[Funland] Thầy cô giáo là nghề thanh cao, sao lại đến nông nỗi này?

ugc

Xe buýt
Biển số
OF-561931
Ngày cấp bằng
1/4/18
Số km
528
Động cơ
152,660 Mã lực
Xã hội thay đổi, quan niệm đạo đức thay đổi cũng là bình thường, nghề giáo giờ cũng chỉ là cái nghề để kiếm ăn thôi.

Thứ nhất, người xưa trọng cái nghề này vì xã hội xưa toàn dân mù chữ, không tôn ông đồ lên thì biết học ai, nên mới phải "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Thứ hai, thời xưa nghèo, nhiều khi không đủ tiền đóng học phí, thầy thương thì cho học, nên trò lấy tôn kính để đền đáp thầy. Cuối cùng, các ông đồ hồi đó cũng là tinh hoa của xã hôi, kiểu vạn người có một nên được trọng cũng là dễ hiểu.

Bây giờ giáo viên ra trường thất nghiệp đầy, học giỏi thì cũng ít người chọn sư phạm. Con người thời nay tiếp xúc đủ các nguồn thông tin, học từ thầy không còn là nguồn duy nhất. Học phí thì đóng đủ (bao gồm tiền thuế cho nhà nước, để rồi phân bổ cho ngành giáo dục). Vậy chẳng có lí do gì phải coi nghề giáo thời nay là cao quí.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Nghề Giáo lương thấp -> Ít người muốn vào Nghề -> Điểm thi đầu vào thấp -> Chất lượng giáo viên (Ngành Giáo dục) thấp -> Chất lượng học sinh thấp -> Trình độ dân trí, văn hóa của Xã hội thấp -> Coi thường Nghề Giáo ...
 

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,350 Mã lực
Nó giống như cụ cãi nhau với gấu thôi làm gì có đúng có sai? Bên nào chả có lý có lẽ của bên đấy. Phụ huynh có lý của phụ huynh, giáo viên có lý của giáo viên, ko bên nào nhường bên nào. Và cứ như thế chỉ có con trẻ ở giữa là bị thiệt. Thiệt từ nhân cách đến trình độ học vấn. Em hơi thô tí nhưng em nói thật, "quân tử trả thù 10 năm chưa muộn", "có oán báo oán", ăn miếng trả miếng là cách hành xử còn rớt lại của thú vật, ko phải của con người.
Muốn thay đổi tình trạng này, cả 2 bên đều phải nhận sai, hoặc ít nhất 1 bên nhận sai trước. Còn nếu ai cũng bảo vệ cái tôi của mình thì chỉ trẻ con là thiệt. Như này là đã thiệt cả mấy thế hệ biến các cháu thành bố láo ăn cắp cái lứa 9x 0x rồi.

Kể cả là toàn dân đi ăn cắp, cũng ko có nghĩa là mình được phép đi ăn cắp thưa cụ. Muốn con trẻ của mình ko bao biện đổ lỗi, thì người lớn phải làm gương trước đã. Từng chút từng chút nắn nót nhân cách cho bản thân trước đã cụ ạ.
Mợ viết dài mà ko ăn nhập gì với còm của em cả. :P
 

moonlife

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
8,710
Động cơ
367,698 Mã lực
Xã hội thay đổi, quan niệm đạo đức thay đổi cũng là bình thường, nghề giáo giờ cũng chỉ là cái nghề để kiếm ăn thôi.

Thứ nhất, người xưa trọng cái nghề này vì xã hội xưa toàn dân mù chữ, không tôn ông đồ lên thì biết học ai, nên mới phải "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Thứ hai, thời xưa nghèo, nhiều khi không đủ tiền đóng học phí, thầy thương thì cho học, nên trò lấy tôn kính để đền đáp thầy. Cuối cùng, các ông đồ hồi đó cũng là tinh hoa của xã hôi, kiểu vạn người có một nên được trọng cũng là dễ hiểu.

