- Biển số
- OF-776171
- Ngày cấp bằng
- 4/5/21
- Số km
- 159
- Động cơ
- 38,778 Mã lực
Đọc bài báo về tình trạng hiện tại tại Trung Quốc, em tự hỏi sau 20 năm nữa Việt Nam sẽ thế này. Bóng dáng Việt Nam giờ khá giống Trung Quốc năm 1990. Cụ nào sang Nhật, Hàn sẽ thấy tình trạng y hệt ở thành phố lớn như Tokyo, Seoul
--------
Trung Quốc :"Sức nặng” bong bóng nhà đất: Thế hệ trẻ nai lưng làm cả đời, không đủ tiền mua nhà, dẫu đi thuê nhà cũng bị giá cao?
Ngày càng nhiều trẻ ở thành phố chỉ có thể thuê nhà dài hạn và không dám mơ đến việc sở hữu nhà.
Trên khắp Trung Quốc, giá nhà cho thuê đang tăng chóng mặt. Chỉ trong năm ngoái, giá thuê ở 55 thành phố lớn đã tăng trung bình 10%. Tại 8 thành phố lớn nhất, giá thuê nhà đã tăng gần 25% so với năm 2020.
Trong đó, thành phố Thành Đô đứng đầu danh sách với mức tăng lên tới 40%. Cư dân tại những đô thị như Bắc Kinh, Thượng Hải cũng chứng kiến mức tăng giá nhà thuê trên 20%.
Cách đây 30 năm, gánh nặng giá nhà thuê cao chủ yếu đặt lên vai người lao động nhập cư từ các vùng nông thôn. Vào những năm 1990, những người trẻ ở thành thị có trình độ học vấn thường chỉ thuê nhà trong thời gian ngắn trước khi tiết kiệm đủ để mua nhà. Còn giờ đây, ngày càng nhiều nhiều trẻ ở thành phố chỉ có thể thuê nhà dài hạn và không dám mơ đến việc sở hữu nhà.
Một cuộc khảo sát gần đây với cư dân tại 10 thành phố lớn ở Trung Quốc của nhà xã hội học Xiang Jun cho thấy người trẻ trong độ tuổi 20 – 30 là nhóm thuê nhà nhiều nhất, chiếm 63% số người ở nhà thuê.
3/4 số người thuê nhà là dân nhập cư, bao gồm một bộ phận đến từ nông thông và một phần chuyển đến từ các thành phố khác. Trong số những người thuê nhà không phải dân địa phương, 61% có bằng đại học hoặc cao hơn. Hay nói cách khác, giới trẻ thuộc tầng lớp "cổ cồn trắng", có trình độ học vấn cao, đang chiếm một phần quan trọng trong thị trường nhà cho thuê tại Trung Quốc.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là bong bóng bất động sản – điều đã đẩy giá nhà đất tăng cao, khiến nhiều người có học vấn và công việc khá ổn cũng khó mua được nhà ở thành phố lớn. Chỉ 10 năm trước, người trẻ ở Trung Quốc vẫn có khả năng mua nhà ở Thâm Quyến, Thượng Hải bằng hình thức thế chấp, miễn là có sự hỗ trợ của cha mẹ.
Một căn hộ 90 mét vuông ở ngoại ô Thượng Hải từng có giá 2 triệu nhân dân tệ năm 2010 giờ đây đã tăng lên 7-8 triệu tệ. Do đó, nhiều người trẻ không còn cơ hội mua nhà ở thành phố mình sinh sống ngay cả khi có sự giúp sức của gia đình.
Thực tế phũ phàng đó đã đẩy họ vào cảnh phải thuê nhà dài hạn – điều không chỉ tác động tiêu cực đến tài chính mà còn đến hạnh phúc và quan điểm của họ về công bằng xã hội.
Nghiên cứu do nhóm của Xiang Jun thực hiện cho biết 77% người sở hữu nhà nói rằng họ "hạnh phúc" trong khi chỉ khoảng 50% người đi thuê nhà đưa ra câu trả lời như vậy. Mức độ hài lòng xã hội của người đã có nhà cũng cao hơn người ở nhà thuê.
Giá thuê nhà tăng quá cao đã ảnh hưởng đến sự hài lòng của người trẻ không sở hữu nhà. Ngay cả trước khi giá thuê tăng đột biến vào năm ngoái, tiền thuê nhà cũng đã chiếm tới 1/3 tổng thu nhập của những người có trình độ đại học sống tại thành phố lớn.
Dù thu nhập trung bình của họ có thể ở mức cao hơn người dân địa phương sở hữu nhà, việc chi số tiền đáng kể để thuê nhà đã hạn chế họ trong việc đầu tư vào những thứ như đời sống cá nhân hay chi phí giáo dục cho con cái.
Tuy được hưởng lợi thế về địa vị xã hội và thu nhập nhưng những người trẻ có học vấn cao, sống ở thành thị ở Trung Quốc lại là nhóm có quan điểm khá tiêu cực về công bằng xã hội.
Điều này có lẽ là do họ cảm thấy rằng mặc dù được giáo dục tốt và kiếm nhiều tiền hơn nhiều cư dân và chủ nhà địa phương nhưng họ vẫn không đủ khả năng mua nhà và phải trả tiền thuê nhà cao trong thời gian dài.
