thao tác đúng với cần số oto

tuxedo89

Đi bộ
Biển số
OF-104771
Ngày cấp bằng
3/7/11
Số km
2
Động cơ
395,920 Mã lực
em đang học lái oto bằng B2, lang thang trên mạng thấy vietbao có bài thao tác đúng với cần số. theo em khi các bác mới học lái xe, bắt đầu đi bãi phẳng thực hiện thao tác lên số và về số thì bài này khá là quan trọng. hi vọng sẽ học thêm được nhiều điều từ các bác :
Một sai lầm phổ biến, đặc biệt khi vào cua, là giữ cần số ở vị trí 0 quá lâu. Nhiều người còn về số 0 lúc xuống dốc, tuy tiết kiệm nhiên liệu, nhưng không an toàn. Khi ngắt truyền động, rất khó kiểm soát tay lái, vì tài xế không chủ động về tốc độ.

Khi xe đang chạy, hãy luôn duy trì tỷ lệ truyền động phù hợp với tốc độ, thao tác chuyển số cần thực hiện nhanh.
Một sai lầm nữa mà ngay cả các giáo viên dạy lái xe cũng thường mắc phải, là để tránh chết máy khi phanh, họ đạp chân côn (cắt ly hợp) trước khi phanh. Thao tác này nguy hiểm vì nó tước đi của lái xe khả năng xử lý tình huống bất ngờ. Thật ra, cần phải làm ngược lại, đầu tiên là phanh, khi xe gần dừng hẳn mới đạp côn, về số 0.
Nên về số thấp để máy khoẻ, tạo gia tốc khi vượt xe cùng chiều hay thực hiện các cơ động khác, rút ngắn thời gian xe ở trong vị thế nguy hiểm (chạy song song xe khác, nằm ngang đường khi quay đầu...). Khi thời tiết xấu làm mặt đường trơn, nên dùng số thấp để máy ghìm xe lại, hỗ trợ phanh. Tất nhiên, khi chuyển số, xe không được lắc, giật.
Khi vượt xe cùng chiều, có thể thực hiện kỹ thuật chuyển số tắt. Chẳng hạn như từ số 3 sang thẳng số 5, khi xe vượt đã bứt lên khỏi phần đầu chiếc cần vượt và động cơ đang có vòng tua lớn. Sẽ phức tạp hơn nếu cần chuyển gấp về số thấp, chẳng hạn như từ số 4 về số 2. Trong trường hợp này, cần rà phanh để tốc độ quay của bánh xe gần tương thích với tốc độ quay ở số 2 của trục truyền động, tránh hư hỏng động cơ và ly hợp. Động tác rà phanh xảy ra vào thời điểm nhả chân côn, lực đạp phụ thuộc vào tốc độ xe khi còn ở số 4.
Thực tế cho thấy nhiều lái xe, thậm chí cả những người có thâm niên, vẫn mắc phải những sai lầm cơ bản khi chuyển số. Thao tác chuẩn xác với cần số là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá trình độ lái xe.
( theo vietbao)
 

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
3,009
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lý thuyết là vậy, chuẩn đấy... nhưng lx số sàn thì ảnh hưởng bởi thói quen khá nhiều!




còn nữa là cần vệ sinh sạch sẽ cần số bằng xà bông sau đó là chất tiệt trùng trong trường hợp một số mợ lái xe quá xa, xa nhà quá nhiều ngày ... hị hị
 