Bây giờ giáo viên ra trường thất nghiệp đầy, học giỏi thì cũng ít người chọn sư phạm. Con người thời nay tiếp xúc đủ các nguồn thông tin, học từ thầy không còn là nguồn duy nhất. Học phí thì đóng đủ (bao gồm tiền thuế cho nhà nước, để rồi phân bổ cho ngành giáo dục). Vậy chẳng có lí do gì phải coi nghề giáo thời nay là cao quí.
Quả avatar của cụ biểu cảm vãi :D Ava với nội dung khớp nhau rồi em ko cãi được :D
 

moonlife

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
8,710
Động cơ
367,698 Mã lực
Mợ viết dài mà ko ăn nhập gì với còm của em cả. :P
Nếu cụ ko nhận ra thì cũng ko nên quan tâm còm của e làm gì :D Những vấn đề về đạo đức con người thường thường em tránh nói thẳng gây mất lòng nhau cụ ạ :)
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,869
Động cơ
400,663 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Nghề nào thì cũng có bóc bánh mới được trả tiền, cứ huyễn hoặc mình là "thanh cao" cho lắm, nên hành nghề mà thái độ như thánh tướng, mới ra lắm sự oái oăm.

Trước hết, đội ngũ đứng bục giảng hãy coi giáo viên là 1 nghề đã, và làm cho tốt để mà giữ chân khách hàng!

Đúng tim gan em luôn nên em quăng lên đây chờ gạch đá các cụ.
===
Thầy cô giáo là nghề thanh cao, sao lại đến nông nỗi này?
09/03/2018 08:53 GMT+7
TTO - 'Hôm nay cha mẹ bắt cô giáo quỳ, học sinh bóp cổ cô trên bục giảng… rồi tiếp theo đó ngày mai còn điều gì xảy ra nữa?'. Câu hỏi nhói lòng này được bạn đọc Phan Tuyết - cũng là một nhà giáo lâu năm gửi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.

Dư luận chưa kịp lắng xuống vì chuyện phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ thì mới đây một học sinh lớp 8 Trường THCS Tân Thạnh đã bóp cổ cô giáo ngay trong giờ học chỉ vì bênh một bạn nữ làm việc riêng trong giờ học khi bị cô giáo nhắc nhở.

"Giáo viên chúng tôi thấy chẳng có gì bất ngờ trước các vụ việc đau lòng vừa xảy ra trong môi trường giáo dục. Đó là hậu quả tất yếu của việc đề cao "giáo dục tự sướng" và xã hội luôn xem người học là "thượng đế" còn thầy cô như một công cụ để họ điều hành, sai khiến".

Phan Tuyết

Nói điều này ra quả là đau xót nhưng đó là sự thật đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong môi trường giáo dục. Thầy cô đang bị sức ép quá lớn từ nhiều phía. Lo chất lượng học sinh, lo đối phó với các chỉ tiêu thi đua áp xuống, lo học sinh quậy phá, vô lễ, lo phụ huynh bắt ne bắt nẹt đủ điều.

Người thầy bị bủa vây bởi nhiều vòng ‘kìm kẹp" như thế nhưng lại bị tước đoạt hết tất cả quyền hành như người lính xung trận mà trong tay không một tấc sắt.

Thầy cô phải dạy như thế nào trong khi học sinh của mình toàn "cục cưng"? toàn "ông hoàng bà chúa", toàn "con cầu con khẩn"?



Trò hư giáo viên không dám nạt, trò phạm lỗi không dám phạt. Trò vô lễ, quậy phá không dám kỷ luật… Giáo viên chỉ được quyền khen học sinh, chỉ được nói lời nhẹ nhàng âu yếm.

Trong khi gia đình đẩy con vào trường là xong trách nhiệm. Mối liên hệ giữa giáo dục nhà trường với gia đình hầu như đã bị cắt đứt.

Thầy cô liên hệ gia đình khi trò học yếu "con tôi có ngu mới gửi đi học. Nếu nó học giỏi rồi thì cần gì nữa". Trò vô lễ "có thế mới nhờ nhà trường dạy. Gọi mắng vốn hoài".

Đã thế, không ít phụ huynh luôn dặn dò con cái mỗi khi đến trường "thầy cô mà đánh phải về mách mẹ nghe chưa?".

Đón con ngoài cổng hay con học về đến nhà thay vì hỏi "hôm nay con học được những gì? Hay hôm nay ở trường có gì vui không?", khá nhiều ba mẹ lại hỏi rằng "cô (thầy) hôm nay có đánh con không?".

Họ sẵn sàng nổi giận đùng đùng băm bổ lên trường để hỏi tội cái kẻ "dám cả gan động đến con ông bà". Trước hàng trăm cặp mắt của học sinh, những lời sỉ vả, chửi bới của phụ huynh cứ vang lên chát chúa.

