Thế nào là "ĐỂ XE"?

quacachua

Xe đạp
Biển số
OF-97358
Ngày cấp bằng
27/5/11
Số km
38
Động cơ
399,840 Mã lực
Nơi ở
Ngủ tại xe
Soạn thảo thế nào thì kệ họ thôi nhưng khi thực hiện xử phạt thì phải dựa vào điều bao nhiêu của luật GTĐB để ghi vào biên bản.
Em xin gửi các cụ những khái niệm:

Hình thức văn bản pháp quy:
Nghị định: do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Hình thức văn bản hành chính
Biên bản: bản ghi chép lại những gì đã xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm chứng về sau.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
5.4. Nghị định của Chính phủ
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
- Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;


Với những khái niệm trên, khi các cụ bị phạt sai, các cụ cứ bắt ghi rõ theo điều bao nhiêu của luật GTĐB, trường hợp nhập nhèm thì ép ghi vào là phạt vì vi phạm điều, khoản bao nhiêu của nghị định 34 ấy. Sau đó các cụ ghi lại chi tiết là đã thực hiện đúng luật GTĐB, đỗ xe cách lề phải của vỉa hè 25cm, đỗ đúng chiều đường, đỗ chỗ không có biển cấm đỗ cấm dừng cuối cùng ghi là xử phạt không theo điều khoản nào của luật GTĐB. Nói chung càng cụ thể càng tốt rồi bắt họ ký vào, ghi rõ họ tên người xử phạt, số hiệu.
Cái biên bản là ghi phạt theo điều bao nhiêu của nghị định 34 là cái biên bản vô giá trị và các cụ có thể sử dụng để viết đơn kiện sau này. Các cụ luôn nhớ nghị định là cái văn bản hướng dẫn thực hiện luật.

VIỆC DÙNG CÁC ĐIỀU TRONG 1 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỂ XỬ PHẠT LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
 

nggphong

Xe đạp
Biển số
OF-22693
Ngày cấp bằng
20/10/08
Số km
40
Động cơ
494,900 Mã lực
ĐỖ XE là có người lái xe ôtô vào chỗ đỗ. :D
Còn ĐỂ XE là có người bê ôtô, đặt ôtô vào chỗ đỗ :D:D
Em cho là như thế đó
.......
-------
Theo mình hiểu thì các động từ "dừng, đỗ, đậu, để" là dành cho các phương tiện tham gia giao thông nói chung và phương tiện bốn bánh trở lên nói riêng.
Dừng và đỗ thì đã có luật qui định, ở đây cái khó là làm sao phân biệt "đỗ" và "để" xe...
-Đỗ: nghĩa là phương tiện còn trên đường bộ và hoặc công trình đường bộ và có khả năng chuyển từ tham gia giao thông tĩnh sang tham gia giao thông động.
-Đễ: là trạng thái tĩnh của xe và không còn trạng thái tham gia giao thông. Ví dụ để xe trong gara, để xe trong kho bãi, để xe trong xưởng sửa chữa, để xe trong nhà vân vân và vân vân,.. (không biết bãi "đỗ" xe có được xem là bãi "để" xe không?!).
Nên hiểu cấm để xe là cấm sử dụng đường bộ và công trình đường bộ vào mục đích không phải để tham gia giao thông (kể cả giao thông tĩnh và giao thông động).
Không biết mình hiểu như vậy có đúng không? Mong các bác góp ý cho em nhờ ạ! Cảm ơn các bác nhiều nhiều! :)
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,726
Động cơ
627,512 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em thấy bên Bộ GTVT đang lấy ý kiến vào “Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định 34/2010/CP”. Các cụ xem ở đây http://thanhtra.mt.gov.vn

Trong đó có 1 điều làm rõ về hành vi “để xe”. Nếu khái niệm “để xe” được ban hành theo hướng đang dự thảo dưới đây sẽ vô cùng bất lợi cho anh em lái xe.



