[Funland] Thế hệ trẻ 20 năm sau rồi sẽ thế này?

Niels_Bohr

Xe hơi
Biển số
OF-776171
Ngày cấp bằng
4/5/21
Số km
151
Động cơ
38,681 Mã lực
Đọc bài báo về tình trạng hiện tại tại Trung Quốc, em tự hỏi sau 20 năm nữa Việt Nam sẽ thế này. Bóng dáng Việt Nam giờ khá giống Trung Quốc năm 1990. Cụ nào sang Nhật, Hàn sẽ thấy tình trạng y hệt ở thành phố lớn như Tokyo, Seoul
--------
Trung Quốc :"Sức nặng” bong bóng nhà đất: Thế hệ trẻ nai lưng làm cả đời, không đủ tiền mua nhà, dẫu đi thuê nhà cũng bị giá cao?

Ngày càng nhiều trẻ ở thành phố chỉ có thể thuê nhà dài hạn và không dám mơ đến việc sở hữu nhà.

Trên khắp Trung Quốc, giá nhà cho thuê đang tăng chóng mặt. Chỉ trong năm ngoái, giá thuê ở 55 thành phố lớn đã tăng trung bình 10%. Tại 8 thành phố lớn nhất, giá thuê nhà đã tăng gần 25% so với năm 2020.

Trong đó, thành phố Thành Đô đứng đầu danh sách với mức tăng lên tới 40%. Cư dân tại những đô thị như Bắc Kinh, Thượng Hải cũng chứng kiến mức tăng giá nhà thuê trên 20%.

Cách đây 30 năm, gánh nặng giá nhà thuê cao chủ yếu đặt lên vai người lao động nhập cư từ các vùng nông thôn. Vào những năm 1990, những người trẻ ở thành thị có trình độ học vấn thường chỉ thuê nhà trong thời gian ngắn trước khi tiết kiệm đủ để mua nhà. Còn giờ đây, ngày càng nhiều nhiều trẻ ở thành phố chỉ có thể thuê nhà dài hạn và không dám mơ đến việc sở hữu nhà.

Một cuộc khảo sát gần đây với cư dân tại 10 thành phố lớn ở Trung Quốc của nhà xã hội học Xiang Jun cho thấy người trẻ trong độ tuổi 20 – 30 là nhóm thuê nhà nhiều nhất, chiếm 63% số người ở nhà thuê.

3/4 số người thuê nhà là dân nhập cư, bao gồm một bộ phận đến từ nông thông và một phần chuyển đến từ các thành phố khác. Trong số những người thuê nhà không phải dân địa phương, 61% có bằng đại học hoặc cao hơn. Hay nói cách khác, giới trẻ thuộc tầng lớp "cổ cồn trắng", có trình độ học vấn cao, đang chiếm một phần quan trọng trong thị trường nhà cho thuê tại Trung Quốc.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là bong bóng bất động sản – điều đã đẩy giá nhà đất tăng cao, khiến nhiều người có học vấn và công việc khá ổn cũng khó mua được nhà ở thành phố lớn. Chỉ 10 năm trước, người trẻ ở Trung Quốc vẫn có khả năng mua nhà ở Thâm Quyến, Thượng Hải bằng hình thức thế chấp, miễn là có sự hỗ trợ của cha mẹ.

Một căn hộ 90 mét vuông ở ngoại ô Thượng Hải từng có giá 2 triệu nhân dân tệ năm 2010 giờ đây đã tăng lên 7-8 triệu tệ. Do đó, nhiều người trẻ không còn cơ hội mua nhà ở thành phố mình sinh sống ngay cả khi có sự giúp sức của gia đình.

Thực tế phũ phàng đó đã đẩy họ vào cảnh phải thuê nhà dài hạn – điều không chỉ tác động tiêu cực đến tài chính mà còn đến hạnh phúc và quan điểm của họ về công bằng xã hội.

