[Funland] Thép Pomina dính 100 bánh Heroin

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
14,664
Động cơ
348,349 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Cocain để pha chế Cocacola ah cụ ? 1 bánh nó pha đc bao nhiêu lon mà đắt thế ?
Cocain trích xuất từ lá của cây coca cụ ạ, còn cocacola thành phần là gì thì em chiụ.
Hồi năm 90, ở đường vào sb Tân Sơn Nhất trồng loại cây cảnh trên giải phân cách dài gần 1km, sau đó phát hiện ra đó là cây coca, chính quyền phải nhổ bỏ
Các cụ làm em tò mò Gúc được cái này, mang về đây hầu các cụ.

Bí mật về Côca-Cola, lá côca và côcain
24 Tháng 3, 2015 lúc 16:51

Nước Côca-Cola, loại nước giải khát bán chạy nhất thế giới – loại nước trước đây đã từng chứa côcain, vẫn đang được gia giảm để tăng hương vị bằng một chất không có khả năng gây nghiện được tách chiết từ lá côca – loại lá được dùng để sản xuất côcain. Và một sự thật là cho đến nay, Công ty Côca-Cola vẫn đang nhập khẩu loại lá này dù theo luật pháp của Mỹ, nhập khẩu hoặc chế biến lá côca đều là bất hợp pháp. Vậy bí mật ở đây là gì?


Từ hàng nghìn năm nay ở vùng núi cao Andes thuộc bờ Tây lục địa Nam Mỹ (trải dài qua 7 quốc gia: Achentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Pêdu và Vênêzueela), lá côca đã được dùng như một loại trà thảo mộc. Trên thực tế, lá côca rất giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Nó còn được coi là một tác nhân kích thích và là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Theo kinh nghiệm truyền thống của người bản địa và nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng ở dạng tự nhiên, lá côca hoàn toàn an toàn và không gây nghiện. Để tạo ra côcain, một chất gây nghiện, từ lá côca, cần trải qua một quy trình chế biến rất phức tạp và phải dùng đến các nguyên liệu hóa học có độc tính. Từ một vài năm gần đây, ngày càng nhiều các sản phẩm chứa côcain bắt đầu thâm nhập vào thị trường các quốc gia vùng Andes.



Hiện nay, Mỹ vẫn đang theo đuổi mạnh mẽ chính sách khuyến khích các quốc gia vùng Andes tiêu diệt các rừng côca bằng cách phun thuốc độc xuống những cánh rừng này. Theo luật pháp của Mỹ, nhập khẩu hoặc chế biến lá côca đều là bất hợp pháp, chỉ trừ khi bạn là Công ty Côca-Cola. Trong cố gắng để duy trì hương thơm truyền thống của loại nước uống bán chạy nhất thế giới, Công ty Côca-cola đã thuyết phục được Chính phủ Mỹ cho phép họ được đặc cách khỏi luật này. Thật vậy, trong công thức nguyên bản, nước Côca-Cola đã từng chứa côcain. Công thức này sau đó bị tạm ngưng dùng nhưng tên gọi Côca-Cola vẫn được giữ. Chữ “côca” là bắt nguồn từ cây côca, và chữ “kola” bắt nguồn từ quả kola – quả của cây kola, cùng họ với cây cacao, dùng để tạo hương thơm cho loại đồ uống này. Côca-Cola là công ty duy nhất của Mỹ có quyền nhập lá côca thông qua một Công ty chế biến côca có tên là Stepan. Năm 1922, đạo luật Jones-Miller của Mỹ đã cấm nhập khẩu lá côca vào lãnh thổ Mỹ, nhưng Công ty Côca-Cola (và Công ty Stephan của họ) đã được chấp thuận là ngoại lệ đối với đạo luật này. Sự đặc cách này vẫn là một bí mật cho đến những năm cuối thập kỷ 80 khi Thời báo New York (New York Times) dường như đã gây sốc cho dư luận khi tuyên bố phát hiện ra sự thật trong bài báo “Công ty Côca-Cola đã làm thế nào để có được lá côca?” của tác giả Clifford D. May đăng ngày 01 tháng 7 năm 1988



Tuần này, trong các cuộc phỏng vấn chính thức với Chính phủ Mỹ và nhóm các nhà khoa học tham gia vào các chương trình nghiên cứu ma túy, việc vì sao Công ty Côca-Cola được phép nhập lá côca và nước Côca-Cola đã được sản xuất như thế nào đã được tiết lộ một cách chi tiết. Họ đã xác định được Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá côca để dùng cho sản xuất nước Coke. Sau các tuyên bố của Stepan xác nhận sự hợp tác của họ với Công ty Côca-Cola thì nhãn hiệu nước uống số 1 này đã có tuyên bố về công nghệ sản xuất Côca-Cola. Ông Randy Donaldson, đại diện chính thức của Công ty Côca-Cola ở Atlanta – trụ sở chính, đã khẳng định “Các thành phần từ lá côca được sử dụng để sản xuất nước Côca-Cola nhưng chúng không chứa côcain và chúng được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chuyên trách”.