Tuy nhiên, nhóm cư dân chịu thiệt thòi nhất là những người thuê nhà không có trình độ học vấn và công việc lương ổn. Họ cũng phải đối mặt với những kỳ thị xã hội cũng như trải qua nhiều bất ổn nhất, cả trong công việc và điều kiện sống.
Theo Gia Vũ sưu tầm_Nguồn: Sixth Tone.
--------
Trung Quốc :"Sức nặng” bong bóng nhà đất: Thế hệ trẻ nai lưng làm cả đời, không đủ tiền mua nhà, dẫu đi thuê nhà cũng bị giá cao?
Ngày càng nhiều trẻ ở thành phố chỉ có thể thuê nhà dài hạn và không dám mơ đến việc sở hữu nhà.
Trên khắp Trung Quốc, giá nhà cho thuê đang tăng chóng mặt. Chỉ trong năm ngoái, giá thuê ở 55 thành phố lớn đã tăng trung bình 10%. Tại 8 thành phố lớn nhất, giá thuê nhà đã tăng gần 25% so với năm 2020.
Trong đó, thành phố Thành Đô đứng đầu danh sách với mức tăng lên tới 40%. Cư dân tại những đô thị như Bắc Kinh, Thượng Hải cũng chứng kiến mức tăng giá nhà thuê trên 20%.
Cách đây 30 năm, gánh nặng giá nhà thuê cao chủ yếu đặt lên vai người lao động nhập cư từ các vùng nông thôn. Vào những năm 1990, những người trẻ ở thành thị có trình độ học vấn thường chỉ thuê nhà trong thời gian ngắn trước khi tiết kiệm đủ để mua nhà. Còn giờ đây, ngày càng nhiều nhiều trẻ ở thành phố chỉ có thể thuê nhà dài hạn và không dám mơ đến việc sở hữu nhà.
Một cuộc khảo sát gần đây với cư dân tại 10 thành phố lớn ở Trung Quốc của nhà xã hội học Xiang Jun cho thấy người trẻ trong độ tuổi 20 – 30 là nhóm thuê nhà nhiều nhất, chiếm 63% số người ở nhà thuê.
3/4 số người thuê nhà là dân nhập cư, bao gồm một bộ phận đến từ nông thông và một phần chuyển đến từ các thành phố khác. Trong số những người thuê nhà không phải dân địa phương, 61% có bằng đại học hoặc cao hơn. Hay nói cách khác, giới trẻ thuộc tầng lớp "cổ cồn trắng", có trình độ học vấn cao, đang chiếm một phần quan trọng trong thị trường nhà cho thuê tại Trung Quốc.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là bong bóng bất động sản – điều đã đẩy giá nhà đất tăng cao, khiến nhiều người có học vấn và công việc khá ổn cũng khó mua được nhà ở thành phố lớn. Chỉ 10 năm trước, người trẻ ở Trung Quốc vẫn có khả năng mua nhà ở Thâm Quyến, Thượng Hải bằng hình thức thế chấp, miễn là có sự hỗ trợ của cha mẹ.
Một căn hộ 90 mét vuông ở ngoại ô Thượng Hải từng có giá 2 triệu nhân dân tệ năm 2010 giờ đây đã tăng lên 7-8 triệu tệ. Do đó, nhiều người trẻ không còn cơ hội mua nhà ở thành phố mình sinh sống ngay cả khi có sự giúp sức của gia đình.
Thực tế phũ phàng đó đã đẩy họ vào cảnh phải thuê nhà dài hạn – điều không chỉ tác động tiêu cực đến tài chính mà còn đến hạnh phúc và quan điểm của họ về công bằng xã hội.
Nghiên cứu do nhóm của Xiang Jun thực hiện cho biết 77% người sở hữu nhà nói rằng họ "hạnh phúc" trong khi chỉ khoảng 50% người đi thuê nhà đưa ra câu trả lời như vậy. Mức độ hài lòng xã hội của người đã có nhà cũng cao hơn người ở nhà thuê.
Giá thuê nhà tăng quá cao đã ảnh hưởng đến sự hài lòng của người trẻ không sở hữu nhà. Ngay cả trước khi giá thuê tăng đột biến vào năm ngoái, tiền thuê nhà cũng đã chiếm tới 1/3 tổng thu nhập của những người có trình độ đại học sống tại thành phố lớn.
Dù thu nhập trung bình của họ có thể ở mức cao hơn người dân địa phương sở hữu nhà, việc chi số tiền đáng kể để thuê nhà đã hạn chế họ trong việc đầu tư vào những thứ như đời sống cá nhân hay chi phí giáo dục cho con cái.
Tuy được hưởng lợi thế về địa vị xã hội và thu nhập nhưng những người trẻ có học vấn cao, sống ở thành thị ở Trung Quốc lại là nhóm có quan điểm khá tiêu cực về công bằng xã hội.
Điều này có lẽ là do họ cảm thấy rằng mặc dù được giáo dục tốt và kiếm nhiều tiền hơn nhiều cư dân và chủ nhà địa phương nhưng họ vẫn không đủ khả năng mua nhà và phải trả tiền thuê nhà cao trong thời gian dài.
Tuy nhiên, nhóm cư dân chịu thiệt thòi nhất là những người thuê nhà không có trình độ học vấn và công việc lương ổn. Họ cũng phải đối mặt với những kỳ thị xã hội cũng như trải qua nhiều bất ổn nhất, cả trong công việc và điều kiện sống.
Theo Gia Vũ sưu tầm_Nguồn: Sixth Tone.
Chỉnh sửa cuối: