- Biển số
- OF-196
- Ngày cấp bằng
- 9/6/06
- Số km
- 874
- Động cơ
- 589,515 Mã lực
Em hóng vụ này kết cục ra sao. Theo các cụ có kiện thật không và nếu kiện thì bên nào cửa thắng nhiều hơn.
Khách hàng ở Hà Nội thuê luật sư tính việc kiện EVN Hoàn Kiếm do tiền điện tháng 6 tăng vọt
Trong 3 ngày (14 - 17/6) khách hàng đã sử dụng 470 kWh
Mới đây ông Đỗ Hoài Nam (đang sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ sẽ thuê luật sư để tiến hành kiện EVN Hoàn Kiếm về việc không minh bạch trong việc tính số điện tháng 6/2020.
Đồng thời, ông Nam thông tin, sẽ chi trả toàn bộ chi phí luật sư cho vụ kiện này nếu ai muốn tham gia kiện cùng.
Lãnh đạo Công ty điện lực Hoàn Kiếm cho biết, đã nhận được thông tin phản ánh và đã có xử lý, đưa công tơ điện đi kiểm định tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội.
Theo đại diện Công ty, ngày 17/6, ông Đỗ Hoài Nam đăng tải thông tin phản ánh tiền điện tháng 6 tăng cao bất thường.
Qua kiểm tra, ông Đỗ Hoài Nam đang dùng điện qua công tơ 3 pha điện tử trực tiếp nhiều biểu giá loại DTS27. Chủ hợp đồng mua bán điện là bà Lê Thị Mỹ Hoàn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
EVN Hoàn Kiếm giao Đội quản lý điện 4 - đơn vị trực tiếp quản lý khách hàng để giải đáp ý kiến của khách hàng Đỗ Hoài Nam. Tuy nhiên, khách hàng này chưa thấy thỏa đáng.
Ngày 17/6, nhóm công tác của EVN Hoàn Kiếm gặp ông Đỗ Hoài Nam tại nhà. Ông Nam có yêu cầu giải thích vì sao lượng điện tháng 6 của khách hàng tăng cao và yêu cầu EVN minh bạch quá trình ghi chỉ số, lập hóa đơn tiền điện.
Trong quá trình làm việc, nhóm công tác giải thích công tác ghi chỉ số công tơ của khách hàng được sử dụng thiết bị ghi chỉ số dùng sóng RF (đọc chỉ số công tơ tại hiện trường) nên loại trừ khả năng ghi sai chỉ số công tơ do chủ quan.
Lịch ghi chỉ số được thực hiện vào ngày 14 hàng tháng. Khách hàng nhận thông báo tiền điện qua tin nhắn SMS.
Đồng thời, phía điện lực giải thích một số nguyên nhân khiến tiêu thụ điện tăng cao như: Tòa nhà 11B Trần Quốc Toản có 9 điều hòa, thang máy di chuyển và một số thiết bị khác; Kỳ tính toán hóa đơn tiền điện tháng 6 nằm trọn vẹn trong giai đoạn thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.
Trong thời gian từ lúc chốt chỉ số ngày 14/6 đến thời điểm kiểm tra ngày 17/6/2020, khách hàng đã sử dụng 470 kWh.
Tuy nhiên, ông Nam không đồng ý với cách giải thích của nhóm công tác và cho rằng chỉ sử dụng 2 điều hòa (với chế độ 24h/7).
Công tơ đạt chất lượng
Để giải đáp thắc mắc của khách hàng, nhóm công tác đề xuất mang công tơ đi kiểm định tại đơn vị kiểm định độc lập.
Ông Nam đồng ý với đề xuất này và hẹn 11h ngày 18/6 sẽ chứng kiến EVN Hoàn Kiếm lắp công tơ mới thay thế, niêm phong công tơ nghi ngờ. Ông Nam ủy quyền cho ông Nguyễn Tiến Đạt cùng đại diện Công ty thực hiện các thủ tục kiểm định công tơ tại Chi cục đo lường Hà Nội.
