điều kiện học tập. Nhưng có hàng trăm cách thức khác phù hợp hơn để thực thi, như là hỗ trợ về tài chính, chính sách học bổng, học phí… thay vì cộng điểm đầu vào đại học.

Trong khi cậu học trò 28,25 của tôi tức tưởi vì trượt thi; biết đâu lại có thí sinh 26 điểm nào đó có chút ngại ngùng khi biết mình đã lấy đi cơ hội của những người 28 điểm.

Bởi có thể chúng ta đã vô tình gây ra sự bất công, như học trò của tôi cảm thấy, trong khi nỗ lực tìm kiếm một sự công bằng nào đó.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,451
Động cơ
606,690 Mã lực
Thực ra giờ thi tốt nghiệp THPT lấy từ chương trình học phổ thông, ở đâu về mặt nguyên tắc cũng học như nhau. Tiếp nữa là nhờ internet nên điều kiện tiếp cận kiến thức cũng khác nhiều so với một, hai chục năm trước. Thế nên em nghĩ cứ sòng phẳng mà thi thôi.
 

nissanafrica

Xe hơi
Biển số
OF-617708
Ngày cấp bằng
21/2/19
Số km
143
Động cơ
118,349 Mã lực
Tuổi
35
Đọc lại buồn các cụ ạ. Thôi, em cứ cho con nhà em du học luôn cho lành, chứ giao cho hệ thống này để may thì thành mà rủi thì bại em không dám. Đời em khổ là quá đủ rồi.
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
14,255
Động cơ
1,036,194 Mã lực
Em thấy 1 kỳ thi cho 2 mục đích như này chẳng ra cái mịa gì, mục đích khác nhau thì các ra đề khác nhau. Thà rằng cứ cho trường tự tuyển/ra đề thì các khoảng cách cộng điểm này nó mới rút ngắn lại được vì khi đề rất khó thì chỉ có những cháu xuất sắc mới làm được, làng nhàng thì có cộng thế chứ cộng nữa cũng không ăn thua.
 

dibkhongve

Xe buýt
Biển số
OF-86022
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
508
Động cơ
412,420 Mã lực
Cạnh tranh là vậy nhưng vẫn có 24 cháu được tuyển thẳng Y khoa không nhập học.
Chúc mừng các cháu với sự lựa chọn của mình và gia đình.
 

G.m.X

Xe tải
Biển số
OF-683578
Ngày cấp bằng
6/7/19
Số km
372
Động cơ
107,110 Mã lực
Tuổi
37
Cạnh tranh là vậy nhưng vẫn có 24 cháu được tuyển thẳng Y khoa không nhập học.
Chúc mừng các cháu với sự lựa chọn của mình và gia đình.
Xem tuyển thẳng vào ngành nào cụ ạ , chứ mấy ngành ko hot thì bỏ là chuyện thường
 
Biển số
OF-433032
Ngày cấp bằng
28/6/16
Số km
618
Động cơ
218,349 Mã lực
Đáng nhẽ bỏ kỳ thi tốt nghiẹp mà thay vào đó là cấp chứng chỉ, còn ai thi đh thì thi
Chứ 1 đề thi cơ cấu để làm sao vừa đỗ tốt nghiệp lại còn phải lựa đh mà đh lại còn nhiều cấp bậc nữa nên lại càng khó hơn
Chưa nói các địa phương coi thi để tạo đk cho các cháu đỗ mà có thể nới lỏng
Điểm thi mà toàn 9,5 và 10 mới đỗ thì cái này ko phải là phân loại nữa mà là may rủi do sơ sảy mất rồi
Vd như thi chạy đường dài mà chỉ cho chạy có 1km để mấy ông yếu cũng về đích còn mấy ông khá trở lên cũng kho phân loại vì ông giỏi có thể trượt ở giây sơ sẩy nghe súng rồi
Nếu đh cho chạy 10 km mới phân loại dc để tránh oan do sơ sảy tẹo kia gây ra và con đường học nó là đường dài
 

vitngoc

Xe điện
Biển số
OF-450042
Ngày cấp bằng
1/9/16
Số km
2,420
Động cơ
2,116,942 Mã lực
Đội nông thôn học mửa mật chả theo nổi thành phố đâu, em xưa dc cộng gần kịch khung và cũng mon men thi đội tuyển nên biết! Vấn đề giờ thi cử không có độ lọc như trước nên món cộng điểm thành ra phản cảm!
 

blacksigma

Xe máy
Biển số
OF-667342
Ngày cấp bằng
5/6/19
Số km
82
Động cơ
107,321 Mã lực
Tuổi
37
Sẽ chẳng có chính sách nào công bằng 1 cách tuyệt đối cả.
Giáo dục VN, 1 cách sâu sắc nhất vẫn là tạo điều kiện cho số đông, là số nghèo, nông dân, tỉnh lẻ.
Đấy là nền tảng của 1 đảng xuất phát từ "cánh tả".

Nhà giàu HN thì chịu khó mà cho con đi du học :D. Nhà nghèo HN thì chấp nhận không vào đc trường top, ra làm nghề vớ vẩn. Được cái "có nhà" rồi, AQ rằng mấy đứa kia làm 10-20 năm mới mua được nhà như mình nhé.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,417
Động cơ
523,900 Mã lực
Thực ra giờ thi tốt nghiệp THPT lấy từ chương trình học phổ thông, ở đâu về mặt nguyên tắc cũng học như nhau. Tiếp nữa là nhờ internet nên điều kiện tiếp cận kiến thức cũng khác nhiều so với một, hai chục năm trước. Thế nên em nghĩ cứ sòng phẳng mà thi thôi.
thời lứa bọn em thi đại học, đề trường tự ra, nhiều kiến thức chả liên quan éo gì tới chương trình phổ thông, hoặc ko hề đc học, hoặc cắt giảm tối đa, có vài tiết loáng thoáng dạy qua loa gọi là, thi tốt nghiệp ko bao giờ ra, nhưng thi đại học ra đề ầm ầm, dựa vào anh thầy chủ trì ra đề thi năm ấy anh ý có khoái thể loại chuyên đề đó hay không. kể cũng tài, thời đó chả ai thấy thế là trái đạo lí cả, thằng nào định thi đại học thì tự học hoặc học thêm, còn trường PT ko dạy, còn nếu chỉ tụng kinh thuộc làu làu sách giáo khoa thì nói thẳng là tạch đầu nước.
 

Sungtazin

Xe tăng
Biển số
OF-742650
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
1,205
Động cơ
195,709 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Thằng em con bà dì của em năm nay thi lại chắc cả điểm cộng vào 28đ tạch
Thế là thằng em bạn nó chưa học giỏi bằng thằng em của em rồi, thằng em của em nó cũng được 28 điểm, nhưng nó học ở nông thon, chả bao giờ được đi học thêm học nếm gì. Thế mà giờ nó đỗ DH Y HN đấy. Nói gì thì nói các chau nó phải giỏi mới đỗ được, chứ cứ cho công đến 2-3 điểm đi nhưng thi được có 23-24 điểm thì khỏi nghĩ vào Y HN nhé. Còn bạn thành phố HN học thêm đủ kiểu, thầy cũng toàn oách xá lách mà không hơn được các bạn điều kiện kém hơn mỗi môn 1 điểm là bạn đó kém hơn các bạn không ở HN rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top