[Funland] Thảo luận về Vitamin D

Hoàng Vũ 2388

Xe buýt
Biển số
OF-308482
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
824
Động cơ
303,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
THẢO LUẬN VỀ VITAMIN D _ Phần 1 - TỔNG QUAN VỀ VITAMIN D Ở TRẺ

Chào các cụ mợ, gần đây em cập nhật được nhiều thông tin bổ ích về Vitamin D. Em lập thớt đăng lên đây dành cho ai quan tâm và có thể thảo luận nhé.
Kiến thức tham khảo ở bài này lấy từ nguồn NCBI - website lưu trữ của Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ cập nhật 2011 (những khuyến cáo mới nhất cho đến nay - mới hơn những khuyến cáo đang phổ biến ở VN).

Đối tượng sử dụng ở đây em tập trung vào 0 - 12 tuổi, đối tượng cao hơn cũng rất có lợi nhưng dài quá nên ai quan tâm em sẽ đăng sau ạ.

Tóm tắt bài này:
1. Vitamin D là gì?
2. Vitamin D có nguồn gốc từ đâu?
3. Con chúng ta có đang bị thiếu Vitamin D hay không?
4. Cách để biết con có đang thiếu Vitamin D.


1. Vitamin D là gì?

Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, được tổng hợp bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc qua đường thức ăn. Sau đó chuyển hóa thành hormon thông qua Gan và Thận, giúp:

- thúc đẩy quá trình hấp thu calci, phospho tại ruột non, điều hòa nồng độ trong máu.
- Thúc đẩy quá trình hình thành và khoáng hóa xương, phòng ngừa còi xương ở trẻ em, loãng xương và nhuyễn xương ở người trưởng thành (người già).
- Ức chế bài tiết hormon cận giáp.
- Điều hòa miễn dịch (chống nhiễm khuẩn và ức chế miễn dịch thích ứng) và tác dụng chống khối u.

------------
Đọc đoạn này thì đa phần người thường chúng ta khó mà hiểu hết, vậy nên em tóm lại: ““Vitamin D rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển tốt nhất về hệ cơ, xương, và nhiều tác dụng tích cực trên miễn dịch, phòng chống các bệnh lý tim mạch, ung thư…"

2. Vitamin D có thể lấy từ đâu?

Vitamin D có 2 dạng chính là D2 (ergocalciferol) và D3 (cholecalciferol).

2 dạng này khác nhau ở chỗ: D2 là có nguồn gốc từ thực vật. (chỉ có ở nấm), D2 thì không được hấp thu tốt như D3, vì vậy trong hầu hết các khuyến cáo về Vitamin D thì các tổ chức uy tín đều khuyến cáo D3. Thường thì D2 là dành cho người ăn kiêng thôi, vì nó có nguồn gốc thực vật mà.

Vitamin D thì có nhiều ở : cá, thịt bò, trứng, sữa, nấm (nấm là D2).

Chúng ta có thể bổ sung bằng cách ăn uống điều độ các nhóm thực phẩm trên, hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nhưng theo nghiên cứu khoa học của giám đốc viện nghiên cứu Quốc Gia Lê Danh Tuyên thì lượng Vitamin D mà chúng ta bổ sung qua đường ăn uống đang chỉ từ 4 – 20IU/ngày, một con số quá thấp. Chính vì vậy, Vitamin D còn được khuyên nên bổ sung từ các thực phẩm chức năng.
Đây là link nghiên cứu :
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27117844
------------
Tóm tắt : đa số chúng ta có thể bổ sung Vitamin D từ thức ăn và tiếp xúc với ánh nắng, tuy nhiên theo thống kê thì đa phần là không đủ, vì vậy các sản phẩm bổ sung Vitamin D là rất quan trọng.

