Em post lại 1 bài trên FB của Mr Lê Công Định, một người phía bên kia, đã từng đi tù, đã từng có vợ là một trong nhưng hoa hậu đẹp nhất của VN ta. (người thường xuyên ca ngợi hệ thống luật phương Tây). Hehe vậy mà anh post bài này chỉ rõ tính 2 mặt của hệ thống luật Hoa Kỳ.
Lê Công Định
Mỹ bác bỏ quy chế kinh tế thị trường dành cho Việt Nam
Bản tin Reuter hôm nay đưa tin: "Today, the U.S. Department of Commerce (Commerce) announced its determination that Vietnam will continue to be classified as a non-market economy (NME) country for purposes of calculating U.S. antidumping duties (ADs) on imports from Vietnam," the department said in a statement. "This finding means that the methodology used in calculating U.S. antidumping duties on imports from Vietnam remains the same," it said."
"Hôm nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố quyết định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục được phân loại là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường (NME) để tính thuế chống bán phá giá (AD) của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam,” Bộ Thương mại nói trong một tuyên bố. "Kết luận này có nghĩa là phương pháp được sử dụng để tính thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn giữ nguyên”, cơ quan này cho biết." Như vậy, hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục bị gây khó dễ bởi chính quyền Mỹ dưới áp lực của các hiệp hội và nhà sản xuất nội địa Hoa Kỳ. Trong một bài viết gần đây, tôi đã nêu rõ quy chế nền kinh tế phi thị trường (NME) thực chất là một biện pháp bảo hộ mậu dịch trá hình của các nước lớn dưới danh nghĩa luật pháp. Những lời hô hào đao to búa lớn về tự do hóa thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thật ra chỉ phục vụ lợi ích thương mại của các nước lớn trong quan hệ mậu dịch với các nước đang phát triển. Bộ Thương mại Mỹ vẫn đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá và nhận định một nền kinh tế là thị trường hay không, như thể mọi quyết định của họ đều dựa trên những luận điểm kinh tế khách quan thuần tuý. Tuy nhiên, đáng buồn là mọi quyết định như thế đều mang nặng màu sắc chính trị. Minh họa điển hình nhất về điều đó là vụ công nhận Kazakhstan là nước có nền kinh tế thị trường. Ai cũng biết Kazakhstan là một nước cộng hòa thuộc Liên Sô trước đây. Trong khi hiện nay Nga không được Mỹ công nhận là nước có nền kinh tế thị trường, thì Kazakhstan lại được công nhận từ năm 2002. Có phải vì nền kinh tế của Kazakhstan "thị trường" hơn Nga chăng? Câu trả lời là KHÔNG.
Tháng 10/2001 Mỹ tấn công Afghanistan để trả đũa vụ al-Qaeda tiến hành một loạt cuộc khủng bố trong lãnh thổ Mỹ. Không quân Mỹ và đồng minh được Kazakhstan cho phép sử dụng các sân bay của nước này để trú đóng và không kích Afghanistan. Sau khi Mỹ và các đồng minh hạ bệ thành công Taliban khỏi vị trí quyền lực, khiến họ không thể cung cấp cho al-Qaeda những cơ sở hoạt động an toàn ở Afghanistan, để tưởng thưởng cho sự đóng góp quan trọng của Kazakhstan, tháng 3/2002 Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã trao quy chế kinh tế thị trường cho nước này. Một quyết định vừa chính trị, vừa hài hước, mà tất cả luật sư nào từng tham gia những vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ đều biết rõ. Mỹ mà ... Thím Đuối!