Ngày 22/6, EVN Hoàn Kiếm thay công tơ mới, niêm phong công tơ nghi ngờ để mang đi kiểm định tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội (Đơn vị kiểm định độc lập).
Thông báo tiền điện của gia đình ông Nam.
Công tơ được niêm phong theo đúng quy định, trước sự giám sát, chứng kiến của ông Nguyễn Tiến Đạt (người được ủy quyền chứng kiến).
Ngày 23/6, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội đã có kết quả kiểm định số HN 45-20/E kết luận công tơ đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường.
Chi Cục gọi điện cho người được ủy quyền của khách hàng là ông Đạt cùng đại diện EVN Hoàn Kiếm lên để nhận kết quả kiểm định.
Ngày 24/6, ông Đạt cùng Đại diện Công ty Điện lực Hoàn Kiếm lên Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội nhận kết quả kiểm định.
Tại đây, hai bên cùng nhau nhận công tơ kiểm định và niêm phong dưới sự chứng kiến của người được khách hàng ủy quyền và mang về EVN Hoàn Kiếm.
EVN Hoàn Kiếm khẳng định, hóa đơn tiền điện tháng 6 của khách hàng tăng cao là do tiêu thụ điện tăng cao trong nắng nóng và quá trình ghi chỉ số, lập hóa đơn tiền điện cho khách hàng là hoàn toàn chính xác, công khai minh bạch.
EVN Hoàn Kiếm khẳng định luôn có tinh thần cầu thị, sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết triệt để các thắc mắc của khách hàng sử dụng điện.
Ông Đỗ Hoài Nam trước đó đưa ra thông tin cho rằng, công tơ điện tử có chip quản lý nên việc điều khiển công tơ chạy thế nào hoàn toàn có thể được quản lý bởi firmware trong con chip xử lý đó và để chứng minh công tơ chạy luôn đúng, EVN cần đưa ra source code của con chip điều khiển này cho đơn vị giám định trung gian.
Đại diện EVN Hoàn Kiếm nói, việc này để trả lời được cần phải có ý kiến của đơn vị sản xuất và kiểm định công tơ. Vị này nói, sẽ báo cáo lãnh đạo Công ty để có hướng trả lời cụ thể sau.
Khách hàng ở Hà Nội thuê luật sư tính việc kiện EVN Hoàn Kiếm do tiền điện tháng 6 tăng vọt
Trong 3 ngày (14 - 17/6) khách hàng đã sử dụng 470 kWh
Mới đây ông Đỗ Hoài Nam (đang sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ sẽ thuê luật sư để tiến hành kiện EVN Hoàn Kiếm về việc không minh bạch trong việc tính số điện tháng 6/2020.
Đồng thời, ông Nam thông tin, sẽ chi trả toàn bộ chi phí luật sư cho vụ kiện này nếu ai muốn tham gia kiện cùng.
Lãnh đạo Công ty điện lực Hoàn Kiếm cho biết, đã nhận được thông tin phản ánh và đã có xử lý, đưa công tơ điện đi kiểm định tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội.
Theo đại diện Công ty, ngày 17/6, ông Đỗ Hoài Nam đăng tải thông tin phản ánh tiền điện tháng 6 tăng cao bất thường.
Qua kiểm tra, ông Đỗ Hoài Nam đang dùng điện qua công tơ 3 pha điện tử trực tiếp nhiều biểu giá loại DTS27. Chủ hợp đồng mua bán điện là bà Lê Thị Mỹ Hoàn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
EVN Hoàn Kiếm giao Đội quản lý điện 4 - đơn vị trực tiếp quản lý khách hàng để giải đáp ý kiến của khách hàng Đỗ Hoài Nam. Tuy nhiên, khách hàng này chưa thấy thỏa đáng.
Ngày 17/6, nhóm công tác của EVN Hoàn Kiếm gặp ông Đỗ Hoài Nam tại nhà. Ông Nam có yêu cầu giải thích vì sao lượng điện tháng 6 của khách hàng tăng cao và yêu cầu EVN minh bạch quá trình ghi chỉ số, lập hóa đơn tiền điện.