phusy

Xe tải
Biển số
OF-85065
Ngày cấp bằng
13/2/11
Số km
245
Động cơ
287 Mã lực
Một sai lầm nữa mà ngay cả các giáo viên dạy lái xe cũng thường mắc phải, là để tránh chết máy khi phanh, họ đạp chân côn (cắt ly hợp) trước khi phanh. Thao tác này nguy hiểm vì nó tước đi của lái xe khả năng xử lý tình huống bất ngờ. Thật ra, cần phải làm ngược lại, đầu tiên là phanh, khi xe gần dừng hẳn mới đạp côn, về số 0.
Chuẩn ợ
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,717
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một việc rất đơn giản mà nhiều cụ lái xe số tay hay bị mắc là dùng tay số để làm nơi nghỉ tay. Khi để tay nghỉ trên cần số, nó sẽ tạo một lực ấn vào theo một chiều nào đó và có thể làm mòn các bộ phận. Khi sang số xong thì bỏ tay ra khỏi cần. Nếu phải sang liên tục thì ko nên nắm chặt cần số. Như em là chỉ gạt bằng mấy ngòn tay thôi chứ ko bao giờ nắm chặt bằng cả 5 ngón tay cả. Đi đường trường thì bỏ tay lên vô lăng hoặc mua hộp tỳ tay.
 

vnnintel

Xe tải
Biển số
OF-41341
Ngày cấp bằng
22/7/09
Số km
399
Động cơ
470,930 Mã lực
Nơi ở
280 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Một việc rất đơn giản mà nhiều cụ lái xe số tay hay bị mắc là dùng tay số để làm nơi nghỉ tay. Khi để tay nghỉ trên cần số, nó sẽ tạo một lực ấn vào theo một chiều nào đó và có thể làm mòn các bộ phận. Khi sang số xong thì bỏ tay ra khỏi cần. Nếu phải sang liên tục thì ko nên nắm chặt cần số. Như em là chỉ gạt bằng mấy ngòn tay thôi chứ ko bao giờ nắm chặt bằng cả 5 ngón tay cả. Đi đường trường thì bỏ tay lên vô lăng hoặc mua hộp tỳ tay.
Em bị mắc lỗi này rồi nhưng mà chạy trong phố gạt số liên tục nên khó bỏ lắm nhiều khi cầm volang 2 tay cứ ngượng ngượng dưng mà em cầm nhẹ lắm trượt 1 cái là sang 2 vô lăng dài, trắng bên cạnh ngay he he
 

tuxedo89

Đi bộ
Biển số
OF-104771
Ngày cấp bằng
3/7/11
Số km
2
Động cơ
395,920 Mã lực
Một việc rất đơn giản mà nhiều cụ lái xe số tay hay bị mắc là dùng tay số để làm nơi nghỉ tay. Khi để tay nghỉ trên cần số, nó sẽ tạo một lực ấn vào theo một chiều nào đó và có thể làm mòn các bộ phận. Khi sang số xong thì bỏ tay ra khỏi cần. Nếu phải sang liên tục thì ko nên nắm chặt cần số. Như em là chỉ gạt bằng mấy ngòn tay thôi chứ ko bao giờ nắm chặt bằng cả 5 ngón tay cả. Đi đường trường thì bỏ tay lên vô lăng hoặc mua hộp tỳ tay.
uhm, nhưng bác biết không xe em đang học lái là xe vinaxuki của tàu. mà cần số mà không nắm cả bàn tay vào thì có mà di chuyển được. chỉ về xe nhà mình thui.hì hì
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,872
Động cơ
576,110 Mã lực
uhm, nhưng bác biết không xe em đang học lái là xe vinaxuki của tàu. mà cần số mà không nắm cả bàn tay vào thì có mà di chuyển được. chỉ về xe nhà mình thui.hì hì
Theo em 90% cần số xe con chỉ cần dùng 1 ngón tay để gạt, nhất là số 3 với số 4 búng 1 cái là xong. Mấy lần cắt côn chậm em phát hiện ra là nếu đồng tốc thì từ số Mo vào số 3 hoặc số 4 không cần cắt côn vẫn vào được, ngọt bình thường.
 