Họ sẵn sàng vung tay vung chân, cầm cây cầm gậy quật vào người, cầm nón bảo hiểm quật vào đầu, cầm dép ném vào mặt thầy cô khi không vừa lòng.

Trẻ tới trường đã có người "chống lưng", có "tấm bình phong" bảo trợ còn biết sợ ai? Chúng cũng sẵn sàng nổi nóng, chửi bới lại thầy cô khi bị nhắc nhở, khi không vừa lòng…

Thế nhưng cô thầy chỉ cần lên tiếng răn dạy nghiêm khắc đã bị phạm vào tội "xúc phạm nhân phẩm" người học. Thầy cô chỉ cần thiếu kiềm chế một chút mà phạt vài roi vào mông hay vào tay đã bị quy kết "bạo hành thân thể".

Những người phụ huynh ấy sẽ "xù lông" như gà mẹ bảo vệ đàn con trước mối hiểm nguy. Hỏi như thế thì sao thầy cô có thể dạy được? Hỏi sao trẻ có thể nghe lời giáo viên? Hỏi sao học sinh bây giờ sao không ngoan bằng ngày trước?

Một chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: "Giáo dục có thể không áp dụng bất kỳ hình thức xử phạt nào hay sao? Chỉ dựa vào việc hô hào, cổ vũ là có thể hoàn thành giáo dục được chăng?".

Rồi ông dẫn chứng: "Nói trắng ra là các giáo viên tại Anh có quyền kỷ luật những học sinh vi phạm kỷ luật bằng hình thức đánh. Tôi cũng thường nghe người ta ca ngợi về nền giáo dục của Singapore. Nhưng dường như họ quên rằng đất nước ấy không phải vẫn thường treo một cây thước ở tường sau đấy ư? Tôi còn nghe nói, trẻ em ở đó nếu không nghe lời, theo quy định sẽ bị đánh ba thước, và chỉ được phép đánh vào lòng bàn tay chứ không được đụng đến lưng bàn tay".

Có lẽ vì thế mà nền giáo dục của Anh, của Singapore luôn nằm tốp đầu thế giới. Còn giáo dục của chúng ta ngày càng lụi tàn đến mức không thể tưởng tượng nổi. Hôm nay, cha mẹ bắt cô giáo quỳ, học sinh bóp cổ cô trên bục giảng… rồi tiếp theo đó ngày mai còn điều gì xảy ra nữa?
===
https://tuoitre.vn/thay-co-giao-la-nghe-thanh-cao-sao-lai-den-nong-noi-nay-20180308175828088.htm
 

ngotrantrung

Xe tải
Biển số
OF-8335
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
307
Động cơ
539,550 Mã lực
nghề giáo là cao quý nhất trong các nghề cao quý. sao lại vậy cơ chớ
 

ugc

Xe buýt
Biển số
OF-561931
Ngày cấp bằng
1/4/18
Số km
528
Động cơ
152,660 Mã lực
Quả avatar của cụ biểu cảm vãi :D Ava với nội dung khớp nhau rồi em ko cãi được :D
Cụ lập luận ngụy biện vậy là đủ biết trình cụ còi rồi.
Em hài hước nên lấy avatar đó thôi, em đoán em mà lấy avatar bác Hồ chắc cụ lạy sống em quá.
Cụ không có cái lí luận nào thì lánh đi cho nước nó trong.
 

laixeboxit

Xe điện
Biển số
OF-157716
Ngày cấp bằng
21/9/12
Số km
3,589
Động cơ
2,864,578 Mã lực
Nghề Giáo lương thấp -> Ít người muốn vào Nghề -> Điểm thi đầu vào thấp -> Chất lượng giáo viên (Ngành Giáo dục) thấp -> Chất lượng học sinh thấp -> Trình độ dân trí, văn hóa của Xã hội thấp -> Coi thường Nghề Giáo ...
Đúng nguyện vọng của đỉnh cao: Dân ngu dễ trị.
 

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,350 Mã lực
Nếu cụ ko nhận ra thì cũng ko nên quan tâm còm của e làm gì :D Những vấn đề về đạo đức con người thường thường em tránh nói thẳng gây mất lòng nhau cụ ạ :)
Cụ quote bài em rồi viết dài ngoẵng,
Phụ huynh học sinh có con học ở đó nhưng vợ/chồng họ làm ngành khác ko phải gv, họ sai ở đâu mà mợ nói họ phải nhận ra cái sai của họ?
 