Theo thống kê của Công ty Stepan, hàng năm công ty này nhập khoảng 100 tấn lá côca dưới sự cho phép đặc biệt của Cục phòng chống ma túy Mỹ (DEA). Hãy so sánh con số đó với tổng lượng lá côca được dùng hàng năm để sản xuất côcain thống kê được tại Mỹ theo Chương trình chống ma túy của Mỹ, khoảng dưới 1000 tấn. Và tại sao một người đàn ông Mỹ gốc Phi sẽ phải chịu 10 năm tù do tàng trữ một lọ lá côca trong khi một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ lại đang được phép nhập loại lá được sử dụng để sản xuất côcain này?



Một khi lá côca được nhập vào Mỹ dưới sự cho phép của DEA (Cục phòng chống ma túy Mỹ), côcain sẽ được tách chiết từ đó. Côca-Cola không sử dụng côcain, theo tuyên bố của nhà sản xuất. Vậy thứ bột côcain màu trắng đi đâu nếu nó không có trong nước Côca-Cola? Trên thực tế, bột côcain tách chiết được từ lá côca được bán cho một Công ty ở St. Louis có tên là Mallinckrodt Incorporated. Công ty Mallinckrodt không chỉ thu nhận toàn bộ lượng côcain tách chiết được từ lá côca do Côca-Cola nhập khẩu mà còn nhập chất gây nghiện từ Ấn Độ. Thêm vào đó, Công ty này còn mua chất THC (tên khoa học là Tetra-Hydro-Cannabinol), một chất gây nghiện nhẹ được tách chiết từ cây Marijuana thuộc họ Cannabis được trồng chủ yếu tại Mỹ.



Theo logic, câu hỏi tiếp theo sẽ là “Côcain và chất gây nghiện sau khi được Công ty Mallinckrodt mua về sẽ đi đâu?”. Câu trả lời chính thức tất nhiên sẽ là “dùng cho các ứng dụng y tế”. Nhưng hãy để các nhà tính toán làm phép tính cho câu hỏi này và hãy xem lời giải đáp liệu có thỏa đáng hay không. Để sản xuất ra 1 g côcain tinh chế, người ta cần 300 g lá côca. Điều này có nghĩa là mỗi năm, từ 100 tấn lá côca mà Stepan nhập cho Côca-Cola sẽ thu được 333 kg côcain – một con số rất lớn. Lượng côcain này được công nhận là hợp pháp bởi DEA – cơ quan được Chính phủ chỉ định là lực lượng chiến đấu chống Ma túy nhưng đồng thời cũng là cơ quan đảm bảo đặc cách cho các nhà cung cấp của Công ty Côca-Cola hàng năm sản xuất hàng trăm kilo côcain.



Điều này lại khiến một câu hỏi tiếp theo được đặt ra: Công ty Mallinckrodt làm gì với 333 kg côcain mỗi năm? Không lẽ cung cấp cho một bữa tiệc Noël cuối năm hay một bữa tiệc lớn tương tự vậy? Không thể tưởng tượng được 333 kg côcain được sử dụng cho các ứng dụng y học trừ khi bạn không hiểu biết gì về cái gọi là “ứng dụng y học”. Dẫu chỉ là phỏng đoán, tôi sẽ không ngạc nhiên khi biết một lượng đáng kể trong số côcain trên hẳn đã được “nộp” lên các văn phòng cấp cao của DEA để họ cho phép các phi vụ côcain trót lọt.



Tiếp tục với tính toán, một “tép” côcain thường tương ứng với khoảng 50 đến 70 mg côcain – tức 1 gam côcain sẽ cho khoảng 20 tép côcain. Như vậy, từ 333 kg côcain – tương đương 333 000 g côcain, có thể làm thành 6,66 triệu tép côcain mỗi năm – tương đương với 16.7 triệu đôla – một con số thực sự khổng lồ! Vậy lượng côcain này thực tế đi về đâu? Nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng cho đến hiện tại, vẫn chưa có lời giải đáp cho vấn đề hóc búa này.



