[Funland] Theo dòng sự kiện: Ngựa Mông Cổ

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,458
Động cơ
400,335 Mã lực
em chả đọc nhiều, chỉ nhìn ảnh thấy như mấy chú đang cưỡi lừa và c.ứt đái đầy đường là ko ưng rồi
Mà cưỡi ngựa này đội mũ kia trông cũng chả hợp. Nên đội mũ kiểu đi xe đạp hợp hơn nhỉ.
 

Velociraptor

Xe tăng
Biển số
OF-457017
Ngày cấp bằng
28/9/16
Số km
1,138
Động cơ
188,352 Mã lực
Phim đấy ảo lòi cụ ạ.
Kỵ binh chạy nước đại lại giữ đội hình sát nhau, gặp cung tên từ xa, hàng ngũ tung toé ra ấy chứ, đang chạy tốc độ cao, kỵ sỹ đằng trước ngã sẽ kéo theo vô số kỵ sỹ chạy sau ngã theo, hoặc khi lao vào bộ binh dày đặc, việc xác người ngổn ngang là cản trở cho kỵ binh vận động, thậm chí là tỷ lệ ngã ngựa cực cao, biến kỵ binh thành bộ binh.
Trong chiến trận vũ khí lạnh, kỵ binh hãi nhất là tường giáo dài, khối bộ binh giáo dài được chỉ huy tốt có thể làm gỏi kỵ binh. Trong thực chiến của Mông Cổ với Châu Âu, các kỵ sỹ Châu Âu sớm bị loại khỏi vòng chiến do con ngựa to nặng, mang 1 kỵ sỹ với giáp trụ lên đến gần 200kg, khi bị dụ vu hồi và bị tên rỉa, các kỵ sỹ Châu Âu nếu không chết do ngã ngựa thì cũng không dậy được do giáp trụ quá nhiều.
Cụ đừng tỏ vẻ nguy hiểm thế, nghe buồn cười quá đi:
Ý 1 lấy gì chứng minh là kỵ binh khi tấn công phải phi nước đại ? Và phải giữ đội hình sát nhau ? Để tự xô nhau ngã à ? Còn một khi đội hình bộ binh không có phương tiện hữu hiệu (giáo dài, khiên lớn) thì thân người cỡ 70-80kg (bị ngựa trước xô ngã, làm sao lại chất đống được nhỉ ?) có là gì so với con ngựa chiến cỡ 300kg cùng kỵ sĩ của nó ? Còn cụ khỏi lo ngựa vấp ngã đi, cha ông ta cũng có câu “voi giày, ngựa xéo” đấy thôi.
Cung tên ư ? Cũng OK nhưng phải là loại cung mạnh, tên dài (strong bow của người Anh) và phải bố trí đội hình được che chắn hợp lý (phía sau bộ binh với tường khiên) và mật độ dày đặc mới hiệu quả. Còn đánh trực diện với cơn bão cả vạn kỵ binh ập đến với tốc độ vài chục km/h ở bình nguyên trống trải như đoạn phim kia thì khỏi nói đi.
Ý 2 cụ nói quá lộn xộn, cụ chê kỵ binh ko địch nổi khối bộ binh giáo dài, OK, nhưng nếu gặp kỵ binh nhẹ mang cung tên (như quân Nguyên Mông cụ nói ấy) ở chiến trường thích hợp với cách đánh xa luân chiến thì ai mới bị ăn gỏi đây ? Em thấy đoạn cụ nói kỵ binh Nguyên Mông xơi kỵ binh giáp trụ hạng nặng Châu Âu cũng y như ý em vừa nói trên đây vậy.
Em thật chứ phim Mỹ có thể hư cấu phần nào chứ không stupid như cụ nghĩ đâu. Nếu không thì Hollywood nó giải tán lâu rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,351
Động cơ
334,284 Mã lực
Theo các nhà khoa học, ngựa là một trong số những loài vật đầu tiên được con người thuần hóa, vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Với địa hình của Mông Cổ thì cũng thật dễ hiểu khi nơi đây đã thuần hóa loài ngựa từ rất sớm.

Giống ngựa bản địa của Mông Cổ là nòi ngựa chiến nổi tiếng sinh ra tại các vùng thảo nguyên Mông Cổ và sa mạc Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII-XIII.

Giống ngựa này hầu như không hề thay đổi kể từ thời kỳ Thành Cát Tư Hãn. Người du mục sống theo kiểu truyền thống ở Mông Cổ ngày nay vẫn còn nuôi hơn 3 triệu con, đông hơn dân số của đất nước Mông Cổ.