kelint

Xe hơi
Biển số
OF-92681
Ngày cấp bằng
23/4/11
Số km
103
Động cơ
404,130 Mã lực
Một sai lầm nữa mà ngay cả các giáo viên dạy lái xe cũng thường mắc phải, là để tránh chết máy khi phanh, họ đạp chân côn (cắt ly hợp) trước khi phanh. Thao tác này nguy hiểm vì nó tước đi của lái xe khả năng xử lý tình huống bất ngờ. Thật ra, cần phải làm ngược lại, đầu tiên là phanh, khi xe gần dừng hẳn mới đạp côn, về số 0.
cái này tùy thấy dạy thôi..em học ở C500 thầy bảo đi nhành thì cứ đạp phanh còn côn thì đạp sau dần dần
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,557
Động cơ
446,860 Mã lực
cái này tùy thấy dạy thôi..em học ở C500 thầy bảo đi nhành thì cứ đạp phanh còn côn thì đạp sau dần dần
Một sai lầm nữa mà ngay cả các giáo viên dạy lái xe cũng thường mắc phải, là để tránh chết máy khi phanh, họ đạp chân côn (cắt ly hợp) trước khi phanh. Thao tác này nguy hiểm vì nó tước đi của lái xe khả năng xử lý tình huống bất ngờ. Thật ra, cần phải làm ngược lại, đầu tiên là phanh, khi xe gần dừng hẳn mới đạp côn, về số 0.
Chuẩn ợ
Đúng,trong bất kỳ tình huống nào,luôn luôn là phanh trước rồi mới côn sau!!!
Các ông thầy cứ sợ học viên côn không nhanh chết máy xe nên dạy bậy côn trước.Sau này khi ra trường học viên dễ nhầm lẫn,bối rồi trong khoảng khắc : Côn hay phanh trước đây...& tai nạn trong tích tắc sau đó có thể sảy ra.
 

codate

Xe tăng
Biển số
OF-90832
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
1,289
Động cơ
417,540 Mã lực
Nơi ở
Ghế lái vợ 2
Đúng,trong bất kỳ tình huống nào,luôn luôn là phanh trước rồi mới côn sau!!!
Các ông thầy cứ sợ học viên côn không nhanh chết máy xe nên dạy bậy côn trước.Sau này khi ra trường học viên dễ nhầm lẫn,bối rồi trong khoảng khắc : Côn hay phanh trước đây...& tai nạn trong tích tắc sau đó có thể sảy ra.
Mợ sai rồi, đúng là trong hầu hết các tình huống thì đều là phanh trước côn sau. Nhưng nếu tốc độ <15km/h thì phải côn trước phanh sau hoặc làm 2 điều đó gần như là cùng lúc nếu ko thì chết máy chắc luôn. Cái này là kinh nghiệm của từng lái xe và cảm nhận về tốc độ cũng như thao tác lái xe thôi. K thể áp dụng 1 cách thức cho mọi tình huống được
 
Chỉnh sửa cuối:

Hien_Matiz

Xe buýt
Biển số
OF-109320
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
643
Động cơ
396,392 Mã lực
Tuổi
49
Vụ phanh trước - côn sau hay ngược lại ..
Còn tùy thuộc vào hoàn cảnh đi, nếu đi đường trường thoáng với tốc độ trên 20km thì đương nhiên phải phanh trước - côn sau.
Còn nếu đi ở đường phố HN lúc tan tầm thì, nếu phanh trước - côn sau ... xe sẽ giật cục và thường xuyên chết máy.
Đi ở đường HN, nhích tí một ... mình lại dùng biện pháp ấn nhả côn thường xuyên để xe bon từ từ và chỉ phanh khi sắp cắn đuôi xe trước.
 

multicast

Xe đạp
Biển số
OF-110138
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
10
Động cơ
390,900 Mã lực
Nơi ở
ATK
Đúng,trong bất kỳ tình huống nào,luôn luôn là phanh trước rồi mới côn sau!!!
Các ông thầy cứ sợ học viên côn không nhanh chết máy xe nên dạy bậy côn trước.Sau này khi ra trường học viên dễ nhầm lẫn,bối rồi trong khoảng khắc : Côn hay phanh trước đây...& tai nạn trong tích tắc sau đó có thể sảy ra.
Các thày dạy học trò côn trước rồi phanh sau vì khi học viên bò bãi toàn bắt đi số 1, không côn trước thì chết máy liền, còn ở tốc độ lớn hơn, thông thường khi chạy số 3 trở lên thì sẽ phanh trước côn sau. Còn trong những tình huống cụ thể thì cảm thấy cần phanh thì sẽ phanh trước hoặc côn trước chứ không phải máy móc rập khuôn làm gì.
 

