Thế là từ bây giờ, cụ nào có trót dính tín dụng đen cũng đừng có nhờ đến pháp luật, đến cơ quan điều tra vì khó kiểm soát và gần như không trái pháp luật nhé. Năm nào cũng họp không biết để làm gì nhỉ? Luật giờ do bọn cho vay nặng lãi tự đặt ra thì dẹp cmn cái bộ phận làm luật đi chứ để làm gì nữa. Tốn thuế của dân!
Thiếu tướng Phan Anh Minh: 'Khó kiểm soát tín dụng đen'
Thiếu tướng Phan Anh Minh nhận định hệ quả phát sinh từ tín dụng đen rất lớn nhưng Phó giám đốc Công an TP.HCM cho rằng khó kiểm soát vì kẽ hở của luật.
Sáng 5/12, kỳ họp thứ 12 HĐND TP.HCM tiếp tục với phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và các giải pháp trong năm 2019. Tại phiên thảo luận, thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM, được yêu cầu báo cáo về tình hình hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi. Đại diện Công an TP.HCM cho biết hoạt động tín dụng đen hiện rất phức tạp, những tổ chức cho vay nặng lãi lách kẽ hở của luật pháp, khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát.
Hệ quả phát sinh từ tín dụng đen rất lớn
Theo tướng Minh, các vi phạm về hoạt động cho vay với lãi suất không đúng quy định là không phải quá lớn, nhưng vấn đề phát sinh sau nó là khó lường.
Theo thống kê năm 2014, bình quân một tháng xảy ra một vụ án hình sự có hệ quả liên quan đến hoạt động này. Con số này hiện nay có thể tăng lên khoảng 4 vụ, gồm có các hành vi khác nhau, đây là con số không hề nhỏ.
Đại diện Công an TP.HCM cũng cho rằng hoạt động cho vay này nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật, cho nên việc tranh chấp xảy ra khi thu hồi nợ phát sinh hậu quả nghiêm trọng, như: Xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và thân thể của người khác (con nợ); vi phạm về an ninh trật tự và nặng hơn là các án hình sự như cố ý gây thương tích hay thậm chí là giết người.
Trong năm vừa qua có ít nhất là 3 vụ giết nguời liên quan đến các hoạt động cho vay không đúng quy định của pháp luật và thu hồi nợ.
Theo thống kê của Công an TP, hiện trên địa bàn TP có 873 đối tượng hoạt động cho vay trái pháp luật và vi phạm về lãi suất. Trong đó, hơn 2/3 là người không cư trú tại TP mà chủ yếu là các đối tượng đang bị điều tra, truy nã về các tội khác ở phía bắc di chuyển vào TP hoạt động cho vay.
Trong năm 2018, công an TP đã phát hiện 60 nhóm với hơn 320 đối tượng hoạt động cho vay không có giấy phép. Hầu hết những người này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về giấy phép hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay vi phạm về đăng ký tạm trú… Có một số vụ gây ra án hình sự và cơ quan công an khởi tố về hành vi tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép.
Hiện nay, Công an TP đang củng cố hồ sơ để khởi tố 4 nhóm về hành vi cho vay nặng lãi.
Khó xử lý
Theo tướng Minh, việc thực hiện chấn chỉnh và xử lý hoạt động cho vay nặng lãi còn nhiều vướng mắc. Trước năm 2018, theo luật hình sự cũ thì gần như không có vụ nào có thể khởi tố được.
Bởi trong luật có một tình tiết để định tội cấu thành là lãi suất gấp 10 lần lãi suất ngân hàng, nhưng bộ luật hình sự cũng có tình tiết định tội là bóc lột. Dẫu vậy, để nhận định bóc lột cũng phải bàn qua đến giá trị thặng dư, lao động nhưng người vay lại không phải lao động nên rất khó để khởi tố.
Đến năm 2018 có luật hình sự mới, quy định lãi suất khoảng 8,33% mỗi tháng bị xem là có vi phạm và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên thì hình phạt là cải tạo không giam giữ.
“Thu lợi bất chính đến 100 triệu đồng thì hình phạt cao nhất là ba năm tù nhưng không được tạm giam. Đây là chỗ mà quận Tân Phú vướng mắc trong việc xử lý các đối tượng trên địa bàn", ông Minh nói.
“Công an TP nhận thức được việc đấu tranh với loại hình tội phạm này là rất cần thiết, nhưng tội cho vay lãi nặng lại nằm trong nhóm vi phạm về tài chính và ngân hàng nên rất khó cho công an hình sự. Hiện nay, trong toàn bộ hệ thống luật hành chính, không có quy định xử phạt về cho vay vượt lãi suất quy định. Trước đây chúng ta vẫn thường quy định đây là tranh chấp dân sự", ông Minh nói.
"Vướng mắc tiếp theo là luật chỉ xử phạt vi phạm vượt lãi suất đối với các tổ chức tín dụng do NHNN cấp phép chứ không xử phạt cá nhân nên vẫn lúng túng trong xử lý", tướng Minh nhấn mạnh.
Riêng Công an TP hiện phải giải quyết bằng các giải pháp như trong kế hoạch cao điểm phòng, chống tội phạm có nội dung đấu tranh với tín dụng đen. Công an TP có đề án tăng cường chất lượng hoạt động của công an phường, xã, trong đó có nội dung quản lý chặt nhân khẩu, sớm phát hiện các đối tượng có vấn đề trên địa bàn.
“Vừa rồi Công an TP đã kiểm tra hàng loạt địa bàn các quận 6, 8, 9, thu được hơn 20 can chất bẩn chuyên dùng đòi nợ. Họ mua chất dịch thải từ các lò mổ, thứ này mà tạt vào nhà thì chỉ có nước cạo tường ra sơn lại mới hết mùi. Sau đó công an chỉ lập biên bản thôi", ông Minh nói thêm.
Thùy link:
https://news.zing.vn/thieu-tuong-phan-anh-minh-kho-kiem-soat-tin-dung-den-post897828.html