Phế tích này ở đâu cụ, em tưởng nó chìm dưới lòng hồ rồi. Xin cụ nửa trang thông tin?
Cụ nghiên cứu nhé, em thấy di tích đi vào quên lãng mà lãng phí quá
thực ra cũng bị ngập đến gần hết cụ à vẫn còn thò được cái chóp
Dinh Thự Vua Thái Đèo Văn Long
Dinh thự Đèo Văn Long được xây dựng bên ngã 3 sông Nậm Na và sông Đà, một vị trí hiểm yếu, sau lưng là núi cao trước mặt là sông rộng, đứng ở khu vực dinh có thể quan sát được mọi hoạt động của một vùng sông nước và khu vực đất Mường Lay, ở vị trí yết hầu đó có thể khống chế được con đường lên Phong Thổ, Sa Pa, Mường Tè và xuôi về Hoà Bình cũng như qua ngả Điện Biên sang Lào.
Theo các tài liệu, Đèo Văn Long là con của Đèo Văn Trị, cai quản mười hai xứ Thái (Sipsong Chuthai). Cuối thế kỷ 19, Đèo Văn Trị hưởng ứng Hịch Cần Vương, lãnh đạo sắc tộc Thái và một số dân tộc khác vùng Lai Châu nổi dậy chống Pháp. Sau bị dụ dỗ, Đèo Văn Trị đầu hàng Pháp, mở đường cho chúng tiến vào Mường Thanh, được Pháp khôi phục quyền cai trị vùng đất Sipsong Chuthai bên bờ sông Đà, cho phép cha truyền con nối.
Được sự hỗ trợ của Pháp, Đèo Văn Long lên nắm quyền cai trị thay cha, ra sức vơ vét của cải, buôn bán thuốc phiện, lâm thổ sản, hàng hoá, tổ chức những đoàn thuyền lớn lấy sông Đà làm tuyến giao thông chính giao thương với vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành người giàu có nhất vùng.
Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đèo Văn Long cùng gia đình sống lưu vong ở Pháp. Dinh thự của Đèo Văn Long bị bỏ trống, dần dần bị xuống cấp trầm trọng.
Theo lời kể của người dân bản địa thì kiến trúc của khu dinh thự Đèo Văn Long là sự kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp.
Những gì còn sót lại cho thấy kiến trúc của khu nhà là kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp. Khu nhà chính được xây hai tầng bằng gạch đỏ, sàn gỗ, mái lợp ngói được tách ra từ những phiến đá, thường được gọi là đá giấy (lúc mới tách đá mềm có thể dùng dao cắt được, nhưng khi gặp nắng đá sẽ cứng như sành). Xung quanh ngôi nhà chính là những khu nhà nhỏ dành cho người ở và binh lính,chuồng trại nuôi gia súc…
Khu dinh thự có tường bao cao trên 3m bằng gạch và đá dày trên 40cm, có nhiều lỗ châu mai, cao trên 3m. Trước khu nhà chính có khoảnh sân rộng để múa xoè khi vua Thái tổ chức tiệc tùng, tiếp khách. Dinh thự Đèo Văn Long là đặc trưng của nghệ thuật xây dựng và phong thuỷ của người Thái
Dinh thự Đèo Văn Long được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 1980. Từ năm 2006, một năm sau khi phát lệnh khởi công thủy điện Sơn La, dự án bảo tồn di sản văn hóa vùng lòng hồ giai đoạn 2006 - 2010 được thiết lập, dinh Đèo Văn Long cũng nằm trong phương án phục dựng.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, di tích này vẫn trong tình trạng ngổn ngang, chưa được trùng tu, tôn tạo. Sau tháng 10/2010, khi nước hồ Sơn La dâng thì toàn bộ khu dinh thự của ông “vua Thái” đều nằm dưới thủy cung.