Về cơ bản thì hầu như tất cả các nước đều có lạm phát. Lạm phát ở mức vài % ngược lại lại là tốt cho tăng trưởng kinh tế.
Các cụ cứ tưởng tượng về mặt kinh tế vĩ mô, trong 1 nền kinh tế thị trường thì lý tưởng là lượng tiền mặt và lượng hàng hóa cân bằng nhau, lúc này nền kinh tế không lạm phát cũng không giảm phát.
Nếu lượng tiền nhiều hơn lượng hàng hóa thì nền kinh tế có lạm phát, lúc này tùy mức độ lạm phát mà Ngân hàng TƯ sẽ tăng lãi suất cơ bản lên mức nào đó để giảm bớt cung tiền, nhằm kìm lạm phát.
Nếu lượng hàng hóa nhiều hơn lượng tiền, lúc này nền kinh tế lâm vào giảm phát, thiếu cung tiền. Lúc này tùy tình hình mà Ngân hàng TƯ sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản ở mức độ tính toán phù hợp để tăng cung tiền vào xã hội.
Nói chung hầu hết các nước Phát triển G7, họ đều muốn để nền kinh tế lạm phát ở mức vài phần trăm, điều này có lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Focus vào nền kinh tế VN giai đoạn này, chúng ta đang có nguy cơ lạm phát cao do giá dầu thế giới tăng đột biến ( do chiến tranh Nga - Ukraine), nhưng Ngân hàng nhà nước chưa có động thái tăng lãi suất cơ bản, một công cụ mà các Chính phủ thường làm đầu tiên khi lạm phát tăng quá kiểm soát. Do vậy, có 2 khả năng : 1 là mức lạm phát của VN chưa đến mức vượt kiểm soát, 2 là chính phủ chưa vội ra tay hành động do còn lý do nào khác nữa.