Ts. Thu Hà

Nguồn: naturalnews.com
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,751
Động cơ
186,645 Mã lực
cụ đã làm thủ tục nhập cont ở cảng lần nào chưa? tưởng dễ nhét lắm à? trước em làm công ty may mặc, mỗi lần xuất hàng, mời cả hải quan lên ngồi đó mà nhìn từng tí, đâu dễ mà nhét đc, cả trăm bánh chứ phải 1-2 bánh mà đứa nào dám nhét ẩu
Hải quan nó ngồi rồi nhận xèng thôi.
 

LongLH

Xe điện
Biển số
OF-85606
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
2,708
Động cơ
49,207 Mã lực
Vụ này chối tội bảo số seal thực tế khác với chứng từ nghe không lọt.
Bên em nhập khẩu trước khi mở cont bao giờ cũng phải so số seal trên cont với trên chứng từ. Nếu sai thì hải quan cho 2 lựa chọn:
1. Từ chối nhận hàng và không mở cont (buộc tái xuất).
2. Nếu muốn mở cont nhận hàng thì phải làm công văn xin cho mở cont và cam kết nhận hàng.
Em bị dính 2 lần, may đều do bọn làm chứng từ gõ nhầm số seal.
1, Khả năng Pomi làm vụ này thì em không loại trừ. Chờ điều tra thôi.
2, Đã từng đi tầu 10 năm, đánh hàng từ Nhật, HK, Sing về VN và đánh hàng từ Sing, Malai, Srilanka sang Banglades và Ấn Độ. Rồi qua các cảng nghèo làn lạc hậu và tham nhũng nhiều ở châu phi, châu Mĩ thì cái trò như trên thì thuỷ thủ trên tầu họ bắt tay với chủ hàng làm đơn giản lắm.
3, Ngoài ra thì Container khi cẩu lên tàu va đập gẫy siu là thường, khi đó thuỷ thủ họ kẹp siu mới rồi báo đại lí là xong.
 

ComradeX

Xe máy
Biển số
OF-165330
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
98
Động cơ
347,520 Mã lực
Em vừa tìm hiểu sơ sơ về mấy ông xxx.in này thì thấy thế này:

links tham khảo:
https://www.therecoveryvillage.com/heroin-addiction/heroin-coke-difference-heroin-coke/
https://drugabuse.com/9-expensive-drugs-america/

1. Cocaine/coke là chất gây nghiện kiểu kích thích/stimulant tức là làm người ta hưng phấn; tuy nhiên bọn nó ko dung trực tiếp mà phải chế, vd. chế ra crack bàng cách xào ke cocaine với bột nở/baking soda để rồi hút.
Nó gây hưng phấn/high rất nhanh, nhưng lại tụt hứng nhanh, vì thế phải hít liên tục.
Đặc biệt nó gây nghiện/addict chỉ sau lần dùng đầu tiên.
Cocaine là chất ma tuý cho người giàu, sướng quá hoá rồ muốn tìm cảm giác hưng phấn liên tục.

2. Heroin là chất gây nghiện kiểu xoa dịu, thư giãn, giảm đau/depressant và dùng thì phải chích mới phê ngay được /cái này mở ngoặc là em chịu, vì nhưng năm 199x đã nhìn thấy nhiều chú hít bột heroin như điên, nước mũi lòng thòng, sau đó ngồi lơ mơ cả buổi/.
Heroin là chất ma tuý cho con nhà nghèo.
Heroin cũng gây nghiện cực cao và cực nhanh.

Cả 2 thằng xxx.in trên đều là chất độc cho não, và cơ bắp; đặc biệt là khiến người sử dụng phụ thuộc mạnh, nên nếu ngừng dùng sẽ có phản ứng dữ dội và lý và hoá sinh của cơ thể.

Em nghĩ là giá mà báo chí đưa ra là giá bán tham khảo ở mấy thị trường cao, chả biết là buôn hay lẻ trên phố nữa; mà đã bán lẻ thì nó pha trộn đủ thứ,....
Nhưng mà 1 tạ là nhiều rồi.
Em nghĩ là nếu qua Vn thì cũng là trung chuyển sang các địa bàn nóng khác thôi....

Đợt lâu em xem ở đâu đó là những năm 198x mỗi tuần bọn Colom, Mễ tuồn vào Mẽo số cocaine khoảng 400 triệu mẽo...
 