Đế quốc Đại Mông Cổ đã từng có một đội kỵ binh lớn và thiện chiến dũng mãnh bậc nhất thế giới, giống ngựa ở Mông Cổ đều rất dẻo dai và nổi tiếng trên toàn thế giới, chúng được rèn luyện ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Và đó cũng là một trong những yếu tố giúp cho Thành Cát Tư Hãn chiến thắng trên nhiều chiến trường cho dù ngựa Châu Âu có thể hình to lớn hơn, tốc độ nhanh hơn nhưng cũng đều phải cúi đầu khuất phục dưới vó ngựa Mông Cổ.

maxresdefault-1579781384285622097695.jpg

Ngựa Mông Cổ có đặc điểm gì?
Nhìn từ bên ngoài có thể thấy ngựa Mông Cổ có thân hình nhỏ bé và có chân ngắn. Nhưng chúng lại có sức mạnh bền bỉ và có thẻ chịu đựng được những hành trình dài.

Nhưng ngựa phương Tây thì lại có thể hình rất to lớn khi so với ngựa Mông Cổ, nói chung, đa số các loài ngựa phương Tây đều cao hơn người, chân dài và một số giống có thể chạy với tốc độ cực nhanh, nhưng tiếc là chúng không có sức chịu đựng linh hoạt như ngựa Mông Cổ.

Một điểm khác, theo những người dân du mục tại Mông Cổ chia sẻ, ngựa Mông Cổ sẽ không sợ ra chiến trường, chúng có thể giao tiếp với tâm trí của chủ sở hữu và thậm chí sẽ rất muốn tham gia vào cuộc chiến với chủ nhân.

Ở Châu Âu, có những giống ngựa có sức khỏe và lực chiến rất hoàn hảo để dùng làm chiến mã trong chiến trường, tuy nhiên khi tham gia vào trong các trận chiến, chúng lại rất dễ bị hoảng sợ khi nhìn thấy đao kiếm, súng lửa hay đám đông, và đó cũng có lẽ là lý do mà những kỵ binh phương Tây thường đeo giáp và bịt mặt để hạn chế tầm nhìn của ngựa.

blinkered-vision-157977947705772691792.jpg

Nhưng trên thực tế, ngựa Mông Cổ chỉ là tên gọi chung, về bản chất chúng có rất nhiều giống khác nhau, điển hình có thể kể đến như ngựa Wuzhumuqin, ngựa Ordos Wushen, ngựa móng ngựa sắt Keqi Baicha, ngựa đen Abaga, v.v. Đồng cỏ Mông Cổ có khí hậu lạnh và cả người và ngựa sống trên đồng cỏ có thể chịu đựng những khó khăn và có khả năng thích nghi mạnh mẽ.

Nhưng nhìn chung, ngựa Mông Cổ ăn dù chỉ có tầm vóc cỡ trung bình, thậm chí là có tầm thấp, ngựa Mông Cổ chỉ cao khoảng 1,4m, toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Nhưng chúng lại có thân hình cân đối, ngực nở, bụng thon, chân to, bốn chân chắc khỏe, lông dày, cổ nở, tuy dáng không đẹp bằng ngựa Ả Rập nhưng rất khoẻ, sức bền bỉ, lại ăn ít, chịu đựng tốt trong các điều kiện khắc nghiệt, thiên bẩm đã phù hợp vai trò làm thú cưỡi, chịu được những hành trình dài và thích hợp cho những cuộc viễn chinh.


Do đó, trong thời đại vũ khí lạnh, những kỵ binh của Mông Cổ được xem là bất khả chiến bại. Hơn nữa, gia súc ở Mông Cổ dường như đều có khả năng đào cỏ để ăn khi tuyết rơi. Ngay cả trong mùa đông rất lạnh, ngựa Mông Cổ cũng không cần chăm sóc nhiều khi chúng ở bên ngoài thời tiết lạnh giá. Do đó trong lịch sử chúng có thể rong ruổi từ đông sang tây theo những cánh quân Mông Cổ chinh phạt thế giới ở cả những vùng giá lạnh, chúng không hề kén thức ăn như các giống ngựa khác.

