Hài chỗ là các cụ cứ xoáy vào chuyện vay mượn trong khi ai cũng hiểu thực chất báo chí cách mạng!
Nếu cậu lều báo này gặp tôi sẽ viết được bài chất lượng hơn:Lương 9 triệu, vay NH 3 tỷ mua nhà mua xe,hàng tháng phải trả 30m nên thường xuyên phải vay xã hội đỏ, đen và cả thâm thâm nhọ nhọ để trả!
Không đánh giá và phán xét, tôi xin cung cấp cái nhìn của người trong cuộc về giáo dục 30 năm qua các kỳ thi.
Cho đến lúc tôi ra trường, đi làm, chi phí duy nhất tôi bỏ ra là gói mì chính 0,45kg cám ơn thày giáo hướng dẫn đề tài và một bữa ăn mời mấy ông ở phòng TCCB tại quán thịt chó bình dân hôm đến nộp hồ sơ!Giữ đầy ắp những kỷ niệm về thời ôn thi tốt nghiệp cấp 2 thày hiệu trưởng và mấy thày chủ nhiệm lớp 7 đêm đến đi khắp làng lùa lũ chúng tôi như vịt đến trường để dạy ôn tốt nghiệp (miễn phí). Thày dạy 12 (chúng tôi được đặc cách bỏ qua lớp 8,9)năn nỉ chúng tôi tuần bỏ ra 2 buổi chiều đến thày dạy ôn thi tốt nghiệp (miễn phí, tất nhiên)!
Chúng tôi vào tới ĐH và ra trường mà hầu như chưa có khái niệm quay cóp trong đầu. Những năm đầu đi coi thi tốt nghiệp thanh thản lắm, đúng theo quy chế ngồi từ 90 đến 150 phút tuy dài nhưng mỏi thì đi vệ sinh hay ra ngoài hút thuốc uống nước,cũng nhẹ nhàng thôi. Học sinh chỉ có 60-70% học tiếp cấp 3, mỗi năm lưu ban vài đứa rồi và tốt nghiệp trượt 10-15% được coi là bình thường.
Thế rồi đề thi đại học ngày càng xa chương trình phổ thông, khoảng cách giàu nghèo giữa thành phố và nông thôn ngày càng rộng thì nhu cầu đi học và thoát luỹ tre làng ngày càng cấp thiết nên dạy thêm học thêm bắt đầu phát triển, phụ huynh và học sinh bắt đầu sợ lưu ban, sợ trượt tốt nghiệp.Và đến lúc này thì đến 100% học sinh học hết lớp 9 đều có nhu cầu và đều học cấp 3 với hàng loạt loại hình mới như bán công,dân lập nở rộ làm chất lượng đầu vào cũng như chất lượng gảing dạy và học tập xuống cấp nhanh chóng.Những năm đầu khi nghe thày cô phản ảnh con học kém phụ huynh nói cho cháu học vài năm lớn thêm rồi về giúp làm vườn thì lúc đó đã nói các thày cô giúp cháu, nếu ko đi đâu được thì sẽ cho cháu vào sư phạm (nhiều năm cao đẳng thiếu chỉ tiêu) !
Sự việc bắt đầu từ những trường vùng sâu vùng xa , vốn từ trước vẫn được ưu ái vì khu dân trí thấp, thày trò gian khổ, điều kiện học kém.Học sinh ở đó vẫn thường được "ưu tiên"làm lơ khi trao đổi hay sử dụng tài liệu. Nhưng lúc đó đã xuất hiện máy photocoppy nên bắt đầu có trường lén lút đưa bài giải cho học trò, khi bị phát hiện bắt đầu màn kể khổ và xin xỏ. Những lý do rất thuyết phục như các em ko thể thi nổi bất kỳ ĐH nào, rồi các em sẽ về làm việc nơi ko ai nơi khác thèm đến...vvv.Và rồi trong vài năm liền, các trường yếu nhất, khó khăn nhất là những trường tỷ lệ đỗ cao nhất . Trong bối cảnh bệnh thành tích càng ngày càng phát triển thì phong trào giải bài cho học trò lan nhanh chóng mặt.
Trường yếu kém sẽ cho một đội gv các môn thi nghỉ ốm hay sinh con để ở nhà giải bài còn các trường khá hơn sẽ phân công 3 hs giỏi môn đó, khi có đề các em nhanh chóng giải 1 câu mình được phân công ( câu 1,2 hay 3)và chuyển ra ngoài cho các thày, những câu đó được photo ngay và chuyển cho hs.
(tôi bận rồi, mai viết tiếp ạ)