Tít Hóng Hớt

Xe tải
Biển số
OF-555707
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
364
Động cơ
155,590 Mã lực
Tuổi
32
Toàn lời bao biện, bản thân em ngồi trên ghế nhà trường nhiều thầy cô k bao giờ dùng chân tay, làm gì quá, đôi lúc nóng có quát tháo hơi quá nhưng k hẳn quá nặng nề. Đâu cứ là giáo viên thì muốn làm gì thì làm, cần bổ sung luật bảo vệ cả quyền cho học sinh !
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,871
Động cơ
525,669 Mã lực
Đúng tim gan em luôn nên em quăng lên đây chờ gạch đá các cụ.
===
Thầy cô giáo là nghề thanh cao, sao lại đến nông nỗi này?
09/03/2018 08:53 GMT+7
TTO - 'Hôm nay cha mẹ bắt cô giáo quỳ, học sinh bóp cổ cô trên bục giảng… rồi tiếp theo đó ngày mai còn điều gì xảy ra nữa?'. Câu hỏi nhói lòng này được bạn đọc Phan Tuyết - cũng là một nhà giáo lâu năm gửi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.

Dư luận chưa kịp lắng xuống vì chuyện phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ thì mới đây một học sinh lớp 8 Trường THCS Tân Thạnh đã bóp cổ cô giáo ngay trong giờ học chỉ vì bênh một bạn nữ làm việc riêng trong giờ học khi bị cô giáo nhắc nhở.

"Giáo viên chúng tôi thấy chẳng có gì bất ngờ trước các vụ việc đau lòng vừa xảy ra trong môi trường giáo dục. Đó là hậu quả tất yếu của việc đề cao "giáo dục tự sướng" và xã hội luôn xem người học là "thượng đế" còn thầy cô như một công cụ để họ điều hành, sai khiến".

Phan Tuyết

Nói điều này ra quả là đau xót nhưng đó là sự thật đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong môi trường giáo dục. Thầy cô đang bị sức ép quá lớn từ nhiều phía. Lo chất lượng học sinh, lo đối phó với các chỉ tiêu thi đua áp xuống, lo học sinh quậy phá, vô lễ, lo phụ huynh bắt ne bắt nẹt đủ điều.

Người thầy bị bủa vây bởi nhiều vòng ‘kìm kẹp" như thế nhưng lại bị tước đoạt hết tất cả quyền hành như người lính xung trận mà trong tay không một tấc sắt.

Thầy cô phải dạy như thế nào trong khi học sinh của mình toàn "cục cưng"? toàn "ông hoàng bà chúa", toàn "con cầu con khẩn"?



Trò hư giáo viên không dám nạt, trò phạm lỗi không dám phạt. Trò vô lễ, quậy phá không dám kỷ luật… Giáo viên chỉ được quyền khen học sinh, chỉ được nói lời nhẹ nhàng âu yếm.

Trong khi gia đình đẩy con vào trường là xong trách nhiệm. Mối liên hệ giữa giáo dục nhà trường với gia đình hầu như đã bị cắt đứt.

Thầy cô liên hệ gia đình khi trò học yếu "con tôi có ngu mới gửi đi học. Nếu nó học giỏi rồi thì cần gì nữa". Trò vô lễ "có thế mới nhờ nhà trường dạy. Gọi mắng vốn hoài".

Đã thế, không ít phụ huynh luôn dặn dò con cái mỗi khi đến trường "thầy cô mà đánh phải về mách mẹ nghe chưa?".

Đón con ngoài cổng hay con học về đến nhà thay vì hỏi "hôm nay con học được những gì? Hay hôm nay ở trường có gì vui không?", khá nhiều ba mẹ lại hỏi rằng "cô (thầy) hôm nay có đánh con không?".

Họ sẵn sàng nổi giận đùng đùng băm bổ lên trường để hỏi tội cái kẻ "dám cả gan động đến con ông bà". Trước hàng trăm cặp mắt của học sinh, những lời sỉ vả, chửi bới của phụ huynh cứ vang lên chát chúa.

Họ sẵn sàng vung tay vung chân, cầm cây cầm gậy quật vào người, cầm nón bảo hiểm quật vào đầu, cầm dép ném vào mặt thầy cô khi không vừa lòng.