3. Con chúng ta có đang thiếu D hay không?

Thiếu Vitamin D đang được xem như một ‘dịch bệnh toàn cầu’. Kể cả ở các nước phát triển cũng đang có tình trạng thiếu D. Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu SEANUTS năm 2016, khoảng 50% trẻ em ở Việt Nam độ tuổi từ 0,5 – 12 tuổi đang ở trong tình trạng thiếu Vitamin D.

Đây là link nghiên cứu :
https://search.informit.com.au/documentSummary;dn=208445493691080;res=IELHEA?fbclid=IwAR0wO9LXSXB8Q58Lq7UzURS2sTJ2vJN0uSJFX0ZhGU7wcs1Vg5FO1_2gSwo

️. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CON THIẾU D?

Xét nghiệm máu là cách chính xác nhất để biết bé có bị thiếu D hay không.
Theo khoa học thì các triệu chứng lâm sàng sau thường gặp ở trẻ thiếu D :
• Thần kinh: sớm, cấp tính (mồ hôi trộm, kích thích, khó ngủ, rụng tóc, mụn ngứa ở lưng, ngực)
• Chậm phát triển vận động (lẫy, bò)
• Biểu hiện xương (biến dạng, vòng kiềng, xốp mềm, dễ gãy)
• Cơ – dây chằng: lỏng lẻo, yếu cơ, chuột rút (khi hạ Ca máu nặng)
• Thiếu máu

Nhưng chỉ những bé thiếu nặng mới thể hiện ra như vậy, cho nên tốt nhất hãy để các con được xét kiệm kiểm tra mỗi 6 tháng cho đến khi chắc chắn con đang đủ Vitamin D với chế độ ăn uống, bổ sung hiện tại.

Việc này rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất (đặc biệt là chiều cao tối đa) của con, có thể hình dung đến việc tình trạng đủ Vitamin D tỉ lệ thuận với việc phát triển đạt chiều cao tối đa của con.

--------------------------------
Viết dài khó tránh lủng củng, mong các cụ mợ thông cảm.
 

Hoàng Vũ 2388

Xe buýt
Biển số
OF-308482
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
824
Động cơ
303,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
THẢO LUẬN VỀ VITAMIN D _ Phần 2 - BỔ SUNG 400 IU/NGÀY LÀ QUÁ ÍT.

Đa số chúng ta vẫn nghĩ 400 IU/ngày là đủ - Đó chính là nguyên nhân khoảng 50% trẻ em Việt Nam bị thiếu D – và cũng suy nghĩ này khiến cơ thể các con không thể phát triển đạt đỉnh.

Mọi người đều nói rằng: Tôi đang bổ sung liều hàng ngày D3 cho con, ngày nào tôi cũng dùng cho con đều đặn, thế là đủ rồi.

Nếu bạn đang có suy nghĩ như vậy, bạn nên thay đổi ngay lập tức sau khi đọc bài này. Bởi vì nếu con của bạn nằm trong 50% trẻ bị thiếu D tại Việt Nam, vẫn kiên trì 400 IU/ngày con sẽ rất khó đưa con thoát khỏi tình trạng thiếu D.

====================
1. Cập nhật thông tin mới.

Nói đến đây có một kiến thức cần được cập nhật ngay đó là:
400 IU/ngày – chỉ là liều TỐI THIỂU để dự phòng dành cho những trẻ bình thường ở giai đoạn từ 0 – 1 tuổi đang không bị thiếu D. Còn ở trẻ bị thiếu D, liều này là quá thấp, chưa thể giúp các con trở về trạng thái bình thường.

Đó chính là lý do mà nhiều mẹ hay than trên group là: em có dùng D hàng ngày cho con, nhưng con em vẫn ngủ hay giật mình, rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm, chậm mọc răng, hoặc mãi chả biết lẫy…

Theo những số liệu mới nhất:
- Liều dự phòng do Hội Nội Tiết Hoa Kỳ khuyến cáo và được cả Thế Giới đồng thuận là từ 400 – 1000 IU/ngày ở trẻ 0 – 1 tuổi, 600 – 1000 IU/ngày ở trẻ 1 – 18 tuổi.
- Bộ Y Tế Việt Nam khuyến cáo: liều hàng ngày ở trẻ từ 0 – 6 tháng là 200 – 1000 IU/ngày, 200 – 3000 IU/ngày ở trẻ 4 – 8 tuổi.