Nếu quy định như này sẽ đồng nghĩa với việc bất cứ khi nào đỗ xe các cụ sẽ phải ngồi nguyên trên xe, nếu không xxx sẽ phạt lỗi “để xe” bất kể có biển cấm đỗ hay không. (vì ko thể lấy quy định về “đỗ xe” ra biện minh cho hành vi “để xe” được)

Điều 18 Luật GTĐB quy định “1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.”


Luật không định nghĩa hành vi "để xe", nhưng điều 19 lại có 1 điểm quy định về hành vi "để xe": “Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định. Mà cái quy định về “để xe” là quy định nào? nó như thế nào? thì…trời biết.


Haizz, buồn cho các nhà làm luật quá.

Các cụ cho ý kiến về vấn đề này ạ. (nhanh nhanh không các ông ấy ký TT thì toi cả nút)
Em thấy buồn cho đất nước ta vì đám CB ngu dốt hoặc cố tình ngu dốt. Loay toay hoay vì máy cái định nghĩa không đâu vào đâu, chắp vá, cắt ghép. Tiền thuế của ND để nuôi CB của mình thấy xót xa.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,726
Động cơ
627,512 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đây là chuyện nghiêm trọng liên quan đến Luật GTĐB của ASIAN chứ không phải luật áp dụng cho gà trong sân nhà các bố nên phải để bố nào có trình độ có tâm huyết chắp bút cuối cùng, em chỉ có 1 đề nghị cho vấn đề này: Phải bỏ ngay khái niệm "để xe" mà chỉ dùng "đỗ xe" thôi để tránh nhập nhèm kiện cáo lôi thôi khi đưa ra áp dụng. Còn chiểu theo Hiến pháp mà cãi thì chả biết ai ăn ai đâu nhé, vì trong hệ thống biển báo GTĐB chỉ có biển cấm "đỗ xe" thôi chứ éo có biển nào là biển cấm "để xe" vậy nếu nó đã ký rồi cũng éo sợ, cứ "để xe" vào chỗ không có biển cấm "đỗ xe" như trước đến nay ta vẫn làm là được! x-(Em nghi bọn này bới ra để giải ngân đây mà chứ biết éo gì mà sửa !
Đúng đấy cụ ạ, chỉ cần dừng xe, đỗ xe là đủ rồi, chính xác, luật có sẵn. Cứ có biển báo, người dân sẽ dần tuân thủ đúng.
 

nggphong

Xe đạp
Biển số
OF-22693
Ngày cấp bằng
20/10/08
Số km
40
Động cơ
494,900 Mã lực
Em hóng mãi không hiểu cái biển cấm "để" xe nó như thế nào? Có biển cấm dừng, có biển cấm đỗ thì chắc cũng có biển cấm "để" xe chứ
Bác không đọc kỹ à? Luật đường bộ cho phép dừng, đỗ nơi không có biển báo cấm dừng, cấm đỗ. Nhưng không cho phép sử dụng đường bộ và công trình đường bộ làm nơi để xe, vì thế nên không cần biển cấm. Cái quan trọng là làm sao biết mình đang đỗ xe hay đang để xe thôi. (Cái này thì chịu, cụ tổ nhà nó sống lại cũng chịu thôi, vì chẳng biết đường mo mà lần).
 

