Bugi dùng cho ô tô có nhiều loại tùy theo tiêu chí phân loại:
1. Theo khả năng tản nhiệt của bugi:
- Bugi nóng: SD cho động cơ tỷ số nén thấp và vòng quay trục khủy không cao; xe thường xuyên vận hành ở tốc độ thấp, tải nhẹ, quãng dường ngắn.
- Bugi lạnh: SD cho động cơ tỷ số nén và vòng quay trục khủy cao; xe thường xuyên vận hành ở tốc độ cao, tải nặng, quãng dường dài.
2. Theo chất liệu vật liệu làm điện cực:
- Bugi điện cực đồng/niken: Khe hở giữa các điện cực lớn nên SD điện áp cao để phóng tia lửa; thường xuyên phải chỉnh khe hở giữa các điện cực; điện cực nhanh mòn; ... - Thường SD cho các các động cơ đời cũ (trước 1980).
- Bugi điện cực platin (bạch kim): Khe hở điện cực rộng nên SD điện áp cao để phóng tia lửa; vật liệu có độ trơ cao nên không cần chỉnh khe hở điện cực, tuổi thọ cao gấp đôi bugi điện cực đồng/niken. Bugi điện cực platin có 2 loại là điện cực platin thường (1 cực platin và 1 cực dùng vạt liệu khác - chắc để tiết kiệm chi phí !) và loại điện cực platin kép (cả 2 cực platin).
- Bugi điện cực iridium: Có thể điều chỉnh khe hở điện cực phù hợp với bộ đánh lửa điện áp cao và bộ đánh lửa điện áp thấp; iridium có độ trơ và bền gấp 6 lần platium nên không cần chỉnh khe hở điện cực theo thời gian SD; chu kỳ thay từ 150k - 240k km vận hành. Loại này cũng có 2 loại là điện cực iridium đơn và điện cực iridium kép.
- Bugi điện cực bạc: Điện cực bạc chịu nhiệt tốt nhất nhưng độ bền điện cực không cao nên ít SD cho các động cơ phổ thông/phổ biến.
Như vậy, để chọn dùng bugi nào phải căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật của động cơ (tỷ số nén, vòng quay trục khủy, điện áp thiết kế bộ đánh lửa, ...), đặc điểm vận hành (quãng đường, tốc độ, tải trọng, ... vận hành) và mức độ đầu tư kinh phí (đương nhien là loại nhiều ưu điểm thì giá sẽ cao hơn).
Mặt khác khi lựa chọn bugi còn cần lưu ý đến các vấn đề khác như: Kích thước chân ren; độ dài chân bugi; ... phù hợp với thiết kế động thì mới lắp được.