Ở trẻ đang thiếu Vitamin D, cần bổ sung 50.000 IU/tuần trong 6 tuần mới có khả năng đưa con thoát khỏi tình trạng thiếu Vitamin D.

Đây là link khuyến cáo mới nhất về Vitamin D của Hội Nội Tiết Hoa Kỳ:
https://academic.oup.com/jcem/article/96/7/1911/2833671

====================
2. Làm gì để giảm nguy cơ thiếu D.

Quay trở lại vấn đề: Vậy làm thế nào để loại bỏ nguy cơ thiếu Vitamin D cho con?

*** Với những trẻ có biểu hiện rõ ràng:

B1: Gia đình hãy lập tức cho con xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ 25-(OH)D
B2: Đối chiếu với bảng tiêu chuẩn nồng độ 25-(OH)D trong máu của Bộ Y Tế Việt Nam để biết xem bé nhà mình đang thiếu trầm trọng hay không (ảnh kèm)
B3: Sử dụng tăng liều D3 theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam hoặc Hội Nội Tiết Hoa Kỳ theo thời gian quy định – sau đó tiếp tục xét nghiệm để xem con đã trở về trạng thái đủ hay chưa – đến khi con không thiếu (ảnh kèm).

*** Còn ở những trẻ không có biểu hiện rõ ràng thì sao?

Hãy bắt đầu bằng việc hiểu đúng về khuyến cáo bổ sung Vitamin D hiện tại của Bộ Y Tế Việt Nam:

- 400 IU/ngày chỉ là liều tối thiểu để dự phòng ở những trẻ không bị thiếu D.

Nếu bạn không chắc bé có đang đạt trạng thái đủ Vitamin D hay chưa (20-100 ng/ml), hãy để bé được bổ sung nhiều hơn, tiến sát đến mức dung nạp tối đa/ngày như Bộ Y Tế Việt Nam quy định (lên đến 3000 IU/ngày ở trẻ từ 4 tuổi).

====================
3. Kết luận:


1. 400 IU/ngày, liều dùng mà đa số các bà mẹ vẫn cho con sử dụng hiện nay chỉ là liều tối thiểu để dự phòng ở những trẻ không bị thiếu D. Liều này là quá thấp và rất khó để đưa 1 em bé đang chưa đủ Vitamin D3 trở về trạng thái đủ Vitamin D3.

2. Nếu bạn chỉ đang sử dụng cho con 400 IU/ngày nghĩa là bé vẫn chưa hết nguy cơ bị thiếu D. Hãy nâng liều hàng ngày cho con (theo bảng khuyến cáo - ảnh kèm), tiến sát đến ngưỡng dung nạp hàng ngày theo độ tuổi của con.
 

Hoàng Vũ 2388

Xe buýt
Biển số
OF-308482
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
824
Động cơ
303,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em tạm đăng 2 bài xem có cụ mợ nào quan tâm thì em đăng tiếp ...
cảm ơn các cụ mợ đã đọc.
 

Hoàng Vũ 2388

Xe buýt
Biển số
OF-308482
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
824
Động cơ
303,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em quan tâm cụ ạ! Cảm ơn cụ nhiều!
Cảm ơn 2 cụ, 2 cụ có câu hỏi gì xung quanh cứ để lại cho em nhé, cũng là cơ hội để em tìm hiểu thêm ạ.

