- Biển số
- OF-98736
- Ngày cấp bằng
- 5/6/11
- Số km
- 12,272
- Động cơ
- 514,193 Mã lực
Cụ nói chí phảiNgười Việt cái gì cũng ham rẻ mà đã rẻ thì làm gì còn nguồn nào từ TQ. Cả nước căng chứ có mỗi em căng đâu cụ nhẩy
Cụ nói chí phảiNgười Việt cái gì cũng ham rẻ mà đã rẻ thì làm gì còn nguồn nào từ TQ. Cả nước căng chứ có mỗi em căng đâu cụ nhẩy
Năm nay dân buôn hàng cơ khí /quần áo/đồ sắt từ tàu chết như rạThế này mà không có nguồn cung ngoài TQ thì căng cụ nhỉ.
Riêng nghành cơ khí chế tạo sản phẩm chất lượng trung bình thì sản xuất không có cơ hội đấu hàng tầu đâu anhMấy ngành du lịch dịch vụ thì dính nặng rồi.
Nhưng SX và Thương Mại có cơ hội chuyển mình, tự clean up vì mấy đồng chí yếu yếu, hay sống dựa vào TQ sẽ không tồn tại đc, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, DN sẽ tập trung vào nămh xuất và chất lượng để xây dựng lợi thế cạnh tranh.
Cũng như NĐ 100 làm thay đổi hẳn tư tưởng khởi nghiệp bằng mở quán nhậu.
Em thì sống ở HN mấy chục nămMình sống ở Nha Trang đã mấy chục năm. Mấy năm nay Nha Trang phát triển rất nhanh nhất là ngành du lịch và kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Với đợt đại dich này là một đại họa đối với hoạt động kinh doanh. Nhưng riêng mình một người dân bình thường lâu lắm rồi Nha Trang mới được cảnh thanh bình như thế, đường phố rộng rãi và sạch đẹp hơn. Không còn cảnh ồn ào náo nhiệt của khách du lịch Trung Quốc, Không còn cảnh tắc đường của hàng đàn xe khách cỡ lớn nối đuôi nhau chở khách tham quan. Hải sản rẻ hơn trước với nhiều loại ngon mà trước đây chỉ dành cho khách du lịch. Nhân cơ hội này mà chính quyền cơ cấu lại khách du lịch thì tốt quá. Đấy là cảm nhận của ca nhân mình
Bạn em đang định mở shop quần áo, giờ ko nhập đc hàng quảng châu nữa hả cụNăm nay dân buôn hàng cơ khí /quần áo/đồ sắt từ tàu chết như rạ
Nhà máy vừa gửi mail xin lỗi, báo bên em 1 tháng sau mới trả được hàng. Họ đề nghị nếu không muốn đợi có thể lấy lại cọc
Tình hình căng thẳng thật sự luôn
Lĩnh vực này một số đơn vị tại Tân Bình, Tân Phú đang sống khoẻ.Riêng nghành cơ khí chế tạo sản phẩm chất lượng trung bình thì sản xuất không có cơ hội đấu hàng tầu đâu anh
Cụ hình như định kiến quá hay là DLV nhỉ?trung quốc giá nhân công rẻ mạt, không có quyền con người, công nhân bị xem như c.hó không dám phản ứng trước bất cứ yêu cầu nào của giới chủ dù là phi lý thế nên chúng nó mới bị cả thế giới tận dụng nhân công giá rẻ, có cái léo gì mà phải đội bọn khốn ấy lên đầu cơ chứ. DN quá tồi, không đa dạng hóa chuỗi cung ứng dẫn đến ngừng sản xuất thì đành phải chịu thôi. Rất nhiều Doanh nghiệp cách đây 6 năm đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng rồi, ông nào não ngắn không thấy chuyện đấy thì phải chấp nhận thôi.
Căng thật, em nghĩ chuyển hướng nhập NVL từ thị trường ngoài TQ là việc phải làm nhưng trước mat thì sản xuất sẽ bị đình đốn do thiếu đầu vào là chắc rồi.
Nói thì dễ lắm các cụ.Chắc sẽ phải chuyển hướng sang nhập từ thị trường khác, như thế thì những thứ siêu rẻ sẽ ko còn. Cũng là cách hay để tái cơ cấu lại ngành sản xuất
Bình thường cũng không phải hàng tàu đâu , toàn hàng Châu Âu đóng công quá cảnh nhà mình lên Lào Cai khui ra chuyển đò sang. Cái nào thiu thối không xuất được lại vòng ngược về. Kinh là ở chỗ Tàu nó không nhận rồi còn vào quán cho mình ăn !!Giờ đi ăn nầm nướng , cánh , chân gà nướng Lại yên tâm k sợ hàng tàu các cụ nhỉ
lương 40EUR gấp 10 lần lương 50EUR cụ có nhầm không đấy?Cụ hình như định kiến quá hay là DLV nhỉ?
