Nghe các cụ tranh luận mệt quá
Ông nào cũng muốn chứng minh cái hệ thống mà mình ưa thích nó ưu việt hơn hệ thống bên kia, mà toàn theo cảm tính.
Nếu mọi người tư duy dựa vào facts và suy luận logic thì đã khác.
Trong context về đại dịch coronavirus này thì em thấy facts đã rõ ràng để đưa ra các nhận định sau:
1-
Chính phủ Việt Nam đã và đang chứng tỏ họ hiểu biết hơn, phản ứng nhanh chóng, quyết đoán và tốt hơn tất cả chính phủ các nước phương Tây. Tương lai thời gian tới thế nào không biết, nhưng thực tế cho đến giờ là vậy. Chính quyền (Liên bang) Mỹ, mà rõ nhất là Trump, với đội ngũ tư vấn đông đảo, hùng hậu phương tiện, nhưng đã nhận định sai tình hình ngay từ đầu, và tiếp tục sai, bất chấp những gì đã diễn ra hàng ngày ở Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu. Xem lại các phát biểu của Trump từ tháng 1 đến giờ thì sẽ rõ.
2- Trong vụ dịch này, cho đến giờ thực tế cho thấy
CP Việt Nam quan tâm đến việc bảo vệ tính mạng người dân hơn rất nhiều so với các nước phương Tây. CP VN đã chấp nhận hy sinh rất lớn về kinh tế để đặt ưu tiên bảo vệ tính mạng người dân. CP Mỹ (chính quyền Liên bang và một số tiểu bang) thì vừa chậm chạp và vừa nửa vời, vẫn muốn hy sinh tính mạng người dân để giảm bớt thiệt hại kinh tế.
Ví dụ: Ngay ngày hôm nay (24/3/2020), khi biểu đồ lây nhiễm của nước Mỹ dựng đứng hơn bao giờ hết, thì Trump lại tuyên bố xem xét sớm nới lỏng các biện pháp hạn chế.
3- Vì 2 điều trên, nước Mỹ đang thiếu trầm trọng vật tư y tế, test kit, máy thở, giường bệnh, thiết bị bảo hộ, thuốc... trong khi số người nhiễm vẫn tăng vọt hàng giờ. Nước Mỹ mới test rất ít (vì không đủ test kits, tiêu chuẩn để được test rất ngặt ngèo) mà đã phát hiện trên 53000 người.
Con số thực tế có thể phải là 500,000 - 1 triệu người Mỹ đang mang virus.
4- Vì 3 điều trên,
sẽ có hàng nghìn, hàng vạn người Mỹ mất mạng một cách không đáng. Tình hình ở nhiều nước Tây Âu cũng vậy.
5-
Trong số những người Mỹ sống sót, rất nhiều người sẽ bị tán gia bại sản vì chi phí điều trị đắt đỏ mà không có bảo hiểm y tế. Đây là vấn nạn của nước Mỹ mà cho đến tận bây giờ vẫn loay hoay không khắc phục được, trong khi các nước Tây Âu và Canada đã giải quyết khá ổn thỏa từ rất lâu. Chỉ cần theo mô hình của các nước này là giải quyết được vấn nạn chi phí y tế, nhưng trong hệ thống chính trị hiện nay của nước Mỹ (do các doanh nghiệp thao túng) thì sẽ không ai dám đứng ra xóa bỏ quyền lợi của các tập đoàn liên quan mà đứng về quyền lợi của người dân. Ở đây cũng phải nói đến sự ngây ngô và kém cỏi của cử tri Mỹ, không đủ tỉnh táo để nhìn thấy vấn đề này (lại một ví dụ về phương pháp tư duy), cho nên đã không vote cho những chính trị gia có khả năng giải quyết cái vấn nạn này.
Các nước Tây Âu và Canada không bị vấn đề này.
Về tình hình VN:
6- Chính phủ VN đã làm rất tốt, nhưng không bảo đảm ngày mai họ vẫn làm tốt.
7-
Dù CP VN luôn luôn làm tốt, nhưng cũng chưa chắc đã đủ sức để ngăn chặn lây lan trong cộng đồng, vì đây là một việc hầu như không thể, không một chính quyền nào làm được, nhất là với một nước gần 100 triệu dân, biên giới 1400km với Trung Quốc, giao lưu kinh tế chặt chẽ với tất cả các trung tâm dịch hiện nay...
Em sợ là ngay bây giờ thực tế có thể đã hàng nghìn người mang virus ở VN mà không ai biết (vì chỉ cần 1 người bị thả lỏng vào XH là có thể thành 1000 người sau vài ngày), dù con số chính thức chỉ là 134.
Cách duy nhất bây giờ là mọi người dân VN phải hạn chế ra ngoài, hạn chế gặp gỡ, hạn chế chạm vào các đồ vật... (social distancing).
8-
Nếu dịch bùng nổ ở VN thì hệ thống y tế VN vốn đã gần quá tải trong lúc bình thường, sẽ quá tải hầu như ngay lập tức. Sợ là tỷ lệ tử vong sẽ cao vì không có đủ máy thở, giường bệnh, phòng cách ly, v.v...
9- Nếu dịch bùng nổ, thói quen tự chữa bệnh, không đi khám BS của người Việt sẽ dẫn đến tình hình trầm trọng hơn, mặc dù nhìn con số chính thức trong thời gian đầu thì tình hình không nghiêm trọng.