23mongol-horsemen-trek-earth-15797814832312073085649.jpg

Chúng có tốc độ chạy không hề nhanh, và cũng chẳng thể so sánh được với các giống ngựa của phương Tây, tuy chỉ có khả năng chạy từ 30-45km/h nhưng sức dẻo dai của chúng thì lại khó có loài vật nào so sánh được, từ xưa ngựa Mông Cổ đã được mệnh danh là thiên lý mã bởi chúng có thể phi nước kiệu để chạy trong 10 giờ liên tiếp mà không cần ăn uống hay nghỉ ngơi.

Đặc biệt khi phi nước đại, chúng không ngẩng cao đầu, thay vào đó là ngoài, vươn đầu về phía trước cho nên người cưỡi ngựa không bị hạn chế tầm nhìn và rất thuận lợi cho việc sử dụng cung tên mà không lo vướng víu, có thể quay ngang quay dọc, trái phải một cách tự do.

Ngoài ra, ngựa Mông Cổ cực dễ nuôi, không giống như các giống ngựa khác, cần một lượng thức ăn đa dạng, phong phú và phải ăn muối vào mùa đông để kháng cự lại với cái lạnh, chúng chỉ cần một loại thức ăn duy nhất là cỏ cũng có thể sinh sống và phát triển bình thường.
4a3093fb4e7417c790b5516edc4c7491-1579781517729603549314.jpg



Ở Mông Cổ, Chúng được rèn luyện ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt những con ngựa sống ngoài trời quanh năm ở 30 °C vào mùa hè xuống đến -40 °C vào mùa đông.

Trước đây, ngựa đực đều bị thiến để khi hành quân chúng sẽ không nổi cơn thèm muốn và phát điên khi nhìn thấy ngựa cái động dục và chỉ có những con đực tốt nhất, khỏa mạng nhất mới được giữ lại để làm giống.

Hơn nữa, bản năng sinh tồn của ngựa Mông Cỏ rất cao, chúng có khả năng tự tìm nguồn nước, thức ăn và sống rất khỏe trong mọi điều kiện thời tiết.


ancient-horse-culture-of-the-mongols-in-my-recent-photo-shoots-5b7a54b08be70880-15797815562933...jpg


Là giống ngựa vùng thảo nguyên, tầm vóc không lớn nhưng có sức chịu đựng dẻo dai và chịu được điều kiện khô hạn của thảo nguyên. Ngựa Mông Cổ là giống ngựa kiêm dụng vừa làm việc vừa khai thác sữa phục vụ cho con người. Nếu ngựa cái được chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có thể đạt 1lít sữa/con/ngày.

Nhiều ý kiến cho rằng chúng có tầm vóc nhỏ bé và không được bắt mắt, nhưng thực tế không nên coi thường vẻ bên ngoài của chúng. Ngựa Mông Cổ tuy "nhỏ mà có võ". Hãy nhớ rằng Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt năm xưa cũng dùng vó ngựa Mông Cổ mà chinh phạt khắp muôn nơi, nhiều loài ngựa to lớn, đẹp đẽ khác cũng phải cúi đầu khuất phục trước giống ngựa "nấm lùn" này.











Cũng có lý.
Chỉ có điều hiện nay người ta không dùng ngựa để chiến đấu mà dùng ngựa để ... trình diễn. Nên ngựa Mông cổ chắc chỉ phục vụ nấu cao.
 
  • Vodka
Reactions: ITI

thien.tn

Xe tải
Biển số
OF-309534
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
474
Động cơ
303,886 Mã lực
Đây nhé. Theo bào báo này thì lực lượng biên phòng có trang bị ngựa hết rồi nhé. Đồn biên phòng nào ở biên giới cũng có ngựa cả. Nên cái bầy ngựa mới ị ở ngoài lăng là dành riêng cho cái trung đoàn gì đó ở Hà Nội thôi, nên đừng có ô nào nói đây là để dùng tuần tra trên các vùng núi cao nhé. Anh em ở HN ráng mà hốt đê =)) =)) =))
Ơ, sao e nghe bẩu ngựa này chủ yếu phục vụ miền núi, biên giới mà. Bác bộ trưởng bảo thế
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,616
Động cơ
376,858 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Cái này có đúng không nhỉ, các ông?
tl.PNG
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,398
Động cơ
21,588 Mã lực
Nói đi nói lại làm gì....các anh chi em nhà ta. Cứ Tây là chuẩn...Ngựa cũng phải tây. :)) :)) :)) :))
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Cụ đùa hay sao vậy ? Thời nào VN cũng có kị binh hết , thời Lê Lợi hay chúa Trịnh còn có cả đội thiết đột người ngựa bọc sắt . Thời nhà Nguyễn thậm chí vẫn còn . Kị binh VN thời xưa không đông đảo như TQ bởi vì địa hình chia cắt nhiều thế thôi .
Còn kỵ binh bây giờ chủ yếu cho oai làm màu chứ có đánh nhau đâu ?
Kỵ binh nhà Nguyễn cưỡi ngựa VN đây cụ
Đây là đội nghi lễ thôi.
Toàn sông ngòi, ruộng sâu thì kị binh làm gì.
Thế nên quân từ Mông đến Cổ mới k ăn được VN.
 

