THẢO LUẬN VỀ VITAMIN D _ Phần 1 - TỔNG QUAN VỀ VITAMIN D Ở TRẺ
Chào các cụ mợ, gần đây em cập nhật được nhiều thông tin bổ ích về Vitamin D. Em lập thớt đăng lên đây dành cho ai quan tâm và có thể thảo luận nhé.
Kiến thức tham khảo ở bài này lấy từ nguồn NCBI - website lưu trữ của Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ cập nhật 2011 (những khuyến cáo mới nhất cho đến nay - mới hơn những khuyến cáo đang phổ biến ở VN).
Đối tượng sử dụng ở đây em tập trung vào 0 - 12 tuổi, đối tượng cao hơn cũng rất có lợi nhưng dài quá nên ai quan tâm em sẽ đăng sau ạ.
Tóm tắt bài này:
1. Vitamin D là gì?
2. Vitamin D có nguồn gốc từ đâu?
3. Con chúng ta có đang bị thiếu Vitamin D hay không?
4. Cách để biết con có đang thiếu Vitamin D.
️
1. Vitamin D là gì?
Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, được tổng hợp bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc qua đường thức ăn. Sau đó chuyển hóa thành hormon thông qua Gan và Thận, giúp:
- thúc đẩy quá trình hấp thu calci, phospho tại ruột non, điều hòa nồng độ trong máu.
- Thúc đẩy quá trình hình thành và khoáng hóa xương, phòng ngừa còi xương ở trẻ em, loãng xương và nhuyễn xương ở người trưởng thành (người già).
- Ức chế bài tiết hormon cận giáp.
- Điều hòa miễn dịch (chống nhiễm khuẩn và ức chế miễn dịch thích ứng) và tác dụng chống khối u.
------------
Đọc đoạn này thì đa phần người thường chúng ta khó mà hiểu hết, vậy nên em tóm lại: ““Vitamin D rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển tốt nhất về hệ cơ, xương, và nhiều tác dụng tích cực trên miễn dịch, phòng chống các bệnh lý tim mạch, ung thư…"
2. Vitamin D có thể lấy từ đâu?
Vitamin D có 2 dạng chính là D2 (ergocalciferol) và D3 (cholecalciferol).
2 dạng này khác nhau ở chỗ: D2 là có nguồn gốc từ thực vật. (chỉ có ở nấm), D2 thì không được hấp thu tốt như D3, vì vậy trong hầu hết các khuyến cáo về Vitamin D thì các tổ chức uy tín đều khuyến cáo D3. Thường thì D2 là dành cho người ăn kiêng thôi, vì nó có nguồn gốc thực vật mà.
Vitamin D thì có nhiều ở : cá, thịt bò, trứng, sữa, nấm (nấm là D2).
Chúng ta có thể bổ sung bằng cách ăn uống điều độ các nhóm thực phẩm trên, hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nhưng theo nghiên cứu khoa học của giám đốc viện nghiên cứu Quốc Gia Lê Danh Tuyên thì lượng Vitamin D mà chúng ta bổ sung qua đường ăn uống đang chỉ từ 4 – 20IU/ngày, một con số quá thấp. Chính vì vậy, Vitamin D còn được khuyên nên bổ sung từ các thực phẩm chức năng.
Đây là link nghiên cứu :
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27117844
------------
Tóm tắt : đa số chúng ta có thể bổ sung Vitamin D từ thức ăn và tiếp xúc với ánh nắng, tuy nhiên theo thống kê thì đa phần là không đủ, vì vậy các sản phẩm bổ sung Vitamin D là rất quan trọng.
3. Con chúng ta có đang thiếu D hay không?
Thiếu Vitamin D đang được xem như một ‘dịch bệnh toàn cầu’. Kể cả ở các nước phát triển cũng đang có tình trạng thiếu D. Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu SEANUTS năm 2016, khoảng 50% trẻ em ở Việt Nam độ tuổi từ 0,5 – 12 tuổi đang ở trong tình trạng thiếu Vitamin D.
Đây là link nghiên cứu :
https://search.informit.com.au/documentSummary;dn=208445493691080;res=IELHEA?fbclid=IwAR0wO9LXSXB8Q58Lq7UzURS2sTJ2vJN0uSJFX0ZhGU7wcs1Vg5FO1_2gSwo
️. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CON THIẾU D?
Xét nghiệm máu là cách chính xác nhất để biết bé có bị thiếu D hay không.
Theo khoa học thì các triệu chứng lâm sàng sau thường gặp ở trẻ thiếu D :
• Thần kinh: sớm, cấp tính (mồ hôi trộm, kích thích, khó ngủ, rụng tóc, mụn ngứa ở lưng, ngực)
• Chậm phát triển vận động (lẫy, bò)
• Biểu hiện xương (biến dạng, vòng kiềng, xốp mềm, dễ gãy)
• Cơ – dây chằng: lỏng lẻo, yếu cơ, chuột rút (khi hạ Ca máu nặng)
• Thiếu máu
Nhưng chỉ những bé thiếu nặng mới thể hiện ra như vậy, cho nên tốt nhất hãy để các con được xét kiệm kiểm tra mỗi 6 tháng cho đến khi chắc chắn con đang đủ Vitamin D với chế độ ăn uống, bổ sung hiện tại.
Việc này rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất (đặc biệt là chiều cao tối đa) của con, có thể hình dung đến việc tình trạng đủ Vitamin D tỉ lệ thuận với việc phát triển đạt chiều cao tối đa của con.