nggphong

Xe đạp
Biển số
OF-22693
Ngày cấp bằng
20/10/08
Số km
40
Động cơ
494,900 Mã lực
Theo em để xe chỉ có nghĩa là người bán xe bày xe ra để bán hoặc trưng bày chứ còn người lái xe chỉ có khái niệm dừngđỗ theo luật GTĐB.
Bác nói có lý! Nhưng có văn bản dưới luật nào nói không mới là vấn đề.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,726
Động cơ
627,512 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
ĐỖ XE là có người lái xe ôtô vào chỗ đỗ. :D
Còn ĐỂ XE là có người bê ôtô, đặt ôtô vào chỗ đỗ :D:D
Em cho là như thế đó
.......
Chuẩn cụ ạ! Mấy ông ấy chỉ được cái thích dúi đầu vào cái bộ ngực như trên Avatar của cụ là nhanh!
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,726
Động cơ
627,512 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chia xẻ với bức xúc nhà các Cụ.
Em thấy một số cụ bày tỏ thái độ hơi vượt quá tinh thần OTO FUN. Khi Chính quyền xây dựng quy định này, mục đích chẳng gì khác là phục vụ Dân. Văn bản quy định có từ " Để xe" gây tranh cãi. Cá nhân em cũng ứ hiểu và ứ thích điều này. Nhưng không phải vì thế mà nhiều Cụ chửi người ta Ngu. Sự phản ảnh của các Cụ, thiển nghĩ có thể đủ để gửi đến Chính quyền xem lại.
Vấn đề là ai gửi, gửi như thế nào ? Cụ cứ chửi thế này thì cháu e rằng ý kiến của các Cụ lại " ĐỂ" ở OTO Fun thôi
Đọc thấy nó ngu thật cụ ạ! Cái đơn giản như thế mà chúng nó cứ loay toay hoay. Nó hưởng lương từ đồng tiền thuế của người dân mà chúng nó không nghĩ cho dân, cho nước.
 
Biển số
OF-128237
Ngày cấp bằng
22/1/12
Số km
419
Động cơ
379,790 Mã lực
Tốt nhất là nên sống và làm việc theo pháp luật các cụ ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

nggphong

Xe đạp
Biển số
OF-22693
Ngày cấp bằng
20/10/08
Số km
40
Động cơ
494,900 Mã lực
Em toàn đỗ xe ở chỗ có biển cấm đỗ các cụ ạ.
Nhưng các cụ nhớ bật nắp capo lên, rút cái cầu chì chính ra nhé. Thằng nào kiểm tra thì báo xe ông đang bị sự cố, đang đi thấy có điều bất thường nên dừng lại. Nó có bắt đề máy nổ xem sao thì cứ đe chúng nó như cụ USS ấy, bảo là nếu đề nổ máy mà xe có bị làm sao thì nó phải chịu trách nhiệm, bố bảo chúng nó chả dám đứng ra chịu trách nhiệm. Mà dám chịu thì cầu chì chính bị rút ra rồi nổ bằng niềm tin.
Đúng là cao kiến, em phục bác sát đất, vok bác 1 ly. Nhưng nếu đỗ hàng ngày thì làm sao đây bác? Chẳng lẽ ngày nào cũng hư à?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trước em chỉ nghe có 2 từ liên quan tới vấn đề này là : DỪNG XE và ĐỖ XE. Dừng xe là phanh dừng hẳn lại ở sát lề phải, nhưng chưa tắt máy và tất nhiên người lái vẫn phải ngồi trong xe. Còn đỗ xe là sau khi dừng xe, người lái tắt máy và xuống xe. Tương ứng với 2 hành động trên thì trong luật GT có 2 loại biển cấm: cấm dừng (1 gạch) và cấm đỗ (2 gạch chéo). Nay có thêm khái niệm ĐỂ XE.
Thực ra để xe cũng có thể coi như đỗ xe, nhưng nó hơi khác một chút: để xe là đỗ xe và người lái không còn đứng gần cái xe nữa: (để xe đó và đi đâu mất). Ví dụ ai đó đỗ xe ở cổng cơ quan làm các xe khác không ra được. Nhưng ta có thể gọi anh ta lái xe ra chỗ khác vì anh ta vẫn loanh quanh gần chiếc xe (đọc báo, hút thuốc...). Nhưng nếu anh ta đi xa hẳn địa điểm đỗ xe, không thể liên lạc thì có thể coi đó là hành động để xe. Đỗ xe trong bãi, trong gara lâu hàng giờ, hàng ngày.. cũng là hành động để xe.
Nếu xét về sự vi phạm gt thì có thể quy ra 3 cấp và tăng dần theo thứ tự:
1. Dừng xe
2. Đỗ xe, nhưng người lái vẫn ở cạnh (ví dụ lái xe giúp hành khách bê va ly xuống)
3. Đỗ xe và khóa cửa để đó đi đâu mất ==> Để xe
 