TU160M2

Xe tăng
Biển số
OF-727513
Ngày cấp bằng
30/4/20
Số km
1,241
Động cơ
17,561 Mã lực
Cụ đừng tỏ vẻ nguy hiểm thế, nghe buồn cười quá đi:
Ý 1 lấy gì chứng minh là kỵ binh khi tấn công phải phi nước đại ? Và phải giữ đội hình sát nhau ? Để tự xô nhau ngã à ? Còn một khi đội hình bộ binh không có phương tiện hữu hiệu (giáo dài, khiên lớn) thì thân người cỡ 70-80kg (bị ngựa trước xô ngã, làm sao lại chất đống được nhỉ ?) có là gì so với con ngựa chiến cỡ 300kg cùng kỵ sĩ của nó ? Còn cụ khỏi lo ngựa vấp ngã đi, cha ông ta cũng có câu “voi giày, ngựa xéo” đấy thôi.
Cung tên ư ? Cũng OK nhưng phải là loại cung mạnh, tên dài (strong bow của người Anh) và phải bố trí đội hình được che chắn hợp lý (phía sau bộ binh với tường khiên) và mật độ dày đặc mới hiệu quả. Còn đánh trực diện với cơn bão cả vạn kỵ binh ập đến với tốc độ vài chục km/h ở bình nguyên trống trải như đoạn phim kia thì khỏi nói đi.
Ý 2 cụ nói quá lộn xộn, cụ chê kỵ binh ko địch nổi khối bộ binh giáo dài, OK, nhưng nếu gặp kỵ binh nhẹ mang cung tên (như quân Nguyên Mông cụ nói ấy) ở chiến trường thích hợp với cách đánh xa luân chiến thì ai mới bị ăn gỏi đây ? Em thấy đoạn cụ nói kỵ binh Nguyên Mông xơi kỵ binh giáp trụ hạng nặng Châu Âu cũng y như ý em vừa nói trên đây vậy.
Em thật chứ phim Mỹ có thể hư cấu phần nào chứ không stupid như cụ nghĩ đâu. Nếu không thì Hollywood nó giải tán lâu rồi.
Em thật cụ không xem kỹ đoạn đấy, kỵ sỹ trúng tên ngã cả người lẫn ngựa, ngựa sau vẫn lướt như không có chướng ngại, cụ cứ xem đua xe đạp xem, 1 ông vướng ngã phải 3, 4 ông ngã theo. Phim nó làm như game, đánh nhau lao vào nhau xác chết tự biến mất, cả đoàn quân dày đặc mà giết một hồi chỉ có lác đác xác người ngựa. Em nói kỵ binh không địch được giáo và giáo xếp thành khối sẽ khiến người với ngựa bị xiên khi lao vào, lớp bị xiên ngã sẽ là chướng ngại vật mà lớp sau phải vượt qua, cụ bảo 300kg thì nó nằm đấy sẽ một đống chứ không dễ mà tránh né ở tốc độ chạy nhanh đâu. Đây là em nói về phim.
Còn về kỵ binh MC, nó linh hoạt hơn kỵ binh CÂ nhiều, kỵ binh nhẹ thì dễ trúng tên, kỵ binh nặng thì ngựa trúng tên là ngã, nên quân MC đánh CÂ xâm chiếm CÂ đó cụ. Phim thì nó ảo chứ không như thật đâu cụ, nhất là Hollywood.
 

Hoangsonacv

Xe tải
Biển số
OF-726767
Ngày cấp bằng
23/4/20
Số km
288
Động cơ
77,243 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hà Nội
Không phủ nhận ưu điểm của ngựa Mông Cổ. Nhưng chọn ngựa để diễu hành như bữa nọ thì hơi mất mỹ quan. Phải chọn nài ngựa có vóc dáng phù hợp, cũng như trang phục nên thiết kế lại cho có tính uy nghiêm, gọn ghẽ. Khách qua là đội cơ động làm hình ảnh kém hơn csgt
 

uahktam

Xe tải
Biển số
OF-623448
Ngày cấp bằng
14/3/19
Số km
235
Động cơ
117,250 Mã lực
Vừa lãng phí vừa mua phải đồ rởm. Thiệt đơn, thiệt kép. Đây là nhìn trên góc độ người dân, còn dưới mắt các quan thì món này lại ngon và chất.
 

