Tôi hỏi mẹ rằng: "Ngày trước thi cấp ba có khó không mẹ? "
Mẹ tôi trả lời: "Khoảng 27 năm về trước, tâm lý đi thi đơn giản lắm. Thi đỗ thì học trường công, trường chuyên, trượt nữa thì vào trường dân lập, còn không thì vào trung tâm giáo dục thường xuyên. Còn ngu hơn nữa thì về được phụ huynh sắm cho đôi quang gánh đi hót c.ứ.t . . . "
Có lẽ ở thời điểm đó, tâm lý của đứa nào cũng thế và tâm lý của phụ huynh cũng vậy ! Vậy nên không thấy đứa nào khóc khi ra khỏi phòng thi cả . . . !!
Phải chăng ngày nay bọn trẻ quá yếu ớt? Phải chăng cái gánh nặng trường chuyên lớp chọn đang đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của các em ? Các em bật khóc thì đề bài quá khó nên không thể giải được hay học vì không đạt được kỳ vọng của bố mẹ ? Còn về phần các phụ huynh, họ bật khóc vì thương các con của họ hay khóc bởi vì giấc mơ cho con vào trường điểm đã kết thúc ?
Những câu hỏi này chắc chỉ có người trong cuộc mới trả lời được.
Nguồn: lượm nhặt
Em với thằng hàng xóm hôm đó đi chung 1 con xe đạp đi thi cấp 3. Tư tưởng em thoải mái, thi thố dễ ợt kiểu gì chả đỗ, còn nó trước khi ra cổng mẹ dặn 1 câu xanh rờn mà dựng tóc gáy :" ko làm được bài thì còn xương".
Em đỗ, trường công lập mở cửa chào đón với 2 điểm còn thừa. Nó tạch, dạt sang bán công, may mà vớt vát được nhận, suýt phải về dân lập.
Hôm rồi bị xxx bắn tốc độ, dựa theo luật,mình vốn học hành nắm chắc, ko thể phạt. Nhưng ngó thấy có thằng bạn trong tổ ngồi ở phía trong. Thôi chẳng cãi cho mệt, nể mặt nó, đánh lời xin cho đẹp mặt.
Sau mới biết nó từ hồi tốt nghiệp đi đường vòng làm xxx 1 thời gian, nhà cửa đàng hoàng, đất cát vài lô. Con đường hoạn lợn lên như diều gặp gió. Sống khoẻ
Mình tiếng học hành cấp 3 đại học chính quy đủ cả, đang dạt nhà, vay chạy tứ tung, đến kì đáo nợ là xoăn hết cả lông zái. Nghĩ nó chán.
Vẫn nhớ câu của bà già nó năm xưa " làm bài ko được thì còn xương". Thi với chả thố.