Em tiếp phần 3:

THẢO LUẬN VỀ VITAMIN D _ Phần 3

Do sau phần 1 và phần 2, em nhận được nhiều phản hồi về việc chỉ nên dùng 400/ngày thôi, dùng nhiều hơn bị quá liều thì rất nguy hiểm, cho nên phần 3 này em chia sẻ về việc khi nào thì bị thừa, cụ mợ nào nghĩ có khả năng thừa thì em có thể khẳng định: rất khó thừa ạ.

KHI NÀO THÌ CÓ NGUY CƠ THỪA VITAMIN D?

Chúng ta luôn có cùng mối quan tâm – đó là làm sao để con phát triển tốt nhất. Vậy nên bài viết này sẽ hướng dẫn cách để con chúng ta giảm tối đa nguy cơ bị thiếu D. Tương tự như 2 bài trước, tất cả các thông tin trong bài viết đều trích dẫn từ các tài liệu khoa học mới nhất của Cơ Quan Y Tế Châu Âu (EMA) và Hội Nội Tiết Hoa Kỳ.

====================
Hiểu được thế nào là thừa sẽ giúp chúng ta bổ sung Vitamin D cho con một cách tốt nhất.

----------
1. Liều bao nhiêu thì có nguy cơ thừa?
Những số liệu từ năm 1997 đăng tải trên NCBI (website thuộc Thư Viện Y Khoa Quốc Gia Hoa Kỳ) cho rằng nếu bổ sung quá 2.000 IU/ngày trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị quá liều. Tuy nhiên, đó là số liệu đã cũ, trong năm 2011, chính NCBI đã đưa thông báo mới về ngưỡng bổ sung D3. Theo đó thì: có nguy cơ thừa nếu người dùng bổ sung thường xuyên 10.000 IU/ngày – trong 1 thời gian dài.

----------
2. Khi nào thì thừa? Thời gian dài là bao lâu?

Khi nào thì thừa?

Hãy tìm hiểu 1 chút về 25(OH)D: đây là chất chuyển hóa đặc trưng của vitamin D được đo nồng độ trong huyết thanh để xác định tình trạng vitamin D của một người. Khi nồng độ 25(OH)D đo được là >20 ng/ml thì có nghĩa là bạn ở mức không thiếu D, còn ngưỡng an toàn là từ 20 - 100 ng/mL. Bạn chỉ có nguy cơ thừa D khi chỉ số vượt quá 100 ng/ml.





Hãy nhìn vào con số thực tế vừa được nghiên cứu vào năm 2016 tại Việt Nam, có đến 50% số trẻ em <18 tuổi đang ở mức thiếu hụt Vitamin D, tức < 20 ng/ml.

Thời gian dài là bao lâu?

Theo khuyến cáo điều trị của Hội Nội Tiết Hoa Kỳ, bạn cần khoảng 6 tuần sử dụng liên tục 50.000IU/tuần (tương đương khoảng 7.000 IU/ngày) để đạt được kết quả là đưa nồng độ 25(OH)D về đạt mức 20 – 30 ng/ml.

Tức là: Sử dụng khoảng 7.000 Iu/ngày trong 6 tuần mới có thể đưa mức 25(OH)D từ < 20 ng/ml trở về mức 20 - 30 ng/ml.

Trong khi ngưỡng an toàn là <100 ng/ml. Vậy, mọi người chưa nên quá lo lắng đến các bất lợi khi thừa D, thực sự rất khó để chúng ta đạt mức thừa D này nếu chỉ dùng liều hàng ngày như hiện tại.

Hãy tự tin tăng liều Vitamin D dự phòng hàng ngày - theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam. (ảnh kèm)

====================
Tài liệu tham khảo:
Đây là link khuyến cáo mới nhất về Vitamin D của Hội Nội Tiết Hoa Kỳ:
https://academic.oup.com/jcem/article/96/7/1911/2833671
Nghiên cứu mới nhất về bổ sung Vitamin D thế nào thì quá liều:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3046611/#

====================
Vậy biết được những kiến thức này, mình xin khẳng định lại những gì đã nói ở bài thảo luận trước:

1. 400 IU/ngày, liều dùng mà đa số các bà mẹ vẫn cho con sử dụng hiện nay chỉ là liều tối thiểu để dự phòng ở những trẻ không bị thiếu D. Liều này là quá thấp và rất khó để đưa 1 em bé đang chưa đủ Vitamin D3 trở về trạng thái đủ Vitamin D3.

