- Biển số
- OF-203464
- Ngày cấp bằng
- 24/7/13
- Số km
- 8,710
- Động cơ
- 367,698 Mã lực
Đúng tim gan em luôn nên em quăng lên đây chờ gạch đá các cụ.
===
Thầy cô giáo là nghề thanh cao, sao lại đến nông nỗi này?
09/03/2018 08:53 GMT+7
TTO - 'Hôm nay cha mẹ bắt cô giáo quỳ, học sinh bóp cổ cô trên bục giảng… rồi tiếp theo đó ngày mai còn điều gì xảy ra nữa?'. Câu hỏi nhói lòng này được bạn đọc Phan Tuyết - cũng là một nhà giáo lâu năm gửi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.
Dư luận chưa kịp lắng xuống vì chuyện phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ thì mới đây một học sinh lớp 8 Trường THCS Tân Thạnh đã bóp cổ cô giáo ngay trong giờ học chỉ vì bênh một bạn nữ làm việc riêng trong giờ học khi bị cô giáo nhắc nhở.
"Giáo viên chúng tôi thấy chẳng có gì bất ngờ trước các vụ việc đau lòng vừa xảy ra trong môi trường giáo dục. Đó là hậu quả tất yếu của việc đề cao "giáo dục tự sướng" và xã hội luôn xem người học là "thượng đế" còn thầy cô như một công cụ để họ điều hành, sai khiến".
Phan Tuyết
Nói điều này ra quả là đau xót nhưng đó là sự thật đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong môi trường giáo dục. Thầy cô đang bị sức ép quá lớn từ nhiều phía. Lo chất lượng học sinh, lo đối phó với các chỉ tiêu thi đua áp xuống, lo học sinh quậy phá, vô lễ, lo phụ huynh bắt ne bắt nẹt đủ điều.
Người thầy bị bủa vây bởi nhiều vòng ‘kìm kẹp" như thế nhưng lại bị tước đoạt hết tất cả quyền hành như người lính xung trận mà trong tay không một tấc sắt.
Thầy cô phải dạy như thế nào trong khi học sinh của mình toàn "cục cưng"? toàn "ông hoàng bà chúa", toàn "con cầu con khẩn"?
Trò hư giáo viên không dám nạt, trò phạm lỗi không dám phạt. Trò vô lễ, quậy phá không dám kỷ luật… Giáo viên chỉ được quyền khen học sinh, chỉ được nói lời nhẹ nhàng âu yếm.
Trong khi gia đình đẩy con vào trường là xong trách nhiệm. Mối liên hệ giữa giáo dục nhà trường với gia đình hầu như đã bị cắt đứt.
Thầy cô liên hệ gia đình khi trò học yếu "con tôi có ngu mới gửi đi học. Nếu nó học giỏi rồi thì cần gì nữa". Trò vô lễ "có thế mới nhờ nhà trường dạy. Gọi mắng vốn hoài".
Đã thế, không ít phụ huynh luôn dặn dò con cái mỗi khi đến trường "thầy cô mà đánh phải về mách mẹ nghe chưa?".
Đón con ngoài cổng hay con học về đến nhà thay vì hỏi "hôm nay con học được những gì? Hay hôm nay ở trường có gì vui không?", khá nhiều ba mẹ lại hỏi rằng "cô (thầy) hôm nay có đánh con không?".
Họ sẵn sàng nổi giận đùng đùng băm bổ lên trường để hỏi tội cái kẻ "dám cả gan động đến con ông bà". Trước hàng trăm cặp mắt của học sinh, những lời sỉ vả, chửi bới của phụ huynh cứ vang lên chát chúa.
Họ sẵn sàng vung tay vung chân, cầm cây cầm gậy quật vào người, cầm nón bảo hiểm quật vào đầu, cầm dép ném vào mặt thầy cô khi không vừa lòng.