nggphong

Xe đạp
Biển số
OF-22693
Ngày cấp bằng
20/10/08
Số km
40
Động cơ
494,900 Mã lực
Trước em chỉ nghe có 2 từ liên quan tới vấn đề này là : DỪNG XE và ĐỖ XE. Dừng xe là phanh dừng hẳn lại ở sát lề phải, nhưng chưa tắt máy và tất nhiên người lái vẫn phải ngồi trong xe. Còn đỗ xe là sau khi dừng xe, người lái tắt máy và xuống xe. Tương ứng với 2 hành động trên thì trong luật GT có 2 loại biển cấm: cấm dừng (1 gạch) và cấm đỗ (2 gạch chéo). Nay có thêm khái niệm ĐỂ XE.
Thực ra để xe cũng có thể coi như đỗ xe, nhưng nó hơi khác một chút: để xe là đỗ xe và người lái không còn đứng gần cái xe nữa: (để xe đó và đi đâu mất). Ví dụ ai đó đỗ xe ở cổng cơ quan làm các xe khác không ra được. Nhưng ta có thể gọi anh ta lái xe ra chỗ khác vì anh ta vẫn loanh quanh gần chiếc xe (đọc báo, hút thuốc...). Nhưng nếu anh ta đi xa hẳn địa điểm đỗ xe, không thể liên lạc thì có thể coi đó là hành động để xe. Đỗ xe trong bãi, trong gara lâu hàng giờ, hàng ngày.. cũng là hành động để xe.
Nếu xét về sự vi phạm gt thì có thể quy ra 3 cấp và tăng dần theo thứ tự:
1. Dừng xe
2. Đỗ xe, nhưng người lái vẫn ở cạnh (ví dụ lái xe giúp hành khách bê va ly xuống)
3. Đỗ xe và khóa cửa để đó đi đâu mất ==> Để xe
Theo cách phân cấp của bác có thể không ổn vì cấp 2 vẫn gọi là dừng: trạng thái đứng yên của xe có thời hạn để lên xuống khách hoặc thực hiện một công việc cụ thể nào đó (Điều 18 Luật GTĐB quy định “1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. 2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.”). Còn cấp 3 vẫn gọi là đậu nếu mình tắt máy, khóa cửa xe sau đó vào quán ăn hoặc uống cafe thì không xem là để xe được. Theo mình thì để xe lấn chiếm lòng, lề nên hiểu là các cửa hàng buôn bán hoặc sửa chữa và các đơn vị giữ xe dùng đường bộ hoặc công trình đường bộ trưng bày, sửa chữa hay để trông giữ xe thì mới gọi là để xe.
 

thanh_hoi

Xe điện
Biển số
OF-34788
Ngày cấp bằng
7/5/09
Số km
2,029
Động cơ
494,770 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
MK...

Đến khổ với đám công bộc này!

Định nghĩa chồng chéo lên nhau thế này thì có Giời đỡ!

Thôi đành bật Hazard lên rồi rút xừ nó Rơ Le đề ra đút túi mỗi khi cần "đỗ xe" vậy!x-(
không thế thì ăn dề? ;))
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,726
Động cơ
627,512 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nghe cái từ rất chi là buồn cười đó "để xe", nếu bọn nó cố tình làm thì mặc kệ chúng nó. Vì nó chỉ áp dụng với trường hợp "để xe" trên vỉa hè thôi. Mà chúng nó ngu thật, theo quy định của Luật, vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ, việc đi xe, dừng xe, đỗ xe hay "để xe" đều vi phạm.
 