lx125_black

Xe lăn
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
12,761
Động cơ
643,623 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Vụ này chối tội bảo số seal thực tế khác với chứng từ nghe không lọt.
Bên em nhập khẩu trước khi mở cont bao giờ cũng phải so số seal trên cont với trên chứng từ. Nếu sai thì hải quan cho 2 lựa chọn:
1. Từ chối nhận hàng và không mở cont (buộc tái xuất).
2. Nếu muốn mở cont nhận hàng thì phải làm công văn xin cho mở cont và cam kết nhận hàng.
Em bị dính 2 lần, may đều do bọn làm chứng từ gõ nhầm số seal.
Cụ liên tha liên thiên.
1. Hàng này là hàng nhập phế thải, đội kiểm soát Hquan kiểm tra thực tế hàng phát hiện (zíc).
Bài báo không nói rõ việc kiểm tra phát hiện ở khâu nào (Thép Pomina đã mở tờ khai hay chưa mở, thông tin cont/seal trên A/N với thực tế ntn,...Container này thực tế đã hạ cảng khai thác, nên nếu có sẽ quy trách nhiệm thằng hãng tàu khai Mnf & Đội Hquan làm tàu thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra cont/seal hạ bãi và chứng từ)

2. Cont này theo bài báo thì chủ hàng ở SIN, vẫn là chiêu chạy lòng vòng chuyển tải qua rất nhiều cảng, mua bán bộ chứng từ sở hữu hàng,... sau đó đưa về Dest tại VN để khai thác. Quá trình chạy lòng vòng để thay MNF, tráo hàng, ... nhằm qua mặt IMO và Interpol (không biết nó nhét vào lúc nào và rút ra lúc nào - Seal cũ bị cắt và thay bằng seal mới trong lúc nó lòng vòng. Theo em dự thì Zíc hơi sớm, nên để Pomina đưa hàng về - trên đường về xưởng chắc chắn sẽ có khâu tai nạn đâm va, rút ruột,... để lấy hàng ra.

3.
Bên em nhập khẩu trước khi mở cont bao giờ cũng phải so số seal trên cont với trên chứng từ. Nếu sai thì hải quan cho 2 lựa chọn:
1. Từ chối nhận hàng và không mở cont (buộc tái xuất).
2. Nếu muốn mở cont nhận hàng thì phải làm công văn xin cho mở cont và cam kết nhận hàng.
Sai số seal :
- Nếu nghi ngờ bị tráo, mất,... thì từ chối nhận - làm giám định - thỏa thuận với Shipper để trả lại hàng,...
- Nếu ko nghi ngờ, rà soát thông tin xem sai ở khâu nào, yêu cầu hãng tàu làm điều chỉnh hoặc Shipper điều chỉnh số seal đúng thực tế.
- Mở cont kiểm tra hàng là nghiệp vụ được cho phép trước khi khai báo. DN có thể xem hàng trước khi khai báo Hquan, sau khi xem hàng có thể làm thủ tục nhập hoặc từ chối nhận hàng, KHÔNG BAO GIỜ có chuyện bắt cam kết nhận hàng.
 

alinxuongpho

Xe máy
Biển số
OF-581286
Ngày cấp bằng
25/7/18
Số km
60
Động cơ
138,400 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Hà Lội
Đập bên Lào vỡ nên các cụ ít để ít chuyện thép Pomina dính 100 bánh Heroin trong container nhập khẩu.

https://nld.com.vn/thoi-su/100-banh-cocain-tri-gia-800-ti-dong-nhap-vao-cong-ty-thep-pomina-2-20180725105841463.htm
em hóng thôi các cụ ạ; >20 năm trước bắn súng đạn thật, đang ngắm thì thằng bên cạnh nổ súng, thế là em vãi một cái hết cả ... đạn...thế là xịt ... :D
còn vụ này 1 bánh thôi nó xếp hàng từng thằng bắn thì e chịu
 

Vớ vẩn thôi

Xe container
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
5,204
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Ôi giời thế mới biết là VN mình " lạc hậu " như thế nào . Không tin các Cụ cứ xem mấy phim tài liệu về Cartel : Cali , El Chapo , Narcos trên Netflix ( Có phụ đề Tiếng Việt ) Vì lãi suất khủng nên bọn trùm sẵn sàng mua chính quyền , vận chuyển bằng máy bay riêng , tàu ngầm ( dùng một hai lần mà lộ thì vứt luôn ) Nhà cháu cảm tưởng là số hàng này bị lạc thôi
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,764
Động cơ
238,169 Mã lực
Ôi giời thế mới biết là VN mình " lạc hậu " như thế nào . Không tin các Cụ cứ xem mấy phim tài liệu về Cartel : Cali , El Chapo , Narcos trên Netflix ( Có phụ đề Tiếng Việt ) Vì lãi suất khủng nên bọn trùm sẵn sàng mua chính quyền , vận chuyển bằng máy bay riêng , tàu ngầm ( dùng một hai lần mà lộ thì vứt luôn ) Nhà cháu cảm tưởng là số hàng này bị lạc thôi
Dự là băng đảng này sắp tới sẽ đổ bộ qua Đông Lào để đấu súng với băng Liếm Bùa nhằm đòi lại số hàng đã lạc.

Hóng kết quả :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top