--------------------------------
Viết dài khó tránh lủng củng, mong các cụ mợ thông cảm.
Chào các cụ mợ, gần đây em cập nhật được nhiều thông tin bổ ích về Vitamin D. Em lập thớt đăng lên đây dành cho ai quan tâm và có thể thảo luận nhé.
Kiến thức tham khảo ở bài này lấy từ nguồn NCBI - website lưu trữ của Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ cập nhật 2011 (những khuyến cáo mới nhất cho đến nay - mới hơn những khuyến cáo đang phổ biến ở VN).
Đối tượng sử dụng ở đây em tập trung vào 0 - 12 tuổi, đối tượng cao hơn cũng rất có lợi nhưng dài quá nên ai quan tâm em sẽ đăng sau ạ.
Tóm tắt bài này:
1. Vitamin D là gì?
2. Vitamin D có nguồn gốc từ đâu?
3. Con chúng ta có đang bị thiếu Vitamin D hay không?
4. Cách để biết con có đang thiếu Vitamin D.
️
1. Vitamin D là gì?
Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, được tổng hợp bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc qua đường thức ăn. Sau đó chuyển hóa thành hormon thông qua Gan và Thận, giúp:
- thúc đẩy quá trình hấp thu calci, phospho tại ruột non, điều hòa nồng độ trong máu.
- Thúc đẩy quá trình hình thành và khoáng hóa xương, phòng ngừa còi xương ở trẻ em, loãng xương và nhuyễn xương ở người trưởng thành (người già).
- Ức chế bài tiết hormon cận giáp.
- Điều hòa miễn dịch (chống nhiễm khuẩn và ức chế miễn dịch thích ứng) và tác dụng chống khối u.
------------
Đọc đoạn này thì đa phần người thường chúng ta khó mà hiểu hết, vậy nên em tóm lại: ““Vitamin D rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển tốt nhất về hệ cơ, xương, và nhiều tác dụng tích cực trên miễn dịch, phòng chống các bệnh lý tim mạch, ung thư…"
2. Vitamin D có thể lấy từ đâu?
Vitamin D có 2 dạng chính là D2 (ergocalciferol) và D3 (cholecalciferol).
2 dạng này khác nhau ở chỗ: D2 là có nguồn gốc từ thực vật. (chỉ có ở nấm), D2 thì không được hấp thu tốt như D3, vì vậy trong hầu hết các khuyến cáo về Vitamin D thì các tổ chức uy tín đều khuyến cáo D3. Thường thì D2 là dành cho người ăn kiêng thôi, vì nó có nguồn gốc thực vật mà.
Vitamin D thì có nhiều ở : cá, thịt bò, trứng, sữa, nấm (nấm là D2).
Chúng ta có thể bổ sung bằng cách ăn uống điều độ các nhóm thực phẩm trên, hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nhưng theo nghiên cứu khoa học của giám đốc viện nghiên cứu Quốc Gia Lê Danh Tuyên thì lượng Vitamin D mà chúng ta bổ sung qua đường ăn uống đang chỉ từ 4 – 20IU/ngày, một con số quá thấp. Chính vì vậy, Vitamin D còn được khuyên nên bổ sung từ các thực phẩm chức năng.
Đây là link nghiên cứu :
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27117844
------------
Tóm tắt : đa số chúng ta có thể bổ sung Vitamin D từ thức ăn và tiếp xúc với ánh nắng, tuy nhiên theo thống kê thì đa phần là không đủ, vì vậy các sản phẩm bổ sung Vitamin D là rất quan trọng.
3. Con chúng ta có đang thiếu D hay không?
Thiếu Vitamin D đang được xem như một ‘dịch bệnh toàn cầu’. Kể cả ở các nước phát triển cũng đang có tình trạng thiếu D. Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu SEANUTS năm 2016, khoảng 50% trẻ em ở Việt Nam độ tuổi từ 0,5 – 12 tuổi đang ở trong tình trạng thiếu Vitamin D.
Đây là link nghiên cứu :
https://search.informit.com.au/documentSummary;dn=208445493691080;res=IELHEA?fbclid=IwAR0wO9LXSXB8Q58Lq7UzURS2sTJ2vJN0uSJFX0ZhGU7wcs1Vg5FO1_2gSwo
️. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CON THIẾU D?
Xét nghiệm máu là cách chính xác nhất để biết bé có bị thiếu D hay không.
Theo khoa học thì các triệu chứng lâm sàng sau thường gặp ở trẻ thiếu D :
• Thần kinh: sớm, cấp tính (mồ hôi trộm, kích thích, khó ngủ, rụng tóc, mụn ngứa ở lưng, ngực)
• Chậm phát triển vận động (lẫy, bò)
• Biểu hiện xương (biến dạng, vòng kiềng, xốp mềm, dễ gãy)
• Cơ – dây chằng: lỏng lẻo, yếu cơ, chuột rút (khi hạ Ca máu nặng)
• Thiếu máu
Nhưng chỉ những bé thiếu nặng mới thể hiện ra như vậy, cho nên tốt nhất hãy để các con được xét kiệm kiểm tra mỗi 6 tháng cho đến khi chắc chắn con đang đủ Vitamin D với chế độ ăn uống, bổ sung hiện tại.
Việc này rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất (đặc biệt là chiều cao tối đa) của con, có thể hình dung đến việc tình trạng đủ Vitamin D tỉ lệ thuận với việc phát triển đạt chiều cao tối đa của con.
--------------------------------
Viết dài khó tránh lủng củng, mong các cụ mợ thông cảm.