Trẻ tới trường đã có người "chống lưng", có "tấm bình phong" bảo trợ còn biết sợ ai? Chúng cũng sẵn sàng nổi nóng, chửi bới lại thầy cô khi bị nhắc nhở, khi không vừa lòng…

Thế nhưng cô thầy chỉ cần lên tiếng răn dạy nghiêm khắc đã bị phạm vào tội "xúc phạm nhân phẩm" người học. Thầy cô chỉ cần thiếu kiềm chế một chút mà phạt vài roi vào mông hay vào tay đã bị quy kết "bạo hành thân thể".

Những người phụ huynh ấy sẽ "xù lông" như gà mẹ bảo vệ đàn con trước mối hiểm nguy. Hỏi như thế thì sao thầy cô có thể dạy được? Hỏi sao trẻ có thể nghe lời giáo viên? Hỏi sao học sinh bây giờ sao không ngoan bằng ngày trước?

Một chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: "Giáo dục có thể không áp dụng bất kỳ hình thức xử phạt nào hay sao? Chỉ dựa vào việc hô hào, cổ vũ là có thể hoàn thành giáo dục được chăng?".

Rồi ông dẫn chứng: "Nói trắng ra là các giáo viên tại Anh có quyền kỷ luật những học sinh vi phạm kỷ luật bằng hình thức đánh. Tôi cũng thường nghe người ta ca ngợi về nền giáo dục của Singapore. Nhưng dường như họ quên rằng đất nước ấy không phải vẫn thường treo một cây thước ở tường sau đấy ư? Tôi còn nghe nói, trẻ em ở đó nếu không nghe lời, theo quy định sẽ bị đánh ba thước, và chỉ được phép đánh vào lòng bàn tay chứ không được đụng đến lưng bàn tay".

Có lẽ vì thế mà nền giáo dục của Anh, của Singapore luôn nằm tốp đầu thế giới. Còn giáo dục của chúng ta ngày càng lụi tàn đến mức không thể tưởng tượng nổi. Hôm nay, cha mẹ bắt cô giáo quỳ, học sinh bóp cổ cô trên bục giảng… rồi tiếp theo đó ngày mai còn điều gì xảy ra nữa?
===
https://tuoitre.vn/thay-co-giao-la-nghe-thanh-cao-sao-lai-den-nong-noi-nay-20180308175828088.htm
Cái chữ "thanh cao" chỉ là cách khéo léo để gia đình và xã hội đẩy hết trách nhiệm giáo dục cho nhà giáo. Gia đình nền nếp, xã hội kỷ cương thượng tôn pháp luật thì sẽ chẳng có nhiều bi kịch giáo dục như vừa rồi.
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,435
Động cơ
1,610,519 Mã lực
Tuổi
46
Đúng roài, cũng chỉ là 1 nghề như bao nghề khác. O nên ngộ nhận đó là 1 thiên chức phỏng a Gang?
Sao lại phỏng em ạ?

Cho đến thời điểm hiện tại, em cảm thấy yên tâm vì:

- Vẫn luôn và mãi mãi dành cho các thầy cô giáo của em sự tôn trọng đúng mực.

- Con em đã và đang được học ở những môi trường và dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo mà em cảm thấy là phù hợp và đáng kính trọng.

Em không coi nghề giáo là một thiên chức, đó là một nghề đáng-được-trân-trọng trong phân công lao động xã hội. Những vụ việc vừa xảy ra theo em nó là con sâu bỏ rầu nồi canh (cả phía thầy cô giáo, cả phía học sinh và PHHS), đừng có nâng nó lên thành tệ nạn.
 

Xander

Xe hơi
Biển số
OF-456844
Ngày cấp bằng
27/9/16
Số km
155
Động cơ
205,866 Mã lực
Nó giống như cụ cãi nhau với gấu thôi làm gì có đúng có sai? Bên nào chả có lý có lẽ của bên đấy. Phụ huynh có lý của phụ huynh, giáo viên có lý của giáo viên, ko bên nào nhường bên nào. Và cứ như thế chỉ có con trẻ ở giữa là bị thiệt. Thiệt từ nhân cách đến trình độ học vấn. Em hơi thô tí nhưng em nói thật, "quân tử trả thù 10 năm chưa muộn", "có oán báo oán", ăn miếng trả miếng là cách hành xử còn rớt lại của thú vật, ko phải của con người.
Muốn thay đổi tình trạng này, cả 2 bên đều phải nhận sai, hoặc ít nhất 1 bên nhận sai trước. Còn nếu ai cũng bảo vệ cái tôi của mình thì chỉ trẻ con là thiệt. Như này là đã thiệt cả mấy thế hệ biến các cháu thành bố láo ăn cắp cái lứa 9x 0x rồi.