Thái Phượt

Xe tăng
Biển số
OF-109945
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
1,491
Động cơ
405,649 Mã lực
Tớ là tài già nhưng tay lái mới(2 năm).từ trước tới nay là đạp côn và phanh cùng lúc,đạp mãi thành quen ko sửa được.Nhưng thói quen đó đã 2,3 lần cứu tớ khỏi tai nạn khi đạp nhầm chân phanh thành chân ga.Nhờ đồng thời đạp côn cắt li hợp nên đạp nhầm máy chỉ gào lên " Ô đạp nhầm rồi ".Lúc mới biết lái theo tôi là " Con xin các bố cứ 2 chân mà đạp cho lành" nhất là đi trong TP
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
7,937
Động cơ
508,645 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Đạp phanh, đến lúc xe gần dừng hẳn nghe máy gằn thì đạp côn tránh chết máy là chuẩn nhất
 

fortress

Xe tải
Biển số
OF-109249
Ngày cấp bằng
16/8/11
Số km
403
Động cơ
395,110 Mã lực
Mợ sai rồi, đúng là trong hầu hết các tình huống thì đều là phanh trước côn sau. Nhưng nếu tốc độ <15km/h thì phải côn trước phanh sau hoặc làm 2 điều đó gần như là cùng lúc nếu ko thì chết máy chắc luôn. Cái này là kinh nghiệm của từng lái xe và cảm nhận về tốc độ cũng như thao tác lái xe thôi. K thể áp dụng 1 cách thức cho mọi tình huống được
Quá chuẩn ợ! Nhiều khi tốc độ chậm phanh gấp tránh thằng đằng trước lại chết máy bị thằng đằng sau cho dồn toa cũng nên. Đã là kỹ năng thì tùy thuộc vào từng người.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,717
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đạp phanh, đến lúc xe gần dừng hẳn nghe máy gằn thì đạp côn tránh chết máy là chuẩn nhất
Nhiều lúc khẩn cấp, chẳng kịp nghe máy đâu cụ, nhoằng cái có thằng tạt đầu là đã phanh rồi, còn đâu mà côn trước với sau !, vậy nên đi chậm là cứ phải chân côn luôn thường trực, nhưng lúc khẩn cấp đó, chết máy lại tai hại hơn.
Nói chung đi số sàn mà còn để chết máy là cũng nên bổ túc thêm tay lái.
 

deongang

Xe buýt
Biển số
OF-16175
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
791
Động cơ
518,800 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Theo em 90% cần số xe con chỉ cần dùng 1 ngón tay để gạt, nhất là số 3 với số 4 búng 1 cái là xong. Mấy lần cắt côn chậm em phát hiện ra là nếu đồng tốc thì từ số Mo vào số 3 hoặc số 4 không cần cắt côn vẫn vào được, ngọt bình thường.
cái này áp dụng cho tất cả các xe có côn, kể cả xe máy cụ ạh
 

chebonmua

Xe buýt
Biển số
OF-9500
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
564
Động cơ
540,530 Mã lực
Đi chậm thì cứ côn trước phanh sau , đi nhanh gặp tình huống "nguy hiểm" thì các cụ cứ phanh dừng hẳn cho em ,những lúc nguy cấp thì khỏi lo vụ chết máy làm gì .
 

chevroletcruz

Xe điện
Biển số
OF-87626
Ngày cấp bằng
6/3/11
Số km
2,077
Động cơ
426,363 Mã lực
Nơi ở
miền gái đẹp
nhiều tình huống mà cuống lx mà quen đạp côn trước phanh sau thì toàn đạp côn, phanh chả thấy sáng. đó là một nguy hai của thói quen
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top