Trẻ tới trường đã có người "chống lưng", có "tấm bình phong" bảo trợ còn biết sợ ai? Chúng cũng sẵn sàng nổi nóng, chửi bới lại thầy cô khi bị nhắc nhở, khi không vừa lòng…
Thế nhưng cô thầy chỉ cần lên tiếng răn dạy nghiêm khắc đã bị phạm vào tội "xúc phạm nhân phẩm" người học. Thầy cô chỉ cần thiếu kiềm chế một chút mà phạt vài roi vào mông hay vào tay đã bị quy kết "bạo hành thân thể".
Những người phụ huynh ấy sẽ "xù lông" như gà mẹ bảo vệ đàn con trước mối hiểm nguy. Hỏi như thế thì sao thầy cô có thể dạy được? Hỏi sao trẻ có thể nghe lời giáo viên? Hỏi sao học sinh bây giờ sao không ngoan bằng ngày trước?
Một chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: "Giáo dục có thể không áp dụng bất kỳ hình thức xử phạt nào hay sao? Chỉ dựa vào việc hô hào, cổ vũ là có thể hoàn thành giáo dục được chăng?".
Rồi ông dẫn chứng: "Nói trắng ra là các giáo viên tại Anh có quyền kỷ luật những học sinh vi phạm kỷ luật bằng hình thức đánh. Tôi cũng thường nghe người ta ca ngợi về nền giáo dục của Singapore. Nhưng dường như họ quên rằng đất nước ấy không phải vẫn thường treo một cây thước ở tường sau đấy ư? Tôi còn nghe nói, trẻ em ở đó nếu không nghe lời, theo quy định sẽ bị đánh ba thước, và chỉ được phép đánh vào lòng bàn tay chứ không được đụng đến lưng bàn tay".
Có lẽ vì thế mà nền giáo dục của Anh, của Singapore luôn nằm tốp đầu thế giới. Còn giáo dục của chúng ta ngày càng lụi tàn đến mức không thể tưởng tượng nổi. Hôm nay, cha mẹ bắt cô giáo quỳ, học sinh bóp cổ cô trên bục giảng… rồi tiếp theo đó ngày mai còn điều gì xảy ra nữa?
===
https://tuoitre.vn/thay-co-giao-la-nghe-thanh-cao-sao-lai-den-nong-noi-nay-20180308175828088.htm
===
Thầy cô giáo là nghề thanh cao, sao lại đến nông nỗi này?
09/03/2018 08:53 GMT+7
TTO - 'Hôm nay cha mẹ bắt cô giáo quỳ, học sinh bóp cổ cô trên bục giảng… rồi tiếp theo đó ngày mai còn điều gì xảy ra nữa?'. Câu hỏi nhói lòng này được bạn đọc Phan Tuyết - cũng là một nhà giáo lâu năm gửi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.
- Khi cô giáo N. quỳ xuống, ông hiệu trưởng đi đâu?
- Tạm đình chỉ học tập nam sinh bóp cổ cô giáo
- Vụ cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh: Có khởi tố được không?
Dư luận chưa kịp lắng xuống vì chuyện phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ thì mới đây một học sinh lớp 8 Trường THCS Tân Thạnh đã bóp cổ cô giáo ngay trong giờ học chỉ vì bênh một bạn nữ làm việc riêng trong giờ học khi bị cô giáo nhắc nhở.
"Giáo viên chúng tôi thấy chẳng có gì bất ngờ trước các vụ việc đau lòng vừa xảy ra trong môi trường giáo dục. Đó là hậu quả tất yếu của việc đề cao "giáo dục tự sướng" và xã hội luôn xem người học là "thượng đế" còn thầy cô như một công cụ để họ điều hành, sai khiến".
Phan Tuyết
Nói điều này ra quả là đau xót nhưng đó là sự thật đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong môi trường giáo dục. Thầy cô đang bị sức ép quá lớn từ nhiều phía. Lo chất lượng học sinh, lo đối phó với các chỉ tiêu thi đua áp xuống, lo học sinh quậy phá, vô lễ, lo phụ huynh bắt ne bắt nẹt đủ điều.
Người thầy bị bủa vây bởi nhiều vòng ‘kìm kẹp" như thế nhưng lại bị tước đoạt hết tất cả quyền hành như người lính xung trận mà trong tay không một tấc sắt.