Em tiếp xúc và làm việc với TQ thấy họ còn chuyên nghiệp hơn mình nhiều, CN của họ lương cao hơn CN mình
Năm 2001, em đi học ở TQ, đã đi làm 5 năm nhà nước, lương em 50EUR, còn con bé bạn hoc, làm nhà máy hóa chất của TQ, mới ra trường, lương 40EUR gấp gần 10 lần em, hixx.
Như hàng nguyên liệu của Ajinomoto mà ngành em đang tranh nhau mua ý cũng phải gia công ở mấy nhà máy TQ
Với truyền thống Việt Nam anh hùng, mình cũng hi vọng và tin như vậyGiờ là khó khăn chung cho cả thế giới nhưng Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều vì nền công nghiệp phụ trợ của mình thiếu và yếu so với nước khác.
Nhưng đây cũng là một cơ hội là Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận lại mình, phải tự lực tự chủ về các nguồn nguyên phụ liệu hơn nữa để không rơi vào tình cảm như bây giờ.
"Nếu khó khăn không thể đánh gục được bạn thì bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn".
Em tin là Việt Nam sẽ vượt qua khó khăn lần này và mạnh mẽ hơn.
Lý do là trong đó thích ăn kiểu ngọt lợ lợ, khác ngoài mình. Như mấy cái xe bán nước xá xị trong đó, cái nước ấy mà mang ra ngoài này bán thì ông bán chỉ có đi ăn mày! Khẩu vị mỗi nơi mỗi khác thôi!Em thấy rất lạ là trong Nam dừa và các loại hoa quả rất nhiều, ngon bổ rẻ; Vậy mà người dân thì lại thi nhau uống mấy thứ nước như của đốc tơ thanh, 0 độ ... Thế mới tài.
Chả ai bảo dễ cả. Cụ ko làm dc ắt có kẻ khác đứng lên thế chỗ cụ. Thương trường là chiến trường, chả cần e nói cụ cũng phải nghĩ cách để tái cơ cấu lại doanh nghiệp của mình, để mà thích nghi với thời cuộc!Nói thì dễ lắm các cụ.
Em khởi động lĩnh vực may mặc từ đầu năm ngoái. Cố gắng xây dựng mục tiêu chất lượng, ổn định chất lượng và mẫu mã nên em chọn nhà cung cấp từ Canada, nhà máy họ đặt ở Banglades, nên xuất xứ sản phẩm từ Banglades.
Nhưng khốn nỗi, hàng từ Banglades về phải chịu thuế 20% nhập khẩu, 10% VAT trong khi hàng từ TQ về (cũng mặt hàng đó, TQ miễn thuế từ Banglades) rẻ hơn của em 30% nếu nhập lậu từ TQ.
Nếu em đánh cả vài container, đi chính nghạch thì vẫn bị đắt hơn khoảng 10% nếu đánh lậu từ TQ về (cũng mặt hàng đó). Trong khi các cụ buôn bán nhỏ lẻ, vốn khoảng vài trăm triệu thì buôn lậu vô tư không phải nghĩ. Nhưng thị trường có hàng trăm cụ như thế, 1 mình em chọi lại làm sao nổi.
Bán buôn mà lợi được 10% là mỹ mãn rồi. Giờ giá đầu vào đã cao hơn tận 10% thì thua ngay trước khi ra trận còn gì. Đấy là 1 ví dụ như thế. Nếu cụ là khách hàng, cụ có chấp nhận mua 1 sản phẩm y hệt, đắt hơn khoảng 10-20% để "cơ cấu lại nền kinh tế" không?
Ngay tại thời điểm này, hàng TQ không vào VN được, nhu cầu thị trường của em khá lớn. Em dám chơi 1 lô hàng từ Banglades về, nhưng đi đường biển thì phải tầm 2 tháng mới làm thủ tục vận chuyển và nhập khẩu xong. Lúc đó VN-TQ thông thương, em lỗ ngay 2-3 tỷ do chênh lệch gía. Rủi ro đó cụ gánh cho em nhé để chúng ta cùng cơ cấu lại nền sản xuất của nước nhà?