Nghiên cứu do nhóm của Xiang Jun thực hiện cho biết 77% người sở hữu nhà nói rằng họ "hạnh phúc" trong khi chỉ khoảng 50% người đi thuê nhà đưa ra câu trả lời như vậy. Mức độ hài lòng xã hội của người đã có nhà cũng cao hơn người ở nhà thuê.

Giá thuê nhà tăng quá cao đã ảnh hưởng đến sự hài lòng của người trẻ không sở hữu nhà. Ngay cả trước khi giá thuê tăng đột biến vào năm ngoái, tiền thuê nhà cũng đã chiếm tới 1/3 tổng thu nhập của những người có trình độ đại học sống tại thành phố lớn.

Dù thu nhập trung bình của họ có thể ở mức cao hơn người dân địa phương sở hữu nhà, việc chi số tiền đáng kể để thuê nhà đã hạn chế họ trong việc đầu tư vào những thứ như đời sống cá nhân hay chi phí giáo dục cho con cái.

Tuy được hưởng lợi thế về địa vị xã hội và thu nhập nhưng những người trẻ có học vấn cao, sống ở thành thị ở Trung Quốc lại là nhóm có quan điểm khá tiêu cực về công bằng xã hội.

Điều này có lẽ là do họ cảm thấy rằng mặc dù được giáo dục tốt và kiếm nhiều tiền hơn nhiều cư dân và chủ nhà địa phương nhưng họ vẫn không đủ khả năng mua nhà và phải trả tiền thuê nhà cao trong thời gian dài.

Tuy nhiên, nhóm cư dân chịu thiệt thòi nhất là những người thuê nhà không có trình độ học vấn và công việc lương ổn. Họ cũng phải đối mặt với những kỳ thị xã hội cũng như trải qua nhiều bất ổn nhất, cả trong công việc và điều kiện sống.

Theo Gia Vũ sưu tầm_Nguồn: Sixth Tone.
 
Chỉnh sửa cuối:

tung1311 .

Xe container
Biển số
OF-491417
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
5,118
Động cơ
240,021 Mã lực
Tuổi
44
Khi 90% xã hội như vậy thì nó thành bình thường, có vấn đề gì đâu, muốn lo đến đời con đời cháu bền vững thì build ra 1 công ty to to rùi để nó vận hành, đẻ ra tiền từ đó thì ấm no đời đời miễn đủ năng lực.
Còn tích cái nhà với miếng đất thì cũng thọ đc 1-2 thế hệ thôi.
 

Niels_Bohr

Xe hơi
Biển số
OF-776171
Ngày cấp bằng
4/5/21
Số km
151
Động cơ
38,681 Mã lực
Khi 90% xã hội như vậy thì nó thành bình thường, có vấn đề gì đâu, muốn lo đến đời con đời cháu bền vững thì build ra 1 công ty to to rùi để nó vận hành, đẻ ra tiền từ đó thì ấm no đời đời miễn đủ năng lực.
Còn tích cái nhà với miếng đất thì cũng thọ đc 1-2 thế hệ thôi.
Có mở cty thì cũng đc 1-2 đời thôi
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Giờ ở Việt Nam! để mua được nhà với đa số cũng là cả đời rồi :((
 

koala2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-773145
Ngày cấp bằng
3/4/21
Số km
1,490
Động cơ
55,070 Mã lực
Tuổi
43
Cái này ko chỉ ở TQ mà ở Âu Mỹ giờ cũng vậy. Nếu ở thành phố lớn (như Paris, London, New york) thì khả năng sở hữu nhà cũng rất thấp. TQ nếu ra khỏi mấy thành phố lớn thì mua nhà cũng không khó.

Việt Nam thì cũng sẽ như thế, trừ khi có sự thay đổi về cách nền kinh tế vận hành.
 

tung1311 .