Trong quá trình làm việc, nhóm công tác giải thích công tác ghi chỉ số công tơ của khách hàng được sử dụng thiết bị ghi chỉ số dùng sóng RF (đọc chỉ số công tơ tại hiện trường) nên loại trừ khả năng ghi sai chỉ số công tơ do chủ quan.
Lịch ghi chỉ số được thực hiện vào ngày 14 hàng tháng. Khách hàng nhận thông báo tiền điện qua tin nhắn SMS.
Đồng thời, phía điện lực giải thích một số nguyên nhân khiến tiêu thụ điện tăng cao như: Tòa nhà 11B Trần Quốc Toản có 9 điều hòa, thang máy di chuyển và một số thiết bị khác; Kỳ tính toán hóa đơn tiền điện tháng 6 nằm trọn vẹn trong giai đoạn thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.
Trong thời gian từ lúc chốt chỉ số ngày 14/6 đến thời điểm kiểm tra ngày 17/6/2020, khách hàng đã sử dụng 470 kWh.
Tuy nhiên, ông Nam không đồng ý với cách giải thích của nhóm công tác và cho rằng chỉ sử dụng 2 điều hòa (với chế độ 24h/7).
Công tơ đạt chất lượng
Để giải đáp thắc mắc của khách hàng, nhóm công tác đề xuất mang công tơ đi kiểm định tại đơn vị kiểm định độc lập.
Ông Nam đồng ý với đề xuất này và hẹn 11h ngày 18/6 sẽ chứng kiến EVN Hoàn Kiếm lắp công tơ mới thay thế, niêm phong công tơ nghi ngờ. Ông Nam ủy quyền cho ông Nguyễn Tiến Đạt cùng đại diện Công ty thực hiện các thủ tục kiểm định công tơ tại Chi cục đo lường Hà Nội.
Ngày 22/6, EVN Hoàn Kiếm thay công tơ mới, niêm phong công tơ nghi ngờ để mang đi kiểm định tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội (Đơn vị kiểm định độc lập).
Thông báo tiền điện của gia đình ông Nam.
Công tơ được niêm phong theo đúng quy định, trước sự giám sát, chứng kiến của ông Nguyễn Tiến Đạt (người được ủy quyền chứng kiến).
Ngày 23/6, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội đã có kết quả kiểm định số HN 45-20/E kết luận công tơ đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường.
Chi Cục gọi điện cho người được ủy quyền của khách hàng là ông Đạt cùng đại diện EVN Hoàn Kiếm lên để nhận kết quả kiểm định.
Ngày 24/6, ông Đạt cùng Đại diện Công ty Điện lực Hoàn Kiếm lên Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội nhận kết quả kiểm định.
Tại đây, hai bên cùng nhau nhận công tơ kiểm định và niêm phong dưới sự chứng kiến của người được khách hàng ủy quyền và mang về EVN Hoàn Kiếm.
EVN Hoàn Kiếm khẳng định, hóa đơn tiền điện tháng 6 của khách hàng tăng cao là do tiêu thụ điện tăng cao trong nắng nóng và quá trình ghi chỉ số, lập hóa đơn tiền điện cho khách hàng là hoàn toàn chính xác, công khai minh bạch.
EVN Hoàn Kiếm khẳng định luôn có tinh thần cầu thị, sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết triệt để các thắc mắc của khách hàng sử dụng điện.
Ông Đỗ Hoài Nam trước đó đưa ra thông tin cho rằng, công tơ điện tử có chip quản lý nên việc điều khiển công tơ chạy thế nào hoàn toàn có thể được quản lý bởi firmware trong con chip xử lý đó và để chứng minh công tơ chạy luôn đúng, EVN cần đưa ra source code của con chip điều khiển này cho đơn vị giám định trung gian.
Đại diện EVN Hoàn Kiếm nói, việc này để trả lời được cần phải có ý kiến của đơn vị sản xuất và kiểm định công tơ. Vị này nói, sẽ báo cáo lãnh đạo Công ty để có hướng trả lời cụ thể sau.