Thầy cô phải dạy như thế nào trong khi học sinh của mình toàn "cục cưng"? toàn "ông hoàng bà chúa", toàn "con cầu con khẩn"?
Trò hư giáo viên không dám nạt, trò phạm lỗi không dám phạt. Trò vô lễ, quậy phá không dám kỷ luật… Giáo viên chỉ được quyền khen học sinh, chỉ được nói lời nhẹ nhàng âu yếm.
Trong khi gia đình đẩy con vào trường là xong trách nhiệm. Mối liên hệ giữa giáo dục nhà trường với gia đình hầu như đã bị cắt đứt.
Thầy cô liên hệ gia đình khi trò học yếu "con tôi có ngu mới gửi đi học. Nếu nó học giỏi rồi thì cần gì nữa". Trò vô lễ "có thế mới nhờ nhà trường dạy. Gọi mắng vốn hoài".
Đã thế, không ít phụ huynh luôn dặn dò con cái mỗi khi đến trường "thầy cô mà đánh phải về mách mẹ nghe chưa?".
Đón con ngoài cổng hay con học về đến nhà thay vì hỏi "hôm nay con học được những gì? Hay hôm nay ở trường có gì vui không?", khá nhiều ba mẹ lại hỏi rằng "cô (thầy) hôm nay có đánh con không?".
Họ sẵn sàng nổi giận đùng đùng băm bổ lên trường để hỏi tội cái kẻ "dám cả gan động đến con ông bà". Trước hàng trăm cặp mắt của học sinh, những lời sỉ vả, chửi bới của phụ huynh cứ vang lên chát chúa.
Họ sẵn sàng vung tay vung chân, cầm cây cầm gậy quật vào người, cầm nón bảo hiểm quật vào đầu, cầm dép ném vào mặt thầy cô khi không vừa lòng.
Trẻ tới trường đã có người "chống lưng", có "tấm bình phong" bảo trợ còn biết sợ ai? Chúng cũng sẵn sàng nổi nóng, chửi bới lại thầy cô khi bị nhắc nhở, khi không vừa lòng…
Thế nhưng cô thầy chỉ cần lên tiếng răn dạy nghiêm khắc đã bị phạm vào tội "xúc phạm nhân phẩm" người học. Thầy cô chỉ cần thiếu kiềm chế một chút mà phạt vài roi vào mông hay vào tay đã bị quy kết "bạo hành thân thể".
Những người phụ huynh ấy sẽ "xù lông" như gà mẹ bảo vệ đàn con trước mối hiểm nguy. Hỏi như thế thì sao thầy cô có thể dạy được? Hỏi sao trẻ có thể nghe lời giáo viên? Hỏi sao học sinh bây giờ sao không ngoan bằng ngày trước?
Một chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: "Giáo dục có thể không áp dụng bất kỳ hình thức xử phạt nào hay sao? Chỉ dựa vào việc hô hào, cổ vũ là có thể hoàn thành giáo dục được chăng?".
Rồi ông dẫn chứng: "Nói trắng ra là các giáo viên tại Anh có quyền kỷ luật những học sinh vi phạm kỷ luật bằng hình thức đánh. Tôi cũng thường nghe người ta ca ngợi về nền giáo dục của Singapore. Nhưng dường như họ quên rằng đất nước ấy không phải vẫn thường treo một cây thước ở tường sau đấy ư? Tôi còn nghe nói, trẻ em ở đó nếu không nghe lời, theo quy định sẽ bị đánh ba thước, và chỉ được phép đánh vào lòng bàn tay chứ không được đụng đến lưng bàn tay".
Có lẽ vì thế mà nền giáo dục của Anh, của Singapore luôn nằm tốp đầu thế giới. Còn giáo dục của chúng ta ngày càng lụi tàn đến mức không thể tưởng tượng nổi. Hôm nay, cha mẹ bắt cô giáo quỳ, học sinh bóp cổ cô trên bục giảng… rồi tiếp theo đó ngày mai còn điều gì xảy ra nữa?
===
https://tuoitre.vn/thay-co-giao-la-nghe-thanh-cao-sao-lai-den-nong-noi-nay-20180308175828088.htm