Kể cả là toàn dân đi ăn cắp, cũng ko có nghĩa là mình được phép đi ăn cắp thưa cụ. Muốn con trẻ của mình ko bao biện đổ lỗi, thì người lớn phải làm gương trước đã. Từng chút từng chút nắn nót nhân cách cho bản thân trước đã cụ ạ.
Em cũng tán đồng quan điểm của cụ . Việc gì cũng vậy , hãy tìm ra phần thiếu sót của mình trước đã chứ đừng đổ lỗi . “ Tiên trách kỉ...”
 

ugc

Xe buýt
Biển số
OF-561931
Ngày cấp bằng
1/4/18
Số km
528
Động cơ
152,660 Mã lực
Nghề giáo là một dạng nghề có tính giao tiếp cao. Cũng như nghề bán hàng, nghề sửa xe cũng thường phải tiếp xúc với nhiều khách hàng.
Nghề là để sinh sống, người bán bán món hàng cho người mua (món hàng có thể là vật chất hoặc phi vật chất), người mua trao tiền cho người bán hàng. Tóm lại tiền trao cháo múc, không ai nợ ai.
Nhưng điểm đặc biệt ở các nghề cần giao tiếp này là người bán có thể trao "một cách miễn phí và vô hình" cho người mua những thứ người mua không trả tiền. Ví dụ người bán hàng trao nụ cười, người sửa xe đưa lời khuyên tận tình, và người thầy giáo trao sự quan tâm đến học sinh. Những cái có thể coi là thứ bonus, gắn kết con người, nhưng không có tính bắt buộc. Để đáp trả thì người mua cũng có thể cảm ơn, mỉm cười lại, tôn kính người bán, thậm chí có thể vật chất hoá việc đáp trả bằng tặng quà.
Thời xưa nói nghề giáo là cao quí vì người thầy ngoài dạy ra còn có hàng bonus cho học sinh ví dụ sự quan tâm chăm sóc (Cũng chẳng biết, em không tin mấy ông đồ hồi xưa không có ông nào đồng tính, nhiều khi cũng lạm dụng trẻ em mà không bị đưa vào sử sách thôi. ). Ngày nay nếu thầy mà không có bonus (quan tâm trò) thì trò cũng chẳng cần tôn kính làm gì.
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,301
Động cơ
1,602,119 Mã lực

The Beauty

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-445936
Ngày cấp bằng
17/8/16
Số km
1,145
Động cơ
215,920 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Theo em thì rất nhiều thầy cô giáo không đủ trình để làm thầy. Đây là một nghề đặc biệt nên cần những con người đặc biệt. Giỏi chuyên môn chưa đủ. Phải giỏi về tâm lý và có tình yêu thương bao la, hài hước nữa thì càng tốt. Dùng kỷ luật để cho học sinh sợ mà phải học thì không phải là thầy giỏi. Phải làm sao cho học sinh và phụ huynh kính nể mới xứng là thầy. Cũng có nhiều thầy cô không dùng hình thức kỷ luật nào mà giúp đỡ được những học sinh cá biệt trở thành học sinh ngoan. Còn có những thầy cô khắt khe quá, những lỗi nhỏ không ảnh hưởng lớn đến các bạn khác lại vẫn bị phạt, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ
 

Trang Nguyen

Xe container
Biển số
OF-106833
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
5,400
Động cơ
404,992 Mã lực
Sao lại phỏng em ạ?

Cho đến thời điểm hiện tại, em cảm thấy yên tâm vì:

- Vẫn luôn và mãi mãi dành cho các thầy cô giáo của em sự tôn trọng đúng mực.

- Con em đã và đang được học ở những môi trường và dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo mà em cảm thấy là phù hợp và đáng kính trọng.

Em không coi nghề giáo là một thiên chức, đó là một nghề đáng-được-trân-trọng trong phân công lao động xã hội. Những vụ việc vừa xảy ra theo em nó là con sâu bỏ rầu nồi canh (cả phía thầy cô giáo, cả phía học sinh và PHHS), đừng có nâng nó lên thành tệ nạn.
Mời cụ ly rượu. Câu chốt của cụ đúng ý em định nói.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top