Xe container
Biển số
OF-491417
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
5,118
Động cơ
240,021 Mã lực
Tuổi
44
Có mở cty thì cũng đc 1-2 đời thôi
Tùy năng lực thôi cụ vì mỗi thời mỗi khác, mô hình cần thay đổi nên người vận hành cần đủ năng lực để duy trì và định hướng lại còn cụ để lại miếng đất thì đc 1-2 đời cũng chia 5 xẻ 7 hết. Làm gì có cái máy in tiền để mỗi năm đẻ đc thêm đất cho nhiêù đời đâu.
 

anbinhloi

Xe tải
Biển số
OF-708094
Ngày cấp bằng
20/11/19
Số km
288
Động cơ
92,770 Mã lực
Tuổi
34
Kêu nhiều cũng hơi vô lý. Ai sinh ra chả có nhà có đất. Từ bỏ làng quê đến đô thị sinh sống với thu nhập cao mà chưa đủ tiền mua nhà thì phải thuê thôi, ko thì về quê cũ ở nhà của gia đình mình mà kiếm công việc gì đó làm cũng được mà. Nhà đất tăng giá thì tăng chung tất cả chứ có riêng mỗi đô thị đâu. Làm gì cũng phải đánh đổi chứ muốn ở quê có đất rộng với vườn cây ao cá để thư giãn lúc nghỉ ngơi, ra thành phố lại muốn có ngay nhà riêng cho mình thì tham lam quá trừ khi gia đình có điều kiện hay là người tài giỏi thực sự. Ở VN nhà đất tăng nhanh nhưng cũng có giai đoạn trầm lắng, nếu chịu khó làm ăn và tiết kiệm thì cơ hội có nhà ở thành phố cũng trong tầm tay thôi mà. Cứ liệu cơm gắp mắm và bằng lòng với những gì mình có là cuộc sống cũng OK rồi.
 

VnUeT

Xe tăng
Biển số
OF-606931
Ngày cấp bằng
3/1/19
Số km
1,242
Động cơ
134,878 Mã lực
Các cụ tư duy hay nhỉ. Nhà thằng bố làm, thằng con sửa đi mà ở, sao phải đi mua mà cứ bán than thế. Đẻ có 1 thôi, lo cái gì. Đẻ dăm đẻ bảy mới lo chứ.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,477
Động cơ
623,300 Mã lực
Thành phố chỉ có thuê nhà cũng có cái hay. Khi cần giải toả quy hoạch lại thì rất nhanh chóng.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,271
Động cơ
287,148 Mã lực
Nhà nào cũng cố đẻ 2 - 3 thậm chí 4, cung thì có hạn xong lại gào lên kêu nhà đất đắt.
Thế giới chắc 90% các nước để mua nhà đều cần thời gian rất lâu, 20 - 30 thậm chí ở Nhật và Úc h còn offer khoản vay mua nhà đến 40 - 50 năm rồi. Chưa kể lại 1 nước như ở VN, 100 triệu dân với diện tích bé xíu. Còn các bác muốn sở hữu nhà thì chịu khó đi xa ra ngoài thành phố rồi hàng ngày đi vào.
 

Yeuphunu

Xe điện
Biển số
OF-18311
Ngày cấp bằng
7/7/08
Số km
3,326
Động cơ
521,652 Mã lực
Nơi ở
Y như cũ
Một điêuc tích cực là giá thuê nhà cao, giá bdss cao sẽ có sự đồng đều hơn ở các thành phố phát triển.
 

levinh05

Xe container
Biển số
OF-36603
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
5,083
Động cơ
509,631 Mã lực
Nơi ở
Moon
Khi 90% xã hội như vậy thì nó thành bình thường, có vấn đề gì đâu, muốn lo đến đời con đời cháu bền vững thì build ra 1 công ty to to rùi để nó vận hành, đẻ ra tiền từ đó thì ấm no đời đời miễn đủ năng lực.
Còn tích cái nhà với miếng đất thì cũng thọ đc 1-2 thế hệ thôi.
Chuẩn cụ, giữa việc cho miếng cơm và cho cần câu cơm thì Billgates chọn vế 2 đới.
 
