Đúng là Cha Đắc Lộ không phải người khai- sinh ra chữ Quốc Ngữ, việc sáng- tạo ra chữ Quốc Ngữ mất rất nhiều thời gian, công sức, và, chắc chắn là không phải chỉ một cá-nhân nào.
Có điều, cha Đắc Lộ đã có công lao tổng- hợp, thu- thập, và nghiên cứu Ngữ-pháp tiếng Việt ( cổ) để biên soạn ra cuốn: Từ Điển Việt Bồ La ( Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum, in tại Roma năm 1651, sau 12 năm nghiên -cứu, bản gốc của cuốn này hiện lưu tại Thư viện Quốc Gia Bồ Đào Nha, với 8000 từ tiếng Việt, trong đó, có nhiều từ bây giờ đã không dùng).
Tất nhiên, tiếng Việt khi đó và chữ Quốc Ngữ thời cha Đắc Lộ, chỉ giống bây giờ 60%.
Sau cha ĐẮc Lộ, người có công nâng tầm chữ Quốc Ngữ lên cao hơn chính là Philipe Bỉnh ( 1759-1832), một thầy cả dòng Tên người Việt đã sống ở Bồ Đào Nha trong nhiều năm cuối đời, ông có các tác phẩm viết bằng chữ Quốc Ngữ là: Sách sổ sang chép các việc,Truyện nước Annam Đàng Ngoài chí Đàng Trong ( trong đó ông đã chứng kiến tận mắt cuộc chiến tranh Trịnh-Tây Sơn-Nguyễn Ánh), tiếng Việt trong chữ Quốc Ngữ của ông giống bây giờ 80%.
Cuối cùng, công lớn nữa phải kể đến giáo sỹ Bá Đa Lộc, người giúp Nguyễn Ánh trong cuộc chiến giành ngôi, trong thời gian bị cho ngồi chơi xơi nước, chính ông đã soạn cuốn Từ Điển Việt-Latin ( Dictionarium Anamitico-Latinum), trong đó tiếng Việt trong chữ Quốc Ngữ đã giống bây giờ 90%.
Tất nhiên, người ta không rõ vì vô- tình hay cố- ý, đã bỏ- quên Philipe Bỉnh và Bá Đa Lộc.