Phục Quy

Xe tăng
Biển số
OF-575673
Ngày cấp bằng
24/6/18
Số km
1,844
Động cơ
159,404 Mã lực
Em thật cụ không xem kỹ đoạn đấy, kỵ sỹ trúng tên ngã cả người lẫn ngựa, ngựa sau vẫn lướt như không có chướng ngại, cụ cứ xem đua xe đạp xem, 1 ông vướng ngã phải 3, 4 ông ngã theo. Phim nó làm như game, đánh nhau lao vào nhau xác chết tự biến mất, cả đoàn quân dày đặc mà giết một hồi chỉ có lác đác xác người ngựa. Em nói kỵ binh không địch được giáo và giáo xếp thành khối sẽ khiến người với ngựa bị xiên khi lao vào, lớp bị xiên ngã sẽ là chướng ngại vật mà lớp sau phải vượt qua, cụ bảo 300kg thì nó nằm đấy sẽ một đống chứ không dễ mà tránh né ở tốc độ chạy nhanh đâu. Đây là em nói về phim.
Còn về kỵ binh MC, nó linh hoạt hơn kỵ binh CÂ nhiều, kỵ binh nhẹ thì dễ trúng tên, kỵ binh nặng thì ngựa trúng tên là ngã, nên quân MC đánh CÂ xâm chiếm CÂ đó cụ. Phim thì nó ảo chứ không như thật đâu cụ, nhất là Hollywood.
Kỵ binh bao giờ nó cũng là khắc tinh của bộ binh , bất kể bộ binh trang bị kiểu gì cụ ạ , vì kị binh nó linh hoạt hơn . Kỵ binh hạng nặng bọc giáp toàn thân , khi đánh họ xếp đội hình hình cây thông , tất nhiên lớp sau phải cách lớp trước 1 khoảng cách để khỏi va vào nhau chứ , cung tên bắn kiểu vòng cầu thì khó mà trúng vì tốc độ nhanh , còn bắn thẳng thì chưa chắc xuyên giáp . Tốc độ nó phi nhanh như vậy đội hình bộ binh xếp giáo có đâm được lớp đầu thì theo quán tính nếu ngã thì cũng đè bẹp vài ông bộ binh ở hàng đầu . Mà đội hình giáo bộ binh chỉ thủng vài chỗ là toang ngay .
Khắc chế kỵ binh hạng nặng thì ngoài MC với kiểu cưỡi ngựa bắn tên linh hoạt , thì chiến thuật kiểu cắm cọc nhọn + trường cung của Anh trong chiến tranh 100 năm mới kết thúc thời kỳ của kỵ binh hạng nặng !
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,380
Động cơ
588,532 Mã lực
Cũng có lý.
Chỉ có điều hiện nay người ta không dùng ngựa để chiến đấu mà dùng ngựa để ... trình diễn. Nên ngựa Mông cổ chắc chỉ phục vụ nấu cao.
Ngay chính bên Mông cổ người ta vẫn nhập ngựa về cho cảnh sát. Trong khi ta lại rước mấy con lừa về.
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,616
Động cơ
376,858 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Thế từ bé tới lớn, cụ chưa được nghe câu "thẳng như ruột ngựa à? ".

Hỏi câu như bọn trẻ con 👶
Có nghe, nhưng không nghĩ ra làm thế nào để nhồi bằng ấy ruột vào khoang bụng con ngựa mà nó thẳng được.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,458
Động cơ
400,335 Mã lực
Tóm lại nếu để diễu binh thì hình thức cơ bản là xấu và phản cảm do người cưỡi cảm giác không cân đối so với ngựa. Còn để phục vụ nhiệm vụ bí mật gì khác thì các cụ trên này không được biết và sẽ không có thông tin cho các cụ biết.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,351
Động cơ
635,713 Mã lực
Sao ko chơi hẳn tượng binh cho hoành tráng đúng với tinh thần nhất thế giới để đc ghi vào sách kỷ lục nhể. Tha hồ mà cao, tha hồ mà trấn áp bạo loạn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top