Biển số
OF-793941
Ngày cấp bằng
17/10/21
Số km
578
Động cơ
28,643 Mã lực
Tuổi
34
Ở Nhật còn đánh thuế thừa kế lên đến 55%. Một gia đình hào gia chỉ cần sau 3 đời thừa kế đã trở thành bình thường rồi. VN mình còn tốt chán. Bố mẹ cố gắng kiếm mảnh đất làm nhà sau để lại cho con chẳng mất gì.
 

chichbong08

Xe buýt
Biển số
OF-631891
Ngày cấp bằng
13/4/19
Số km
877
Động cơ
125,485 Mã lực
Châu Á đi sau nên chưa quen thôi, chứ việc ở nhà thuê lâu dài rồi sẽ bình thường như cân đường hộp sữa. Còn nhà mình thì đất quê bạt ngàn, bọn trẻ di cư đến HN với SG thì dần quen với việc thuê nhà, dành tiền đầu tư vào bản thân và con cái, ăn chơi cho sướng, chứ nghĩ đến mua đất cát làm gì nhiều. Em thấy ở HN không hiếm di dân thợ xây, buôn bán vặt, sêu, cúng bói, tẩm quất, bán cơm vỉa hè, xe ôm đa năng, nhân viên lăng xăng... mua được nhà cửa ở tuổi loanh quanh 40. Chuyện này ở Tokyo, Seoul, Đài Bắc em chưa chứng kiến. Còn ở London, Los, New York thì gần như là chuyện không tưởng. Nhân viên cổ cồn của bọn nó hầu hết ở nhà thuê lâu dài, hoặc mua chung cư xa tít trả góp mấy chục năm mới xong. Đứa nào tài năng hơn thì ra tít ngoại ô hay vệ tinh mua nhà cách trung tâm cả giờ đi tàu. Đông nghịt các cô chú với cái bằng cử nhân kinh doanh, tài chính ngân hàng, bđs, luật... gần như chẳng có năng lực gì ngoài chém gió, môi giới, buôn bán vặt với chân chạy lăng xăng hoặc công chức quèn mà đòi mua nhà HN, SG trong vòng mươi mười lăm năm sau tốt nghiệp thì cũng hơi quá.
 

Niels_Bohr

Xe hơi
Biển số
OF-776171
Ngày cấp bằng
4/5/21
Số km
151
Động cơ
38,681 Mã lực
Chuẩn cụ, giữa việc cho miếng cơm và cho cần câu cơm thì Billgates chọn vế 2 đới.
Em cũng nghĩ giống cụ. Tuy nhiên đọc cụ sẽ thấy dù có trình độ, địa vị nhưng ko mua đc nhà và k hài lòng. Tức là có cần cầu vẫn k mua đx nhà @@
-----
Giá thuê nhà tăng quá cao đã ảnh hưởng đến sự hài lòng của người trẻ không sở hữu nhà. Ngay cả trước khi giá thuê tăng đột biến vào năm ngoái, tiền thuê nhà cũng đã chiếm tới 1/3 tổng thu nhập của những người có trình độ đại học sống tại thành phố lớn.

Dù thu nhập trung bình của họ có thể ở mức cao hơn người dân địa phương sở hữu nhà, việc chi số tiền đáng kể để thuê nhà đã hạn chế họ trong việc đầu tư vào những thứ như đời sống cá nhân hay chi phí giáo dục cho con cái.

Tuy được hưởng lợi thế về địa vị xã hội và thu nhập nhưng những người trẻ có học vấn cao, sống ở thành thị ở Trung Quốc lại là nhóm có quan điểm khá tiêu cực về công bằng xã hội.
 

