Ăn trưa ở nhà hàng mang tên: Trà mã cổ đạo.
Trà Mã cổ đạo là một con đường mòn huyền thoại nằm sâu trong những dãy núi ở Tứ Xuyên, vận chuyển trà và ngựa liên thông
Trung Quốc với
Tây Tạng tới nay đã hàng nghìn năm tuổi. Đây cũng là con đường thông thương buôn bán cổ nhất nhì châu Á.
Tồn tại ở phía tây nam của
Trung Quốc, Trà Mã cổ đạo xưa với đoàn lữ hành là phương tiện giao thông chính. Việc buôn bán ngựa và trà bắt nguồn từ biên giới phía tây nam và tây bắc cổ đại. Đó là một con đường mòn trải dài, dần đi vào lãng quên và chỉ còn tồn tại trong hồi tưởng của nhiều người dân bản địa.
Cách đây khoảng hơn 1200 năm trước, triều đình nhà Tống đã bắt đầu trao đổi, buôn bán với người
Tây Tạng qua con đường này. Họ đổi trà lấy những đoàn ngựa chiến để phục vụ chiến tranh ở đồng bằng. Các thương lái
Trung Quốc cũng vận chuyển trà từ Vân Nam sang
Tây Tạng. Ngược lại, họ sẽ nhận những chú ngựa của vùng đất thần bí này và đem về Trường An bán lại. Từ đó, người
Trung Quốc đã hình thành nên con đường Trà - Mã.
Cũng theo nhiều ghi chép: Thời kì thịnh vượng nhất của con đường này thuộc triều Minh (1369 - 1644), thời ấy, trà quan trọng tới nỗi nhà Minh có thể dùng nó gây sức ép lên tộc người
Tây Tạng. Trung bình mỗi năm, có hơn 15 triệu kí trà từ Vân Nam được đổi lấy 20.000 chiến mã
Tây Tạng. Tới đời nhà Thanh, năm 1735, việc mua ngựa chiến ngừng lại nhưng một lượng lớn trà vẫn được đưa vào
Tây Tạng để đổi lấy những mặt hàng khác như da, nhu yếu phẩm. Như vậy, Trà Mã cổ đạo trở thành một nhân chứng, ghi dấu những câu chuyện đầy gian khổ của giới Mã Phu Trà năm xưa.
Con đường cổ dài 4.000 km, có nhiều nhánh đường khác nhau và đích đến của chúng đều là các vùng đất thuộc
Tây Tạng, nơi có nhu cầu rất lớn về trà. Trà Mã cổ đạo nối liền những tu viện cao nhất thế giới ở Tứ Xuyên, đồng thời cũng là địa điểm phân phối trà cho toàn khu vực.
Gần 8.000 tu sĩ ở đây ngày nào cũng uống trà hai lần - một nguồn cầu về trà vô cùng lớn. Con đường này đã in dấu những bước chân ngựa, chân người. Những đoàn vận chuyển trà tới đây được gọi là các đoàn “mabang” (lữ hành). Họ bao gồm những mã phu thông thạo rừng núi và đường đi nước bước nơi này, dẫn đường cho những chuyến hàng được suôn sẻ. Phần lớn những người khuân vác trà là nam, song nữ giới cũng tham gia vào công việc này. Thông thường, 1 ký trà sẽ đổi được 1 ký gạo và ai mang càng nhiều thì càng tốt.
Có thể nói, con đường Trà Mã cổ đạo dài, ngoằn ngoèo luôn là thách thức cho bất kì ai. Mưa, tuyết và bão xảy đến bất ngờ, sẵn sàng cướp đi mạng sống của con người. Nhiều mã phu và thương nhân đã nằm lại nơi này và ngày nay, ta vẫn có thể bắt gặp những nấm mộ dọc đường đi.
Điều thú vị là chắc chắn Lệ Giang cũng nằm trên cung đường Trà Mã cổ đạo đó.