2. Nếu bạn chỉ đang sử dụng cho con 400 IU/ngày nghĩa là bé vẫn chưa hết nguy cơ bị thiếu D. Hãy nâng liều hàng ngày cho con (theo bảng khuyến cáo - ảnh kèm), tiến sát đến ngưỡng dung nạp hàng ngày theo độ tuổi của con.

Kết luận của bài này:

Rất khó để bị rơi vào tình trạng thừa D, tuy nhiên lại rất dễ bị thiếu D nếu sử dụng liều hàng ngày mà quên sót… Vì vậy hãy tăng liều cho con ngay lập tức - theo khuyến cáo của Bộ Y Tế - để góp phần đẩy lùi "bệnh dịch" thiếu Vitamin D ở trẻ em Việt Nam.
=> Rất khó để bổ sung D3 quá liều.


Đây là bảng tiêu chuẩn bổ sung Vitamin D theo Hội Nội Tiết Hoa Kỳ và Bộ Y Tế Việt Nam


------------------------------------
Nếu các cụ mợ có các câu hỏi xung quanh, cứ để lại đây ạ, sẽ dễ hơn để em viết tiếp phần 4.
Cảm ơn đã đọc bài ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

STARIUS

Xe buýt
Biển số
OF-48814
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
933
Động cơ
443,061 Mã lực
Uống D3 vào thời gian nào là tốt nhất cụ? Trước ăn hay sau ăn?
 

Hoàng Vũ 2388

Xe buýt
Biển số
OF-308482
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
824
Động cơ
303,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Uống D3 vào thời gian nào là tốt nhất cụ? Trước ăn hay sau ăn?
tùy loại cụ nhé, nhưng đa phần đều hấp thu tốt nhất nếu sử dụng cùng trong bữa ăn.
cụ nên dùng buổi sáng vì nhiều loại gây căng thẳng, khó ngủ, ko nên dùng vào buổi tối.
 

thelars

Xe hơi
Biển số
OF-384465
Ngày cấp bằng
27/9/15
Số km
193
Động cơ
243,130 Mã lực
Nơi ở
Where I lay my head is home
Uống D3 vào thời gian nào là tốt nhất cụ? Trước ăn hay sau ăn?
D3 uống tốt nhất vào sáng sớm cụ ạ. Mỗi ngày 1 đến 2 giọt ( e dùng loại của Pediakids ) đều đều cho cu con nhà em.
Xong chịu khó cho nó lên sân thượng phơi nắng sớm, sẽ rất tốt cho trẻ em lúc mới sinh, giảm thiểu vàng da sinh lý đấy cụ ợ.
Bsy khuyến cáo là cho trẻ uống đến khi 18 tháng tuổi cơ cụ ạ.
 

Hoàng Vũ 2388

Xe buýt
Biển số
OF-308482
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
824
Động cơ
303,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
D3 uống tốt nhất vào sáng sớm cụ ạ. Mỗi ngày 1 đến 2 giọt ( e dùng loại của Pediakids ) đều đều cho cu con nhà em.
Xong chịu khó cho nó lên sân thượng phơi nắng sớm, sẽ rất tốt cho trẻ em lúc mới sinh, giảm thiểu vàng da sinh lý đấy cụ ợ.
Bsy khuyến cáo là cho trẻ uống đến khi 18 tháng tuổi cơ cụ ạ.
18 tháng hơi ít cụ ạ, D3 rất quan trọng cho hệ cơ xương của con, cụ nên bổ sung đến 18 tuổi - em có tài liệu khuyến cáo uy tín nếu cụ cần em gửi.
Ngoài trẻ em thì phụ nữ cũng là đối tượng thiếu D - 46% phụ nữ ở Việt Nam đang thiếu D, nên các chị em cũng rất nên bổ sung hàng ngày, hoặc liều cao hàng tháng để giảm nguy cơ loãng xương và tăng đề kháng.
 