Niels_Bohr

Xe hơi
Biển số
OF-776171
Ngày cấp bằng
4/5/21
Số km
151
Động cơ
38,681 Mã lực
Châu Á đi sau nên chưa quen thôi, chứ việc ở nhà thuê lâu dài rồi sẽ bình thường như cân đường hộp sữa. Còn nhà mình thì đất quê bạt ngàn, bọn trẻ di cư đến HN với SG thì dần quen với việc thuê nhà, dành tiền đầu tư vào bản thân và con cái, ăn chơi cho sướng, chứ nghĩ đến mua đất cát làm gì nhiều. Em thấy ở HN không hiếm di dân thợ xây, buôn bán vặt, sêu, cúng bói, tẩm quất, bán cơm vỉa hè, xe ôm đa năng, nhân viên lăng xăng... mua được nhà cửa ở tuổi loanh quanh 40. Chuyện này ở Tokyo, Seoul, Đài Bắc em chưa chứng kiến. Còn ở London, Los, New York thì gần như là chuyện không tưởng. Nhân viên cổ cồn của bọn nó hầu hết ở nhà thuê lâu dài, hoặc mua chung cư xa tít trả góp mấy chục năm mới xong. Đứa nào tài năng hơn thì ra tít ngoại ô hay vệ tinh mua nhà cách trung tâm cả giờ đi tàu. Đông nghịt các cô chú với cái bằng cử nhân kinh doanh, tài chính ngân hàng, bđs, luật... gần như chẳng có năng lực gì ngoài chém gió, môi giới, buôn bán vặt với chân chạy lăng xăng hoặc công chức quèn mà đòi mua nhà HN, SG trong vòng mươi mười lăm năm sau tốt nghiệp thì cũng hơi quá.
Em đi Nhật, Hàn, Sing rồi em nhận thấy đúng như cụ nói. Bạn em ở Bắc Âu du học về cũng bảo k mua nhà. Nhưng khác bên bển, ở Việt Nam có một thực tế khi đi thuê là

1)Giá đất tăng nên hàng năm giá thuê tăng rất ác. Lắm lúc bực bội với chủ nhà mỗi năm.

2)Thuê đc 1 thời gian, chủ nhà bán. Lại 1 vòng đi thuê -> dọn đồ -> di chuyển -> nơi mới. Nó tạo ra cảm giác ko an cư.

Đó là chênh lệch lớn nhất và vấn đề lớn nhất khi thuê nhà tại VN.
 

bing-bing

Xe tăng
Biển số
OF-55529
Ngày cấp bằng
22/1/10
Số km
1,043
Động cơ
448,126 Mã lực
Để đảm bảo cho mọi người có nhà là vô lý.

Xã hội có 1 thằng giàu ắt fai có 10 thằng nghèo. Quy luật nó thế rồi. Làm gì có cái gọi là thịnh vượng chung.

Giờ làm công ăn lương muốn có nhà thành phố thì cơ bản phải xác định:
- cả 2 vợ chồng cùng đóng góp
- có vay ngân hàng dài hạn
- có sự giúp đỡ ba mẹ 2 bên
 

gunner2801

Xe tải
Biển số
OF-100157
Ngày cấp bằng
15/6/11
Số km
419
Động cơ
402,174 Mã lực
Muốn kinh tế phát triển như Nhật, Hàn, Sing ... nhg giá nhà lại muốn rẻ?
Thay vì trông chờ chính sách của Nhà nước thì sao k điều chỉnh cách sống: chọn thuê nhà thay vì mua, đi ra xa trung tâm
 

Alisoma

Xe buýt
Biển số
OF-736039
Ngày cấp bằng
15/7/20
Số km
575
Động cơ
77,007 Mã lực
Người nở ra chứ đất có nở ra đâu. Từ muôn đời nay, đất luôn là tài sản dành cho người giàu. Thế hệ sau nếu không có sự hỗ trợ của thế hệ này thì làm công ăn lương làng nhàng xác định khỏi nghĩ đến chuyện có đất, chỉ mua được chung cư và trả góp trong 20 năm thôi.
Tài sản mang tính hữu hạn mà ai cũng muốn có thì chỉ dành cho một số lượng người nhất định.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top