Put in

Xe máy
Biển số
OF-125457
Ngày cấp bằng
26/12/11
Số km
85
Động cơ
379,190 Mã lực
Chung qui chỉ tại anh già
Bưng về cái thứ người ta không dùng
Thế mà vẫn cứ khùng khùng
Chơi cha thiên hạ: không dùng là ngu !^:)^
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo cách phân cấp của bác có thể không ổn vì cấp 2 vẫn gọi là dừng: trạng thái đứng yên của xe có thời hạn để lên xuống khách hoặc thực hiện một công việc cụ thể nào đó (Điều 18 Luật GTĐB quy định “1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. 2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.”). Còn cấp 3 vẫn gọi là đậu nếu mình tắt máy, khóa cửa xe sau đó vào quán ăn hoặc uống cafe thì không xem là để xe được. Theo mình thì để xe lấn chiếm lòng, lề nên hiểu là các cửa hàng buôn bán hoặc sửa chữa và các đơn vị giữ xe dùng đường bộ hoặc công trình đường bộ trưng bày, sửa chữa hay để trông giữ xe thì mới gọi là để xe.
Phân biệt giữa dừng và đỗ là: khi dừng thì ghế lái bắt buộc phải có tài xế và xe đang nổ máy. Thường các cụ có thể tắt máy nhưng vẫn ngồi trên xe là ok, nếu có hỏi thì bẩu xe bị chết máy, sẽ nổ lại trong tích tắc !
Em bị một phát hồi năm ngoái. Đi đón bà nội, dừng xe trên 10' bà vẫn chưa ra, thế là sốt ruột xuống xe làm điếu thuốc. Em vừa châm được điếu thuốc là có hạn ngay. Trường hợp đó, em đã chuyển từ trạng thái dừng sang trạng thái đỗ.
 

Tidola

Xe hơi
Biển số
OF-155127
Ngày cấp bằng
3/9/12
Số km
199
Động cơ
355,493 Mã lực
Nơi ở
hà nội
các cụ cho cháu đi nhờ một đoạn cái
 

Tidola

Xe hơi
Biển số
OF-155127
Ngày cấp bằng
3/9/12
Số km
199
Động cơ
355,493 Mã lực
Nơi ở
hà nội
thank các cụ cho đi nhờ he he
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Theo cách phân cấp của bác có thể không ổn vì cấp 2 vẫn gọi là dừng: trạng thái đứng yên của xe có thời hạn để lên xuống khách hoặc thực hiện một công việc cụ thể nào đó (Điều 18 Luật GTĐB quy định “1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. 2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.”).

Còn cấp 3 vẫn gọi là đậu nếu mình tắt máy, khóa cửa xe sau đó vào quán ăn hoặc uống cafe thì không xem là để xe được.

Theo mình thì để xe lấn chiếm lòng, lề nên hiểu là các cửa hàng buôn bán hoặc sửa chữa và các đơn vị giữ xe dùng đường bộ hoặc công trình đường bộ trưng bày, sửa chữa hay để trông giữ xe thì mới gọi là để xe.
Cá nhân mình đồng ý với cách lí giải của bác về để xe.
Nói nôm na "dừng xe, đỗ xe là hành vi liên quan đến người lái xe", còn "để xe là hành vi liên quan đến người khác, không phải là lái xe".

Người khác ở đây có thể là bên dịch vụ trông xe, cửa hàng kinh doanh, ban tổ chức một sự kiện diễn ra ở nơi công cộng cần có chỗ "để xe" cho những người tham gia sự kiện đó, v.v...
Nếu khu vực cần "để xe" chiếm một phần lòng đường hè phố thì phải được chính quyền cấp phép theo tinh thần công văn "các tuyến phố văn minh" của Hà nội. Nếu không được cấp phép mà vẫn chiếm dụng lòng đường hè phố làm chỗ để xe thì cấu thành hành vi "để xe dưới lòng đường, trên hè phố trái quy định của pháp luật.

Chính vì "để xe" là hành vi không liên quan đến "người lái xe" nên Nghị định 71 đã loại bỏ lỗi "để xe dưới lòng đường...".
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top