thelars

Xe hơi
Biển số
OF-384465
Ngày cấp bằng
27/9/15
Số km
193
Động cơ
243,130 Mã lực
Nơi ở
Where I lay my head is home
18 tháng hơi ít cụ ạ, D3 rất quan trọng cho hệ cơ xương của con, cụ nên bổ sung đến 18 tuổi - em có tài liệu khuyến cáo uy tín nếu cụ cần em gửi.
Ngoài trẻ em thì phụ nữ cũng là đối tượng thiếu D - 46% phụ nữ ở Việt Nam đang thiếu D, nên các chị em cũng rất nên bổ sung hàng ngày, hoặc liều cao hàng tháng để giảm nguy cơ loãng xương và tăng đề kháng.
Thực ra sau 18 tháng tuổi con trẻ nó ăn uống thức ăn nó hấp thụ vào cơ thể cũng có vitamin rồi nên về sau ko cần bổ sung ngoài nữa cụ ạ. Dư thừa cũng ko hại gì.
 

Hoàng Vũ 2388

Xe buýt
Biển số
OF-308482
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
824
Động cơ
303,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thực ra sau 18 tháng tuổi con trẻ nó ăn uống thức ăn nó hấp thụ vào cơ thể cũng có vitamin rồi nên về sau ko cần bổ sung ngoài nữa cụ ạ. Dư thừa cũng ko hại gì.
Vâng, trước e cũng nghĩ thế, nhưng theo tài liệu e tìm đc thì viện dinh dưỡng Việt Nam nghiên cứu chỉ ra lượng d hàng ngày mỗi người bổ sung qua đường ăn uống là chưa đến 20iu/ ngày. Và lại thêm cái thống kê 50% trẻ từ 0-12 tuổi ở Việt Nam đang thiếu d, nên bổ sung cho chắc cụ ah.
 

Demon Sign

Xe đạp
Biển số
OF-356214
Ngày cấp bằng
2/3/15
Số km
36
Động cơ
262,500 Mã lực
Em đang cho thằng cu ngày 2 giọt D3 thấy đỡ vàng da hẳn

Được gửi từ iPhone - Otofun
 

Hoàng Vũ 2388

Xe buýt
Biển số
OF-308482
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
824
Động cơ
303,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

laichamchetcham

Xe buýt
Biển số
OF-345883
Ngày cấp bằng
8/12/14
Số km
503
Động cơ
275,416 Mã lực
Nơi ở
hanoi
Chà, bài viết của cụ hay quá. Em hai đứa rồi mà vẫn không rõ con có thiếu Vitamin D không
 

Hoàng Vũ 2388

Xe buýt
Biển số
OF-308482
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
824
Động cơ
303,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chà, bài viết của cụ hay quá. Em hai đứa rồi mà vẫn không rõ con có thiếu Vitamin D không
cảm ơn cụ, cụ ở HN thì alo lên melatec, đặt cái xét nghiệm cho cả gia đình.
D rất quan trọng cho cả đề kháng nữa chứ ko riêng hệ cơ xương.
Còn nếu ko muốn xét nghiệm thì cứ thấy ở trong nhóm đối tượng nguy cơ thiếu cao là cụ bổ sung hàng ngày thôi.
Các nhóm có nguy cơ cao là trẻ từ 0 - 18 tuổi, toàn bộ các chị em phụ nữ & người già. (trẻ em 50%, phụ nữ 46% thiếu D)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top